Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhững ‘chân trời’ hợp tác mới

Những ‘chân trời’ hợp tác mới


Thường được gọi là “Davos của Nga”, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6 tập trung vào các vấn đề kinh tế quan trọng không chỉ riêng với nước Nga, mà còn của các thị trường mới nổi và toàn thế giới.

SPIEF 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6, tại St. Petersburg. (Nguồn: Imago Images)
SPIEF 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6, tại St. Petersburg. (Nguồn: Imago Images)

St. Petersburg International Economic Forum-SPIEF là sự kiện đặc biệt được tổ chức từ năm 1997, được Tổng thống Nga tham dự và bảo trợ từ năm 2006 đến nay.

Trong hơn hai thập niên qua, SPIEF trở thành diễn đàn hàng đầu thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế, cũng là điểm đến để cộng đồng doanh nghiệp quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu

Theo Sputnik, như thường niên, SPIEF 2023 chính thức khai mạc tại chính thành phố St. Petersburg, cửa ngõ thương mại, trung tâm tài chính và công nghiệp và cũng là thủ đô văn hóa của nước Nga. Tổng thống Vladimir Putin tham dự Diễn đàn, phát biểu bên lề và tham gia phiên họp toàn thể. Nhân sự kiện SPIEF 2023, ông gửi lời chúc thành công tới các đại biểu, ban tổ chức và khách mời, bày tỏ tin tưởng Diễn đàn tiếp tục góp phần giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu và là “tấm gương” về đối thoại xây dựng và hiệu quả.

SPIEF năm nay dự kiến thu hút đông đảo chính khách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu tham gia để thảo luận về các chủ đề khác nhau-từ thay đổi hệ thống sâu sắc, cách xoay trục sang thế giới đa cực với các hình thức hợp tác quốc tế mới, đến phi USD hóa, tương lai của tiền tệ và cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu.

Tổng thống Putin cho rằng, một trật tự thế giới như trước đây sẽ không bao giờ trở lại và việc chờ đợi cho đến khi những hỗn loạn hiện nay tự tiêu tan là điều không thể. Chính vì thế, chủ đề SPIEF lựa chọn năm nay là thúc đẩy “Phát triển có chủ quyền làm nền tảng cho một thế giới công bằng: Hợp lực vì các thế hệ tương lai”.

Theo TASS, Chương trình SPIEF 2023 dự kiến bao gồm khoảng 200 sự kiện, các buổi tọa đàm và các buổi đối thoại kinh doanh, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu và diễn giả đến từ hơn 120 quốc gia. Sáu chủ đề chính của Diễn đàn là: Đối thoại kinh doanh; Nền kinh tế thế giới ở thời điểm bước ngoặt; Xây dựng chủ quyền công nghệ; Bảo vệ dân số và chất lượng cuộc sống như là ưu tiên chính; Thị trường lao động: Phản ứng với những thách thức mới và nền kinh tế Nga: Từ thích ứng đến tăng trưởng.

Trong ngày khai mạc, Diễn đàn tập trung vào các vấn đề thúc đẩy chủ quyền công nghệ, cách tận dụng tốt nhất giáo dục và khoa học để đối phó với những thách thức mới trong thị trường lao động. Diễn đàn dự kiến dành ngày 16/6 để thảo luận chủ đề nóng là AI đã và đang tác động đến thị trường lao động thế giới như thế nào và các công cụ AI mới thay đổi nền kinh tế ra sao, cũng như việc Nga tận dụng những tiềm năng gì để phát triển công nghệ AI.

Nền kinh tế thế giới trong thời điểm đầy biến động sẽ được “mổ xẻ”. “Ngôn ngữ ngoại giao trong thế giới đa cực” là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự. Các diễn giả cùng xem xét các hình thức hợp tác quốc tế mới, các giao dịch xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế, tài chính, nhân đạo và văn hóa giữa các quốc gia thân thiện.

Các quan hệ đối tác trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong bối cảnh mới sẽ được thảo luận.

Trong bối cảnh đồng USD trở thành vũ khí địa chính trị, SPIEF 2023 tranh luận về mức độ hợp lý của quá trình chuyển đổi thương mại toàn cầu sang một loại “tiền tệ siêu quốc gia”, bên cạnh việc gia tăng sử dụng đồng nội tệ trong thương mại.

Diễn đàn sẽ thảo luận cụ thể về sự phát triển của nền kinh tế Nga trong vòng vây trừng phạt sâu rộng từ các quốc gia phương Tây, do xung đột ở Ukraine. “Giữa vòng vây của lệnh trừng phạt và cuộc khủng hoảng toàn cầu hóa, Nga bắt đầu tìm kiếm những chân trời mới. Các kết luận rút ra từ các cuộc thảo luận tại Diễn đàn tác động đến các quyết định quan trọng của doanh nghiệp và chính quyền trong tương lai, vì lợi ích của sự phát triển bền vững”, Cố vấn của Tổng thống Nga Anton Kobyakov cho biết.

Không gian hợp tác mới

Vào những năm 2000, khi nền kinh tế Nga bùng nổ, các nhà đầu tư và chủ ngân hàng đầu tư lớn của phương Tây đổ xô đến SPIEF để tìm kiếm các hợp đồng làm ăn. Tuy nhiên, gần đây, họ đã bị thay thế bởi các nhà đầu tư Trung Quốc, Ấn Độ hay Arab.

Ông Anton Kobyakov, Thư ký điều hành SPIEF cho biết, xét đến các sự kiện biến động đang diễn ra trên toàn cầu, với những phác thảo ngày càng rõ ràng về một thế giới đa cực, SPIEF được kỳ vọng là “không gian tin cậy hàng đầu với cơ hội bình đẳng cho tất cả các thực thể kinh tế trên thế giới”.

Trong đó, một trong những sự kiện cho thấy rõ điều đó là chương trình đối thoại kinh doanh song phương giữa các đối tác đến từ các quốc gia Arab, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), ASEAN, Mỹ Latinh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các khách mời cùng xem xét hình thức hợp tác quốc tế mới, các giao dịch xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế, tài chính và văn hóa giữa các quốc gia. UAE tham gia SPIEF 2023 với tư cách khách mời đặc biệt.

Trên thực tế, vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng bị thách thức trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự sụt giảm doanh thu từ xuất khẩu liên quan năng lượng. Do đó, SPIEF 2023 có khả năng ngày càng hướng tới những người tham gia bên ngoài phương Tây mà Nga có quan hệ thân thiện hơn như Trung Quốc và Ấn Độ…

Mới đây, theo Reuters, UAE-một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới tiếp nhận thêm nhiều tàu chở dầu từ Nga. Theo thống kê, khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô của Nga cập cảng UAE kể từ tháng 11/2022, với khối lượng nhập khẩu tăng cao hơn kể từ đầu năm 2022.

Đây chỉ là ví dụ cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã điều chỉnh dòng thương mại năng lượng truyền thống. Diễn biến trên làm nổi bật sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và các nhà sản xuất dầu hàng đầu vùng Vịnh, như Saudi Arabia và UAE…

Đó là những không gian hợp tác mới, như các nhà đầu tư Saudi Arbia nhận định, Nga là một kho tàng các cơ hội đầu tư chưa được khai thác, đang chờ họ khám phá, và đa dạng hóa danh mục đầu tư.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Trụ cột kinh tế Nga “vững như thạch bàn”, OPEC+ giúp đất nước “bỏ túi” hơn 350 tỷ Euro

OPEC+ đã mang lại lợi ích to lớn cho Nga trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động.

Nga đã đi trước phương Tây một bước trong “chiến dịch tấn công” kinh tế

Điều tra do tờ Financial Times công bố cho thấy, Nga dường như đã lường trước được các mối nguy hiểm, âm thầm tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng các kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ ngay từ năm 2022.

Tổng thống Nga khẳng định vai trò vùng Viễn Đông, nhắc đến Belarus; có hơn 30 quốc gia sẵn sàng “bắt tay” với BRICS

Ngày 5/9, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ IX (EEF 2024) ở thành phố Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: "Viễn Đông đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong việc củng cố vị thế của Moscow trên thế giới".

Lạm phát Đức lao dốc, Trung Quốc trả đũa Canada, thêm một nước gia nhập ngân hàng NDB của BRICS

Du lịch chiếm 10% GDP toàn cầu, Trung Quốc áp thuế dầu hạt cải của Canada, chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh, lạm phát Đức thấp kỷ lục, Hàn Quốc được kỳ vọng trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu hàng đầu… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các loại rau củ quả, sữa, đường, dầu ăn, lượng khách...

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Doanh nghiệp bất động sản tới tấp đổi sếp, chọn người giỏi huy động vốn

Trọng người giỏi huy động vốn và đầu tưCông ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã NLG) vừa bổ nhiệm ông Chan Hong Wai giữ vị trí giám đốc tài chính. Tại thời điểm công bố thông tin, ông Chan không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của doanh nghiệp này.Đáng chú ý, ông Chan từng giữ vị trí tương...

Cùng chuyên mục

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Gần 200 đại biểu quốc tế bàn về đổi mới công nghệ ngành đường

Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 diễn ra từ 16 đến 19-9, nằm trong khuôn khổ các sự kiện khoa học của chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 20.Hội nghị do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Hiệp...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ thể, tại văn bản kiến nghị được gửi đến UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM tổ chức...

Mới nhất

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Mới nhất