Chuyện xưa truyền lại rằng - ông tổ làng nghề Nguyễn Công Huệ Vào thế kỷ thứ XV, khi còn nhỏ đã có biệt tài làm các con giống ngộ nghĩnh bằng các vật dụng có sẵn trong vườn nhà.
Những gốc tre gai góc, những gốc mít xù xì đục đẽo thành hình long, ly, quy, phượng. Những củ chuối, gốc sắn cái sơ mướp, gáo dừa... được uốn tỉa thành ông Bụt, ông phỗng...
Giặc Minh xâm chiếm nước ta, bắt dân ta, những người tài giỏi nước ta sang làm khổ sai, trong đó có Nguyễn Công Huệ. 10 năm nơi xứ người, ông học nghề, rèn tay nghề trở về làng xưa, truyền lại cho dân làng 4 nghề học được - điêu khắc gỗ, sơn mài, dệt vải và châm cứu bằng lá ngải.
Những đời sau nối tiếp có các nghệ nhân như Tô Phú Vượng, Tô Phú Luật, Hoàng Đình Ức… được phong tặng những danh hiệu cao quý làm rạng ngời làng nghề Bảo Hà.
Con cháu Bảo Hà tự hào về ông cha mình, về làng quê mình đã truyền nhau phát triển nghề truyền thống. Từ đây, lại nối tiếp những nghệ nhân điêu khắc, nghệ nhân sơn mài để đến nay làng nghề Bảo Hà được ghi danh là “Làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ – sơn mài”.
Tạp chí Heritage
Bình luận (0)