Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt với tình trạng ngập úng và sạt lở đất canh tác do hoạt động tích nước của Thủy điện Đăk Psi 6. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Đăk Psi 6 vẫn chưa có phương án đền bù thiệt hại.Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn, tỉnh Lào Cai phấn đấu trước tháng 9/2025, toàn tỉnh sẽ hoàn thành xong hỗ trợ làm nhà ở cho 8.227 hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, huyện Nông thôn mới Bảo Thắng quyết tâm là địa phương sẽ hoàn thành xóa nhà tạm trong năm 2024.Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng.Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Hiện tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số địa bàn ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, chưa có sóng điện thoại,…. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của và nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.Chiều 1/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kỳ chuyên đề về bầu Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.Ngày 1/12, tại xã Hải Lạng đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần – Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2024; đón nhận Quyết định và trao Giấy chứng nhận công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh.
Nâng cao nhận thức cho người dân
Theo Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, nhằm đẩy lùi nạn TH&HNCHT, địa phương đã nổ lực thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, trong đó chủ yếu nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân. Bởi, khi nhận thức của người dân được nâng lên, họ sẽ ý thức được những hệ lụy của vấn nạn này, từ đó thay đổi hành vi, suy nghĩ, thì mới tiến tới chấm dứt được việc này.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, in ấn các tờ rơi, tờ gấp để cấp phát cho người dân, Phòng Dân tộc huyện cũng đến tận nhà, rà từng người để tuyên truyền, vận động. Xác định thanh thiếu niên là nhóm đối tượng chính liên quan đến tảo hôn, Phòng đã phối hợp với các Nhà trường, đoàn thể, đơn vị trên địa bàn để tổ chức các đợt phổ biến pháp luật, các cuộc thi, như: Rung chuông vàng, tổ chức các buổi ngoại khóa chuyển đề… nhằm trang bị kiến thức pháp luật về phòng chống tảo hôn cho các em học sinh.
Theo đó, chỉ riêng trong năm 2024, Phòng đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 16 hội nghị tập huấn tuyên truyền về TH&HNCHT cho người dân, lực lượng cán bộ thôn, xã và lực lượng Người có uy tín, già làng, trưởng thôn…; xây dựng kế hoạch liên ngành với các đơn vị liên quan, như: Trường học, Trung tâm Y tế, tổ chức 13 hội thi rung chuông vàng cho đối tượng là học sinh trong độ tuổi vị thành niên để tuyên truyên, giáo dục, nâng cao nhận thức trong việc phòng chống nạn TH&HNCHT; cấp phát hàng ngàn tờ gấp, số tay tuyên truyền…
Trước đó, trong giai đoạn 2021 – 2023, huyện Phước Sơn đã phợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025 và Đề án giảm thiểu giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Phước Sơn. Qua 3 năm triển khai, Phước Sơn đã phát huy tổng lực sức mạnh của cá nhân, tập thể để chung tay đẩy lùi vấn nạn, đã đạt được những kết qảu tích cực.
Ông A Lăng Ngọc – Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Nhờ triển khai tốt công tác tuyên truyền, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn đã giảm mạnh. Trong đó, đối với Đề án về giảm thiểu tảo hôn, ngoài sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp chính quyền, vai trò của già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, đội ngũ cộng tác viên cũng được phát huy mạnh mẽ trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động những trường hợp nguy cơ tảo hôn tại địa phương hiểu được những hệ lụy của vấn nạn này mà từ bỏ.
Các ban, ngành liên quan huyện cũng gắn trách nhiệm là thành viên của Ban Chỉ đạo Đề án để lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình để tuyên tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên…
“Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị phần nào đã đánh thức được ý thức tự giác, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình tự giác chấp hành và hạn chế đến mức thấp nhất để xảy ra tình trạng TH&HNCHT trong gia đình của mình. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho đồng bào DTTS nói riêng và người dân trên địa bàn nói chung có nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của vấn nạn này đối với cá nhân, gia đình và xã hội; từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu TH&HNCHT ở địa phương” ông Ngọc cho biết thêm.
Cả hệ thống vào cuộc
Hiện nay, Phòng Dân tộc Phước Sơn đang tiến hành các Hội nghị tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên gồm cán bộ xã, thôn, lực lượng già làng, Người có uy tín…để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng thời, Phòng cũng tích cực phối hợp với các địa phương trong việc phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là bộ phận thanh thiếu niên ở địa phương. Ngoài ra, tiếp tục phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các chương trình, cuộc thi về tìm hiểu kiến thức pháp luật, trong đó ưu tiên về luật Hôn nhân gia đình, bình đẳng giới.
Thầy Võ Đức An – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT Phước Sơn, cho biết: Trong thời gian qua, Nhà trường cũng tích cực phối hợp với Phòng Dân tộc huyện, và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các em học sinh phòng, chống tảo hôn. Ngoài ra, Nhà trường cũng thành lập các Câu lạc bộ (CLB) truyền dạy kỹ năng sống và tư vấn tâm lý cho các em vào những buổi ngoại khóa, nhằm trang bị kiến thức về pháp luật cho các em.
“Nhằm hạn chế tối đa tình trạng học sinh tảo hôn, Nhà trường thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục giúp các em nhận biết rõ hẹ lụy, hậu quả của việc này. Hiện nay, trường duy trì hai CLB “nữ sinh hướng đến tương lai” và “Tư vấn tâm lý, kỹ năng sống” vừa giúp các em có nơi vui chơi ngoài giờ học, lại được trang bị nhiều kỹ năng sống, vừa giúp các em có thêm kiến thức trên đường đến tương lai, thầy An chia sẻ thêm.
Còn ông Trần Đình Sách – Người có uy tín ở thị trấn Khâm Đức, cho biết: Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, ông cùng lực lượng Người có uy tín, cán bộ thôn đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân phòng chống tảo hôn. “Nhờ được trang bị kiến thức kịp thời cho người dân, đặc biệt là những người trẻ, hiện nay, tình trạng tảo hôn trên địa bàn đã dần chấm dứt. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy, đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền phòng chống tảo hôn trong các buổi họp thôn, họp xóm” ông Sách cho biết.
Về mục tiêu trong thời gian tới, ông A Lăng Ngọc – Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Mặc dù tỷ lệ tảo hôn trong thời gian có sự giảm mạnh, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Một trong các nguyên nhân dẫn đến điều này là điều kiện kinh tế-xã hội ở một số xã, thôn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS còn khó khăn nên ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức và tiếp cận thông tin của họ, có một người dân không biết tảo hôn là vi phạm pháp luật.
Tiếp đến là sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thử, thiếu kinh nghiệm giới tính; một số em học sinh vì học lực yếu, xa gia đình, tuổi mới lớn có sự quan tâm của bạn khác giới nên dễ dẫn đến việc yêu đương sớm, có một số trường hợp xảy ra mang thai ngoài ý muốn phải nghỉ học, dẫn đến tảo hôn. Sự phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh đôi khi chưa thường xuyên, phụ huynh còn phó thác việc quản lý, dạy bảo con em cho nhà trường, nên đôi lúc không kịp động viên, nhắc nhở…
Với mục tiêu đến cuối năm 2025 cơ bản chấm dứt tình trạng tảo hôn, địa phương không ngừng nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tham gia công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng, chống tảo hôn.
Cùng với đó, Phòng cũng đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tiếp tục đưa mục tiêu, nhiệm vụ về giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT vào Nghị quyết của cấp ủy đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của chính quyền và các đoàn thể ở địa phương; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
“Trong thời gian tới, Phòng Dân tộc sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi thanh thiếu niên, các em học sinh để hạn chế tối đa xảy ra tình trạng tảo hôn. Đồng thời, đổi mới phương thức, tài liệu tuyên truyền phù hợp hơn với từng đối tượng, từng vùng để có hiệu quả hơn. Phòng cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, trường học, đặc biệt là đội ngũ tuyên tuyền viên ở cơ sở tăng cường công tác vận động, phổ biến kiến thức đến với người dân ” ông Ngọc chia sẻ thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/phuoc-son-quang-nam-no-luc-giam-thieu-tao-hon-o-vung-dtts-1733039932369.htm