Khám phá "Vương quốc gốm đỏ" trăm tuổi Mang Thít ở Vĩnh Long

Huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là nơi tập trung của khối di sản nghề gạch, ngói truyền thống có tuổi đời cả trăm năm nổi danh khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu đi ghe dọc theo kênh Thầy Cai, xã Mỹ Phước sẽ thấy hai bên nhấp nhô những lò gạch có hình dạng giống như quả trứng khổng lồ màu đỏ cam vươn lên trời xanh, soi bóng mặt nước. Nhìn từ trên cao sẽ thấy các lò gạch tròn được ôm ấp bởi ruộng vườn hoa trái trù phú. Toàn bộ không gian được tô điểm bằng những chiếc ghe qua lại, vẽ những đường rẻ quạt duyên dáng trên mặt nước.

HeritageHeritage25/02/2025

Không có mô tả ảnh.

Có thể từ Hà Nội đáp chuyến bay của Vietnam Airlines tới Cần Thơ, từ sân bay thuê xe đi tiếp quãng đường 50km là đến huyện Mang Thít, Vĩnh Long, hoặc đi đường cao tốc khoảng 150km từ TP.Hồ Chí Minh.

Không có mô tả ảnh.

Vẻ đẹp của “vương quốc đỏ” Mang Thít là sự cộng hưởng giữa hình dáng và cấu trúc những chiếc lò tròn độc đáo và cảnh quan sông nước miệt vườn hữu tình của miền Tây.

Không có mô tả ảnh.

Chú Tám Thanh, 70 tuổi, ở ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước, kể rằng nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long khởi nguồn từ những người gốc Hoa đến đây vào khoảng 100 năm trước, nguyên do có lẽ bắt nguồn từ đất sét – nguyên liệu chính dùng làm gạch, ngói ở đây chất lượng rất tốt.

Không có mô tả ảnh.

Có thể, vì vậy mà ở khu vực dọc hạ lưu sông Mekong, khu vực Mang Thít tụ lại nhiều lò gạch nhất. Các vùng khác như Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ cũng có rải rác nhưng quy mô chỉ vài chục cho đến 200 lò.

Không có mô tả ảnh.

Bí quyết nghề làm gạch, ngói được truyền tay, truyền miệng qua nhiều thế hệ, giúp làm giàu cho các gia đình ở Mang Thít và tạo việc làm cho nhiều người đến từ các tỉnh khác. Những năm 1990, số lò gạch ở Mang Thít mở ra đến gần 3.000 lò, tập trung nhiều ở khu vực 04 xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, tạo nên cảnh quan ấn tượng.

Không có mô tả ảnh.

Tuy vậy, kể từ cuối những năm 2000, nguyên liệu địa phương như trấu làm chất đốt và đất sét dần trở nên đắt đỏ. Từ năm 2010, chính quyền địa phương bắt đầu tiến hành phá dỡ các lò nung gạch thủ công do những đánh giá tác động môi trường không tích cực.

Không có mô tả ảnh.

Đa số thanh niên rời nhà đi làm việc tại các khu công nghiệp. Số lượng lò gạch biến mất nhanh chóng, cho đến nay còn khoảng hơn 1.000 lò, tập trung nhiều nhất ở khu vực kênh Thầy Cai. Cỏ dại và dây leo mọc phủ lên trên các miệng lò từng nhả khói. Chỉ một số rất ít lò còn được duy trì hoạt động.

Tạp chí Heritage




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang: Khi văn hóa nội sinh làm “đòn bẩy” kinh tế
Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép

Cùng tác giả

Ảnh

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Bộ - Ngành

Địa Phương

Sản phẩm