[นิตยสารอีเมกาซีน] ห้าสิบปีแห่งการเติบโต

Việt NamViệt Nam06/02/2025


 

(Báo Quảng Ngãi)- Ngày 24/3/1975 là một dấu mốc lịch sử vẻ vang của quê hương núi Ấn - sông Trà; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi. Tròn nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, khẳng định ngày càng rõ hơn cốt cách và khát vọng vươn lên của người Quảng Ngãi.  

 
Dù đã lớn tuổi, song ông Võ Toàn vẫn dành thời gian 
đọc sách về Bác Hồ và theo dõi thông tin thời sự trên báo Quảng Ngãi.                            
Ảnh: THANH THUẬN
Dù đã lớn tuổi, song ông Võ Toàn vẫn dành thời gian đọc sách về Bác Hồ và theo dõi thông tin thời sự trên báo Quảng Ngãi. Ảnh: THANH THUẬN

Xuân này, Thiếu tá Võ Toàn (thương binh 1/4), ở thôn Khê Tân, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) bước sang tuổi 88 và tròn 65 năm tuổi Đảng. Khi nghe chúng tôi hỏi về những tháng ngày tham gia kháng chiến, ông kể vanh vách như mới hôm qua. Ông Toàn nhớ lại, để giải phóng tỉnh nhà, chúng ta đã dày công xây dựng lực lượng từ rất nhiều năm. Đến tháng 2/1975, Trung đoàn 94 được thành lập. Trước ngày giải phóng Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh điều toàn bộ Trung đoàn 94 ra phía bắc (từ Sơn Tịnh đến Dốc Sỏi) làm nhiệm vụ ngăn chặn quân địch rút chạy từ Quảng Ngãi ra Chu Lai để giải phóng cho bằng được Quảng Ngãi.

Trong khi đó, Trung đoàn 4 của địch đang đóng tại sân bay Gò Hội (Đức Phổ). Lúc này, tôi là Tham mưu Phó thường trực Tỉnh đội, được đồng chí Đoàn Khuê - Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ vào Đức Phổ nắm tình hình, kiên quyết chốt giữ không cho địch đưa Trung đoàn 4 ra TX.Quảng Ngãi. Đến ngày 19/3, theo mệnh lệnh của Quân khu 5, quân ta dùng toàn bộ pháo phản lực A12 bắn vào sân bay Gò Hội đánh phá kho bom của Mỹ và tiêu hao lực lượng của địch. Sau đó, chúng tôi ra giữ chốt tại đèo Mỹ Trang để Đại đội Hồng Gấm đánh vào trung tâm huyện lỵ Đức Phổ, bắt toàn bộ ngụy quân và chỉ huy Trung đoàn 4 của địch.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên tòa hành chính của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi ngày 24-3-1975. Ảnh: TƯ LIỆU
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên tòa hành chính của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi ngày 24-3-1975. Ảnh: TƯ LIỆU

Đến ngày 23/3/1975, sau khi giải phóng huyện Đức Phổ (nay là TX.Đức Phổ), toàn bộ lực lượng được rút về và bố trí ở các cửa ngõ vào TX.Quảng Ngãi (nay là TP.Quảng Ngãi). “Lúc bấy giờ, thế trận ở Quảng Ngãi rất khó, lực lượng bộ đội ít nên chủ trương của Quân khu 5 là giữ cho thị xã, không đánh trong thị xã, mà phải điều Trung đoàn 94 ra Dốc Sỏi đánh Sư 2 của ngụy. Mặt khác, địa hình Quảng Ngãi với nhiều đồi núi xen kẽ làng mạc nên phù hợp với chiến tranh du kích. Khi quân chủ lực ra ngoài thì quân du kích nổi dậy, thời điểm này phong trào nhân dân đấu tranh du kích đồng đều, nơi nào cũng có trung đội tác chiến mạnh, nên địch bị chia cắt hoàn toàn, thế trận về tay nhân dân nhanh chóng”, ông Toàn kể. 


Xe tăng của quân giải phóng tiến vào giải phóng thị xã Quảng Ngãi ngày 24.3.1975.  Ảnh: TƯ LIỆU
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào giải phóng thị xã Quảng Ngãi ngày 24.3.1975.  Ảnh: TƯ LIỆU

Trước những đòn tấn công mạnh mẽ của quân và dân ta, ngay trong đêm 23/3/1975, địch ở TX.Quảng Ngãi tháo chạy. Đúng 7 giờ 40 phút ngày 24/3/1975, quân ta tấn công và áp sát TX.Quảng Ngãi. Các lực lượng vũ trang của ta chiếm lĩnh nhiều địa điểm, tạo thế gọng kìm. Sau những trận đánh thần tốc của quân và dân ta, đến tối 24/3/1975, Quảng Ngãi được giải phóng. Đây là khao khát lớn lao của các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, là ngày rực rỡ nhất trong cuộc đời của những người tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Mưu sinh trên Sông Kinh, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi).
Ảnh: NGUYỄN ĐỨC MINH
Mưu sinh trên Sông Kinh, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: NGUYỄN ĐỨC MINH

 

 

 

Cảng xuất sản phẩm 
Nhà máy Lọc đầu Dung Quất. 
Ảnh: TRUNG BÙI
Cảng xuất sản phẩm Nhà máy Lọc đầu Dung Quất. Ảnh: TRUNG BÙI

Quảng Ngãi hôm nay đã có nhiều đổi thay. Khắp các vùng quê phủ lên màu xanh của cây cối, ruộng đồng; nhiều nhà máy đã được xây dựng. Đặc biệt là sự ra đời của KKT Dung Quất với trái tim là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã mở ra cơ hội phát triển mới cho Quảng Ngãi. Từ đây, hàng loạt dự án lớn được triển khai tại KKT Dung Quất như Doosan Vina, Khu liên hợp Sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, KCN VSIP Quảng Ngãi... góp phần hình thành các sản phẩm công nghiệp mới, tăng quy mô nền kinh tế cũng như giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.  

 Công nhân Doosan Vina trong ca làm việc. 
Ảnh: DS
Công nhân Doosan Vina trong ca làm việc. Ảnh: DS

Với khát vọng vươn lên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung, đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước”. Đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu của Quảng Ngãi đã tiệm cận với tiêu chí tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung theo nghị quyết đề ra. Quy mô nền kinh tế của tỉnh đứng thứ 2/5 tỉnh của vùng Trung Trung Bộ, đứng thứ 4/14 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 4.469 USD/người, đứng thứ 2/14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Điều này khẳng định Quảng Ngãi đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung.

 
 
 

Đất nước đang bước vào Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, thời cơ và thuận lợi cơ bản khi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước tạo cơ hội cho thu hút các nguồn vốn, công nghệ, xuất khẩu. Quảng Ngãi đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới. Đặc biệt, những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của trung ương và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh. “Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, song tỉnh ta cũng có những thời cơ và thuận lợi cơ bản để phát triển. Tiềm năng phát triển ở các ngành, lĩnh vực còn lớn, nhất là kinh tế biển, đảo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung (điều chỉnh) xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn vào tỉnh; cùng với nhiều dự án trọng điểm của tỉnh được hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tác động và lan tỏa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đinh Thị Hồng Minh nhận định.

Nông thôn mới ở Quảng Ngãi có nhiều đổi thay. Ảnh: TL
Nông thôn mới ở Quảng Ngãi có nhiều đổi thay. Ảnh: TL

THANH THUẬN

Trình bày: VÕ  VĂN

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 



Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/emagazine/202502/emagazine-nam-muoi-nam-vuon-tam-2e2042f/

การแสดงความคิดเห็น (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

รูป

เวียดนามที่มีเสน่ห์
เทศกาลตรุษจีนในฝัน : รอยยิ้มใน ‘หมู่บ้านเศษขยะ’
นครโฮจิมินห์จากมุมสูง
ภาพสวยๆ ของทุ่งดอกเบญจมาศในช่วงฤดูเก็บเกี่ยว

No videos available