Trong đó, đặc sắc nhất có thể kể đến là vùng sinh thái Tây Nguyên, một trung tâm đa dạng sinh học lớn và chứa đựng rất nhiều loài sinh vật đặc hữu!
Tây Nguyên có nhiều hệ sinh thái như: rừng lá rộng thường xanh và bán thường xanh, trảng cỏ, đất ngập nước, rừng khộp và rừng cây lá kim...
Trong đó, rừng khộp và rừng cây lá kim là loại hình chỉ duy nhất xuất hiện với diện tích lớn ở Tây Nguyên.
Trong số 5 Vườn Quốc gia ở đây thì Yok Đôn (thuộc tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk) là nơi có sinh cảnh rừng khộp lớn nhất.
Tại đây có nhiều loài động thực vật phong phú và đa dạng, thích nghi với kiểu khí hậu hai mùa mưa nắng.
Vào khoảng tháng 3 đến tháng 10, mùa mưa ở đây làm cho cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái, nhiều trảng cỏ xanh mướt xuất hiện, nhiều ao hồ ngập nước, các loài thủy sinh từ sông Serepok cũng đua nhau vào đẻ trứng và nuôi dưỡng con non.
Đây là thời điểm lý tưởng cho nhiều loài chim thú đến săn mồi. Trên các bàu nước nhỏ rải rác trong rừng, dễ dàng bắt gặp các loài chim như cò, vạc, bói cá, đại bàng vây quanh để săn cá.
Một số loài chim ăn thịt cũng đến đây để săn bắt các loài chim nhỏ, thú ăn cá, các sinh vật đến đây để uống nước.
Tạp chí Heritage
Bình luận (0)