Làm gì khi trẻ mộng du?

VnExpressVnExpress07/03/2024


Con tôi 8 tuổi, tối ngủ có biểu hiện mộng du, đi lại, cười khóc, nói chuyện một mình, có nên đánh thức bé lúc đang mộng du. Tình trạng này nguy hiểm thế nào? (Thu Hằng, TP HCM)

Trả lời:

Mộng du là dạng rối loạn giấc ngủ, tâm thần kinh, trong đó người bệnh thực hiện các hành động đi lại, nói, hét lên khi đang ngủ. Mộng du thường diễn ra sau khi người bệnh chìm vào giấc ngủ 1-2 giờ.

Người mộng du thường không nhớ những gì họ đã làm trong lúc mộng du. Người bệnh có thể nói chuyện, đi dạo, ăn uống, lái xe hoặc thực hiện các hành động khác trong khi vẫn đang ngủ. Khi mộng du, người bệnh thường mở mắt, trông như đang thức nhưng thực tế vẫn còn ngủ.

Khi nghi ngờ trẻ mộng du, phụ huynh cần giữ bình tĩnh, không thể hiện cảm xúc cá nhân khiến người bị mộng du khó chịu hoặc hoảng loạn. Không cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm người bệnh bối rối, mất phương hướng hoặc trở nên kích động.

Bác sĩ khám cho một người bệnh có dấu hiệu mộng du.

Bác sĩ khám cho một người bệnh có dấu hiệu mộng du. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cần đảm bảo an toàn cho người bị mộng du khi di chuyển vì hành động có thể xảy ra nguy hiểm. Nhiều trường hợp tự mở cửa sổ, trèo ra ban công hoặc dùng dao cắt thức ăn mà không ý thức được việc đang làm. Người xung quanh cần thu dọn các vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm xung quanh, đóng chặt cửa, nhẹ nhàng dắt người đang mộng du về giường ngủ.

Bệnh mộng du thường không gây nguy hiểm nhiều cho người mắc phải. Tuy nhiên, mộng du có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, tăng nguy cơ chấn thương như ngã cầu thang hoặc ra khỏi nhà, va chạm với các phương tiện lưu thông trên đường. Mộng du làm gián đoạn giấc ngủ có thể gây mệt mỏi, mất tập trung vào ngày hôm sau. Người bệnh buồn ngủ, uể oải, kiệt sức. Lo lắng về việc đi lại trong lúc ngủ và các hậu quả khác có thể khiến người bệnh stress và cảm giác tiêu cực.

Nếu tình trạng mộng du của con bạn diễn ra thường xuyên, kéo dài, bạn nên đưa con đến chuyên khoa thần kinh để được khám và điều trị kịp thời.

BS.CKI Nguyễn Phương Trang
Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp


Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available