Là vùng đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện là “bầu sữa” mẹ nuôi sống gần 100.000 cư dân quanh vùng theo nghề chài lưới.
ừ một vùng hiểm địa gây khiếp sợ với: “Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”, nhưng nay, vùng đất ấy đã mang nhiều đổi thay, được miêu tả rõ nét trong Địa chí Thừa Thiên Huế là “… một trong những số ít lãnh thổ nước ta có cảnh quan thiên nhiên lẫn nhân tạo đa dạng, độc đáo, hấp dẫn và thơ mộng…”
Dong thuyền lênh đênh trên Phá Tam Giang, sẽ không khó để gặp những người thủy diện, cách gọi khác là dân vạn đò, trong những chuyến xuôi ngược mưu sinh.
Họ là những người theo đuôi con cá, bởi theo nghề đánh bắt nên ở đâu có cá thì dong thuyền theo. Người thủy diện có một phần là cư dân tiền trú, bản địa, một phần là lưu dân từ nơi khác đến, với đủ loại thành phần.
Ngược dòng lịch sử, trước thời Tự Đức (1829-1883), người thủy diện ở Phá Tam Giang có một bộ phận chưa được xã hội coi trọng và thừa nhận.
Cho đến khi có một nhân vật tên là Hoàng Hữu Thường (1837 – 1888) – một người thủy diện, được ăn học, sau thành tài, đỗ tiến sĩ, kinh qua các chức vụ Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Binh, cũng bởi xuất thân là con nhà chài lưới, hiểu đời sống người thủy diện nên ông đã xin triều đình biên chế người thủy diện vào một tổng, gọi là tổng Võng Nhi gồm 13 làng trên mặt nước của vùng phá Tam Giang.
Nguồn:https://www.facebook.com/photo/?fbid=767314228843069&set=pcb.767314275509731