Về tên gọi “tò he”, có thể là do trước đây một số người hay nặn bột hình chiếc kèn tò te để thu hút sự chú ý của khách.
Lâu dần, tiếng tò te từ chiếc kèn trở nên quen thuộc, gắn liền với những người nặn con giống, và được gọi chệch thành “tò he”.
Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, 1 phần nếp, trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt.
Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh lá. Còn về nước màu, những nghệ nhân lâu năm của làng Xuân La vẫn luôn muốn dùng các màu tự nhiên, chủ yếu được chế từ các loại lá cây hay rau củ ăn được. Ví dụ như màu đỏ có thể được lấy từ quả gấc, màu vàng chiết từ củ nghệ, còn lá tràm, lá riềng sẽ tạo ra màu xanh...
Tạp chí Heritage
Bình luận (0)