มติพรรคจุดประกายการพัฒนา

Việt NamViệt Nam03/02/2025


YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã xây dựng, ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Người dân xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải bê tông hóa đường liên bản.
Người dân xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải bê tông hóa đường liên bản.

>> Góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
 
Yên Bái hiện có trên 84 vạn dân, với 30 dân tộc cùng sinh sống và đồng bào DTTS chiếm 57,3%. Do vậy, Yên Bái luôn xác định, công tác dân tộc, đầu tư phát triển vùng DTTS và phát huy vai trò của đồng bào các DTTS là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, quan trọng. Dù còn nhiều khó khăn, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, ngành và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS tiếp tục chuyển biến tích cực. 

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ổn định và từng bước được cải thiện. Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương án sản xuất theo định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn như: đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lực (cây thức ăn chăn nuôi, cây dược liệu, cây ăn quả,...), ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ trên địa bàn… 

Kinh tế gia đình ông Vàng A Vảng ở thôn Tống Trong, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu chỉ dựa vào trồng lúa, nên chỉ đủ ăn và một phần để chăn nuôi, không có dư thừa. Năm 2022, ông Vảng vay thêm vốn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh để đầu tư xây dựng, nâng cấp chuồng trại và mua thêm con giống chăn nuôi và đăng ký tham gia mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên.

Ông Vảng chia sẻ: "Sau hơn 2 năm thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò, cùng với bảo đảm chuồng trại nuôi nhốt thoáng mát, chú trọng tiêm phòng dịch bệnh định kỳ, tôi còn dự trữ rơm khô, thức ăn tinh bột, trồng cỏ làm thức ăn xanh... Nhờ đó, đàn gia súc của gia đình phát triển tốt. Ngoài những con đạt trọng lượng gia đình đã xuất bán để trả hết số vốn đã vay, hiện vẫn duy trì 10 con để tiếp tục phát triển nhân quy mô đàn”.


>>Yên Bái tạo chuyển biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 
Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên việc khuyến khích nông dân phát triển các mô hình áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất được huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng hiệu quả khoa học, công nghệ như mô hình trồng hoa hồng, lê, hồng giòn, trồng rau an toàn trong nhà kính, đào chín sớm, nấm, cà chua, lúa đặc sản địa phương, chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học... góp phần để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt mức tăng trưởng bình quân 5,5%/năm trở lên. 

Bà Giàng Thị Sông ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Gia đình tôi có hơn 1 ha nương đồi chỉ trồng một vụ ngô/năm, hiệu quả kinh tế không cao. Năm vừa qua, được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn, tôi đã chuyển sang trồng hồng không hạt. Hiện, cây hồng còn nhỏ nên vẫn trồng xen ngô và vài ba năm nữa, khi cây hồng lớn sẽ bỏ trồng ngô. Tôi tin tưởng, cây hồng giòn sẽ giữ được giá ổn định để gia đình có thêm một khoản thu nhập từ mảnh đất mà trước đây chỉ để trồng ngô”. 

Ông Lương Văn Thư - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết: cùng với tăng cường vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng phù hợp với sản xuất hữu cơ vào sản xuất, huyện còn khuyến khích người dân sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng, kháng sâu bệnh hoặc ít nhiễm sâu bệnh.


Cán bộ huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình khảo nghiệm giống ngô mới tại xã Trạm Tấu. 

Ông Trần Xuân Thủy - Trưởng ban Dân tộc tỉnh chia sẻ: trong giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh tập trung lãnh đạo triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững; quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, có mặt nổi trội. Hệ thống hạ tầng vùng DTTS và miền núi được quan tâm đầu tư phát triển. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã quan tâm bố trí trên 32.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào DTTS; trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 

Đến nay, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 95,5%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp đạt 97,6%; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%. Toàn tỉnh có 79,3% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 72% xã có khu thể thao; 966 thôn, tổ dân phố có khu nhà văn hóa từ 200 m2 trở lên, 324 tổ dân phố có khu nhà văn hóa dưới 200 m2

Tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố đạt 87,8%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 86,1%. Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số 6.929 giường bệnh bảo đảm việc khám, chữa bệnh cho người dân. Hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm, tạo điều kiện cho vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp cận nhanh với các thông tin, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Cùng đó, Yên Bái còn quan tâm phát triển đồng bộ, toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng DTTS đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác an sinh xã hội được đặc biệt chú trọng. 

Từ 2019 đến 2024, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm 8.617 nhà cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bị ảnh hưởng thiên tai; trong đó, có các hộ người DTTS. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024 giảm bình quân 3,65%/năm và cuối năm 2023, còn 9,16%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS so với tổng số hộ DTTS còn 16,4% cuối năm 2023 (giảm bình quân 6,98%/năm). 

Nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh, cán bộ giữ chức danh lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở là người DTTS thực sự là những hạt nhân chính trị vô cùng quan trọng trong tuyên truyền, vận động, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và triển khai hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được quan tâm, chú trọng; thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho vùng đồng bào DTTS và các xã đặc biệt khó khăn từng bước phát triển bền vững… 

Bên cạnh sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các DTTS Yên Bái đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, đóng góp công sức, nhân vật lực trong thực hiện chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng quê hương. 

Quang Thiều



Nguồn: http://baoyenbai.com.vn/11/345409/Nghi-quyet-cua-Dang-soi-duong-phat-trien.aspx

การแสดงความคิดเห็น (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

รูป

เทศกาลตรุษจีนในฝัน : รอยยิ้มใน ‘หมู่บ้านเศษขยะ’
นครโฮจิมินห์จากมุมสูง
ภาพสวยๆ ของทุ่งดอกเบญจมาศในฤดูเก็บเกี่ยว
วัยรุ่นมาต่อแถวถ่ายรูปกันตั้งแต่ 06.30 น. รอคิวถ่ายรูปที่ร้านกาแฟโบราณนานถึง 7 ชั่วโมง

No videos available