Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12, ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, huyện Kon Rẫy đã có nhiều giải pháp linh động, phù hợp điều kiện thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS, qua đó mang đến những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS nơi đây.Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh nghỉ học và bị lôi kéo học sinh bỏ học để đi làm thuê.Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…Những ngày đầu mùa Xuân Ất Tỵ 2025, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ngập tràn trong sắc hồng của hoa đào, len lỏi sắc vàng của những luống cải chạy dọc khắp con đường quanh bản. Đây cũng là thời điểm bản Sì Thâu Chải thu hút khách du lịch hơn bao giờ hết.Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kon Tum, tính đến giữa tháng 2/2025, đã có 15 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi và những cán bộ này đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất cho nghỉ hưu trước tuổi.Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang, ngày 19/2, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Gặp gỡ báo chí, giới thiệu Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2025.Sáng 19/2, tức 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ, Ban Tổ chức lễ hội phường Vĩnh Trại và phường Hoàng Văn Thụ (thành phố Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Lễ hội đền Kỳ Cùng và Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa. Đây là hai lễ hội có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉn Lạng Sơn, nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.Ông A Vô Tô Phương - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tháng Giêng trẩy hội Đền Vạn - Cửa Rào. Thế giới hang động trong lòng đất giữa rừng ở Đồng Nai. Làm giàu từ nuôi ong lấy mật. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…Chiều 19/2 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Lễ hội Hoa đào và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình giao lưu hát then, Sli, lượn và lảy cỏ. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.Sáng 19/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức tiếp nhận kinh phí ủng hộ Chương trình "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" năm 2025 từ các đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh. Dự buổi tiếp nhận có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các đơn vị hưởng ứng Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động.Sau gần 5 năm làm Trưởng thôn ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chị Hồ Thị Hiếu (1989) đã góp phần làm cho vùng “đất khó” trở mình khởi sắc. Từ công tác giải phóng mặt bằng ở khu “rừng ma”, đến làm đường Nông thôn mới, tuyên truyền, vận động và trực tiếp giúp Nhân dân trong thôn phát triển kinh tế... đều mang dấu ấn đậm nét của vị nữ trưởng thôn Hồ Thị Hiếu. Với những đóng góp của mình, cuối năm 2024 vừa qua, chị Hiếu vinh dự nhận giải thưởng “Bông Sen Hồng” của huyện Vĩnh Linh.Đông y có nhiều vị thuốc đơn giản, hiệu quả giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường gặp trong dịp lễ, Tết, khi chế độ ăn uống thường phong phú và dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Trở lại làng Kon Rlong, xã Đăk Kôi hôm nay mới chứng kiến được sự đổi thay vượt bật của vùng đất này. Những con đường đất trong làng giờ đã được bê tông hóa và có điện đường thắp sắp vào mỗi tối; những ngôi nhà tạm được thay thế bằng xây khang trang; xung quanh làng là những ruộng lúa, rẫy cà phê xanh tốt… Đó chính là kết quả từ việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng làng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS.
Chị Y Khuyên, Thôn trưởng làng Kon Rlong, xã Đăk Kôi chia sẻ: Làng hiện có 97 hộ, 230 nhân khẩu, gần 100% là đồng bào Xơ Đăng sinh sống. Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới thì bà con rất hưởng ứng, góp công, hiến đất để làm đường bê tông. Đồng thời, bà con cũng chủ động cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 62 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm còn 7 hộ. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chung sức, đồng lòng của bà con thì năm 2024, làng đã đạt chuẩn thôn nông thôn mới.
Huyện Kon Rẫy có 06 xã, 01 thị trấn, với 49 thôn, làng; trong đó, có 36 thôn, làng đồng bào DTTS. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Kon Rẫy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm năng động sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Với chủ trương xây dựng nông thôn mới là phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực của Nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng lợi.
Ông A Dăt, làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy chia sẻ: Xã triển khai xây dựng nông thôn mới thì bà con đồng thuận cao, tôi cũng tham gia góp ngày công để làm đường bê tông trong làng, trồng cây xanh và thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường để đường làng xanh – sạch – đẹp. Tôi suy nghĩ, Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều như vậy thì người dân cũng phải đóng góp công sức vào để làng ngày càng phát triển.
Chị Y B Rang, làng Kon Nhên, xã Đăk Ruồng cho biết: Từ khi thực hiện xây dựng làng nông thôn mới, nếp sinh hoạt, tập quán của gia đình và bà con trong làng đã từng bước thay đổi theo hướng tích cực, văn minh. Mỗi gia đình thi đua chăm sóc khuôn viên quanh nhà, thực hiện nếp sống xanh, bảo vệ cảnh quan môi trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ các phong trào, đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đến nay, huyện Kon Rẫy đã đạt 05/09 tiêu chí huyện nông thôn mới. Toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và 01 xã được công nhận đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. 15/36 làng đồng bào DTTS đạt chuẩn làng nông thôn mới.
Ông Võ Văn Lương – Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết: Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã làm thay đổi diện mạo các làng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng thuận, tích cực tham gia và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện. Đây là tiền đề, động lực quan trọng để huyện Kon Rẫy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-ray-kon-tum-lang-dong-bao-dtts-doi-thay-nho-xay-dung-nong-thon-moi-1739951732466.htm
Bình luận (0)