Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVợ chồng cùng là tiến sĩ Harvard

Vợ chồng cùng là tiến sĩ Harvard


Hai vợ chồng Bùi Phương Linh, Phạm Thanh Tùng cùng con trong ngày tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Harvard (Mỹ) - Ảnh: NVCC

Hai vợ chồng Bùi Phương Linh, Phạm Thanh Tùng cùng con trong ngày tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Harvard (Mỹ) – Ảnh: NVCC

Hai tân tiến sĩ dành cho phóng viên Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện.

Nghiên cứu về dinh dưỡng, ung thư

* Hai bạn có thể chia sẻ thêm về nghiên cứu của mình trong thời gian làm tiến sĩ tại Harvard?

– Phương Linh: Đề tài của tôi là xây dựng một điểm thang đo dinh dưỡng để mỗi người xem họ có đang ăn uống tốt cho sức khỏe và môi trường hay không.

Chẳng hạn, thịt bò là thực phẩm dinh dưỡng, giàu sắt nhưng ăn nhiều thịt bò có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Về môi trường, nuôi một con bò thường mất đến cả năm, tiêu tốn nhiều cỏ, nước, phân thải ra nhiều khí nhà kính…

Trong khi đó, thịt gà cũng là loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng ít chứa các chất có nguy cơ gây ung thư hơn, và một con gà cũng chỉ khoảng 2 – 3 tháng đã có thể lấy thịt.

Thang đo sẽ giúp người dùng hình dung được những thực phẩm nào, ở mức nào thì sẽ vừa tốt cho sức khỏe, vừa hạn chế những tác động cho môi trường.

– Thanh Tùng: Những người sinh ra trong gia đình có lịch sử mắc ung thư đại trực tràng thường có nguy cơ mắc bệnh này gấp 1,5 – 2 lần. Nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng liệu con cái của họ có thể “xóa” được nguy cơ cao này hay không?

Nghiên cứu của tôi tập trung vào câu hỏi trên, kết quả tìm thấy rằng một người trong gia đình có lịch sử mắc ung thư đại trực tràng, nếu họ có lối sống khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo cân nặng, thì sau khoảng 30 năm, nguy cơ mắc bệnh sẽ trở lại như người bình thường.

* Đâu là thách thức lớn của hai bạn trong hành trình hoàn thành chương trình tiến sĩ ở Harvard, một trong những ngôi trường danh giá nhất toàn cầu?

– Phương Linh: Tôi nghĩ vất vả nhất là dịch COVID-19. Cuối năm 2019, khi vào học tiến sĩ được một học kỳ đầu tiên, đầu năm 2020, dịch COVID-19 lan nhanh tại Mỹ. Vậy là ngay từ học kỳ 2 của năm đầu tiên, trường chuyển hết sang học online, duy trì học online đến hết cả năm thứ 2. Học online thì rất buồn.

Vào thời điểm sau khi ở Mỹ có thể tiêm vắc xin, ở Việt Nam bùng phát dịch. Chúng tôi không thể về nước suốt ba năm, rất lo lắng cho gia đình. Đại dịch COVID-19 đã làm cho mọi thứ trở nên thách thức hơn cho cả hai, cho gia đình, có lẽ cho cả các bạn học khác và nhà trường.

– Thanh Tùng: Dịch COVID-19 khiến nhiều kế hoạch trong thời gian làm tiến sĩ không thể thực hiện. Ban đầu, chúng tôi dự định về Việt Nam thu thập số liệu cho một vài phần trong nghiên cứu.

Tuy nhiên nhìn chung với tôi, khó khăn thường nhiều hơn ở chỗ làm sao bước vào chương trình. Các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, tôi không đậu trong lần đầu tiên nộp hồ sơ mà đậu vào lần thứ 2. Đến lúc đã trúng tuyển, các chương trình đều có những hỗ trợ rất tốt cho người học.

* Hai bạn đều là sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội, học thạc sĩ tại ĐH John Hopkins, làm tiến sĩ tại Harvard. Dường như anh chị luôn có nhau trên con đường của mình?

– Phương Linh: Mọi người thường nghĩ rằng chúng tôi “phải đi với nhau”, nhưng không có chuyện đấy đâu. Chúng tôi vẫn ưu tiên định hướng học tập cá nhân.

Quan trọng vẫn là sự phù hợp. Ví dụ, nếu một người đậu ĐH Johns Hopkins, Harvard mà người kia không đậu, thì cũng không có lý do gì để từ chối học bổng bởi đây là những trường hàng đầu có những ngành mà chúng tôi theo đuổi.

Nhưng cũng thật may mắn khi những nơi chúng tôi muốn học và nhận được những suất học bổng lại cùng một chỗ. Như thế, chúng tôi lại có thể hỗ trợ nhau nhiều hơn.

Anh Tùng giỏi về code, toán, thống kê nên hỗ trợ tôi nhiều. Chúng tôi cũng thường thảo luận về những chủ đề học tập, nghiên cứu.

Hai vợ chồng Bùi Phương Linh, Phạm Thanh Tùng - Ảnh: NVCC

Hai vợ chồng Bùi Phương Linh, Phạm Thanh Tùng – Ảnh: NVCC

Hỗ trợ sinh viên Việt Nam

* Dù bận rộn nhưng anh chị vẫn dành nhiều thời gian cho các dự án cộng đồng, hỗ trợ cho các sinh viên Việt Nam?

– Phương Linh: Sau khi đi học thạc sĩ tại ĐH John Hopkins, chúng tôi nhận thấy chương trình học và phương pháp dạy tại đây rất hay. Không cần phải quá xuất sắc, các sinh viên cũng có thể hiểu được những kiến thức.

Trong khi đó ở Việt Nam, sinh viên ngành y rất thông minh, không kém gì các nước. Chúng tôi nghĩ mình có thể đem đến những kiến thức chuyên sâu đã học được để truyền đạt lại cho các sinh viên Việt Nam.

Năm 2018, dự án REACH ra đời, bắt đầu từ một khoản tài trợ dành cho các cựu du học sinh Mỹ tại Việt Nam. Dự án xây dựng các buổi học online, offline và trao các khoản tài trợ nhỏ (microgrant) cho các bạn sinh viên đang ấp ủ những dự án cộng đồng.

Sau năm 2019, chúng tôi tự bỏ tiền túi, dành 20 triệu đồng cho mỗi dự án của sinh viên. Mỗi năm, chúng tôi đồng hành cùng hai dự án, không quá nhiều nhưng vì chúng tôi sẽ góp ý cho các bạn thêm về ý tưởng, phương pháp để tăng chất lượng.

– Thanh Tùng: Đôi khi, sinh viên rất cần những sự hỗ trợ ban đầu để từ đó các bạn có những nghiên cứu đầu tiên, bài báo đầu tiên, thành quả đầu tiên, bắt đầu những nấc thang đầu tiên cho con đường của mình. Chúng tôi ngày trước cũng rất muốn có một mentor cho mình để nhận được sự góp ý, hướng dẫn.

Chúng tôi cũng được nhận một microgrant 500 USD thời còn là sinh viên để bắt đầu hành trình nghiên cứu của mình. Giờ đây, chúng tôi muốn có thể mentor trở lại cho các bạn. Mỗi năm, các chương trình của chúng tôi được làm ở khắp ba miền và chúng tôi thường ưu tiên cho những bạn ở các khu vực còn khó khăn.

* Được biết hai bạn vừa hoàn thành kế hoạch học tiến sĩ, vừa hoàn thành kế hoạch có… em bé. Có lẽ không hề dễ dàng cho hai bạn khi cân bằng cả hai kế hoạch này?

– Phương Linh: Chúng tôi cảm thấy mình gặp nhiều may mắn và nhận được nhiều sự giúp đỡ. Khi em bé ra đời (2022), vợ chồng đều được trường cho nghỉ ba tháng. Thời gian này lại đúng vào dịp nghỉ hè của trường nên cũng không ảnh hưởng đến tiến độ học tập, nghiên cứu. Sau vài tuần sinh, vợ chồng quyết định đưa cháu về Việt Nam. Em ngoan, “hợp tác” trong suốt chuyến bay.

Sau ở cữ, tôi có thể trở lại làm nghiên cứu. Mỗi tối, con ngủ được khoảng 30 phút là tôi trở dậy phân tích số liệu, code trên máy tính… Cũng may hầu hết những phần phải làm trực tiếp, tôi đã hoàn thành hết tại Mỹ, những phần cuối của nghiên cứu, tôi có thể làm từ xa tại Việt Nam.

Buổi tối ở Việt Nam là buổi sáng tại Mỹ, nên có thể thuận lợi online họp hành với các giáo sư hoặc tham gia trợ giảng từ xa. Trong chương trình, chúng tôi sẽ phải trợ giảng trong 10 học kỳ.

– Thanh Tùng: Sinh con lúc dịch COVID-19 sẽ có nhiều hạn chế, chẳng hạn bệnh viện hạn chế người ra vào, đi lại cũng khó hơn bình thường một chút.

Vì quyết định đưa em bé sớm về Việt Nam nên chúng tôi vừa phải cấp tốc làm giấy khai sinh, hộ chiếu, vừa phải xếp đồ, dọn nhà… Thời gian đó gần như chúng tôi phải gác lại mọi thứ chỉ tập trung hết vào cho con.

Phục vụ cho người Việt

* Định hướng của hai bạn trong thời gian tới ra sao?

– Thanh Tùng: Chúng tôi đã về Việt Nam, có kế hoạch lâu dài xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh về những bệnh không lây nhiễm phục vụ cho người Việt. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến đào tạo, bởi chúng tôi nghĩ có nhiều kiến thức người Việt hoàn toàn có thể dạy người Việt ngay tại Việt Nam, không nhất thiết và không phải ai cũng có cơ hội du học hay nhận được những suất học bổng về y khoa.

TS.BS Phạm Thanh Tùng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Trường ĐH Y Hà Nội năm 2015 và đã hoàn thành chương trình thạc sĩ y tế công cộng tại Đại học Johns Hopkins năm 2017 với học bổng toàn phần từ tổ chức giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF) và Đại học Johns Hopkins. Hiện nay anh đang là giảng viên của bộ môn sinh lý, Trường ĐH Y Hà Nội, giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH VinUni.

TS.BS Bùi Phương Linh tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Trường ĐH Y Hà Nội (2015) và hoàn thành chương trình thạc sĩ y tế công cộng tại ĐH Johns Hopkins năm 2017 với học bổng toàn phần từ VEF và Đại học Johns Hopkins.

Hiện nay chị đang tiếp tục làm việc với nhóm nghiên cứu tại HSPH về chế độ dinh dưỡng bền vững toàn cầu và giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH VinUni.



Nguồn: https://tuoitre.vn/vo-chong-cung-la-tien-si-harvard-20240602095826533.htm

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9x cùng tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Harvard

Đó là vợ chồng Bùi Phương Linh (1992) và Phạm Thanh Tùng (1992), cùng tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Y tế công cộng T.H. Chan (HSPH), Đại học Harvard.Trước đó vào ngày 12-4-2024 vừa qua, anh Phạm Thanh Tùng đã bảo vệ luận án tiến sĩ về "The Effect of Hereditary and Lifestyle Risk Factors on Colorectal Adenoma and Colorectal Cancer...

Bà mẹ 6 con thì có 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con

Hesung Chun Koh là giáo sư tiến sĩ tại Đại học Yale, hiện là giám đốc của viện văn hóa Dongyan. Bà được mệnh danh là "bà mẹ siêu phàm Hàn Quốc". Trong suốt cuộc đời của mình,...

Một kiểu sống của cha mẹ khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy: "Những người thành công với cảm giác hạnh phúc cao có xu hướng sinh trưởng trong một môi trường gia đình rất sạch sẽ và ngăn nắp; những...

Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 ‘chất dinh dưỡng’

Giáo sư, nhà khoa học xã hội Arthur C. Brooks, người dạy khóa học về hạnh phúc tại Đại học Harvard đã tìm kiếm câu trả lời về ý nghĩa của hạnh phúc trong nhiều thập kỷ và...

Hai anh em người Việt chinh phục thành công Đại học Harvard danh giá

(Dân trí) - Đồng hành và nỗ lực không ngừng là yếu tố quan trọng giúp hai anh em Mạnh Linh và Tuệ Chi đạt được những kết quả đáng tự hào trong hành trình chinh phục học bổng các trường Đại học hàng đầu thế giới. Hai anh em lần lượt đạt học bổng toàn phần của các trường ĐH danh giá Lê Mạnh Linh là một trong số ít học sinh Việt trúng tuyển cùng lúc ba trường trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng giảm nhanh trong vài phút, còn 81 triệu đồng/lượng

Chỉ trong vài phút, giá vàng miếng SJC bốc hơi 2 triệu đồng/lượng, còn 81 triệu đồng/lượng. Khách thưa vắng tại tiệm vàng sáng nay - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN Như vậy từ cuối tuần đến nay giá vàng miếng SJC đã mất tổng cộng 8 triệu đồng/lượng. Người đu đỉnh vàng với giá 92,5 triệu đồng/lượng nếu bán ra ở thời điểm này đã lỗ 13,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm sốc Sáng nay (3-6) là ngày đầu tiên bốn ngân hàng là Vietcombank,...

Doraemon vượt Conan thành anime ăn khách nhất Việt Nam

Kể từ lần đầu được dịch ở Việt Nam vào năm 1992, đến nay đã 32 năm, Doraemon vẫn là "thương hiệu bất bại ở Việt Nam" và được yêu thích qua nhiều thế hệ.Cách đây ít năm, một số khán giả trung thành của bộ truyện tranh gốc từng lo ngại trẻ em thế hệ mới sẽ không đọc truyện tranh...

Làm ngay các công trình hữu ích cho cộng đồng

Nhiều việc trong ngày cao điểmNgay sau lễ ra quân, cả ngàn con cá giống đã được các vị lãnh đạo cùng các bạn trẻ TP.HCM thả, góp phần tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông Sài Gòn. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham...

Gia đình ‘đưa con đi khắp thế gian’ trên xe bán tải gây sốt mạng

Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-dinh-dua-con-di-khap-the-gian-tren-xe-ban-tai-gay-sot-mang-20240601192916219.htm

Thủ tướng: Phát huy khí phách ‘Quảng Bình quật khởi’, xứng đáng lịch sử 420 năm hình thành

Quảng Bình vừa kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh. Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính muốn tỉnh này phát huy khí phách “Quảng Bình quật khởi”. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình - Ảnh: HOÀNG AN Tối 2-6, tỉnh Quảng Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 420 năm hình thành, 75 năm Quảng Bình quật khởi và 35 năm tái lập tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 tại Đà Nẵng

Linh vật của đại hội là voọc chà vá chân nâu, loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt...

Sáng nay thi vào lớp 10 Đà Nẵng: Quên giấy báo thi không nên quay về lấy

Dự kiến lực lượng công an tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 gần 200 người; tổng số nhân viên phục vụ (trật tự viên, tạp vụ, y tế, bảo vệ) tại các điểm thi 500 người.Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, lực lượng công an tham gia bảo vệ giao đề thi đến các điểm thi, thu...

đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp Đức về phát triển nguồn nhân lực

Thông tin liên hệ:‏Công ty Cổ phần Khát vọng Việt ĐứcĐịa chỉ: Toà CT1, khu X2, Trần Hoà, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.Email: info@vgec.vn‏Số điện thoại: 0962 612 099Website: vgec.vn ...

Cùng chuyên mục

đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp Đức về phát triển nguồn nhân lực

Thông tin liên hệ:‏Công ty Cổ phần Khát vọng Việt ĐứcĐịa chỉ: Toà CT1, khu X2, Trần Hoà, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.Email: info@vgec.vn‏Số điện thoại: 0962 612 099Website: vgec.vn ...

Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức thi năng lực đợt 2

Ngày 2/6, Trường Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, nhằm lấy kết quả để thực hiện việc xét tuyển vào đại học. Cuộc thi được tổ chức tại...

Sân chơi học thuật ngoại ngữ uy tín cho học sinh THPT

Lãnh đạo Đại học Ngoại ngữ...

Mới nhất

Bộ Công an: Dao để nấu ăn, đi rẫy… thì không phải khai báo

Bộ Công an cho biết, trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không phải khai báo. Ngày 3.6, kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm việc, thảo luận ở hội trường về dự án luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ...

Giá vàng giảm nhanh trong vài phút, còn 81 triệu đồng/lượng

Chỉ trong vài phút, giá vàng miếng SJC bốc hơi 2 triệu đồng/lượng, còn 81 triệu đồng/lượng. Khách thưa vắng tại tiệm vàng sáng nay - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN Như vậy từ cuối tuần đến nay giá vàng miếng SJC đã mất tổng cộng 8 triệu đồng/lượng. Người đu đỉnh vàng với giá 92,5 triệu đồng/lượng nếu bán ra ở thời điểm...

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ngày 3/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này sẽ mở đại sứ quán ở thủ đô Manila của Philippines trong năm nay.

Mới nhất