Trang chủChính trịNgoại giaoCặp đồng minh "gai góc" Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Đồng minh thân thiết Nga-Iran thực ra rất mong manh!
Đồng minh thân thiết Nga-Iran thực ra rất mong manh. Trong ảnh: Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS Kazan, tháng 10/2024. (Nguồn: Reuters)

“Đối thủ của đối thủ là bạn”

Đối với những người quan sát cả hai quốc gia này, mối quan hệ đối tác Nga-Iran không có gì đáng ngạc nhiên. Họ đều nằm trong số những đối thủ “không đội trời chung” của phương Tây. Cả hai đều đang phải gánh chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất và cần tìm kiếm đối tác ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy.

Động thái mới đây nhất, cùng nhằm đáp trả các chính sách trừng phạt của phương Tây, Nga-Iran hiện “bắt tay” loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại, chuyển sang dùng nội tệ là đồng Ruble và Rial.

Tháng trước, Moscow và Tehran chính thức kết nối hệ thống thanh toán quốc gia, cho phép người dân hai nước sử dụng thẻ ghi nợ nội địa ở cả Nga lẫn Iran. Tehran cũng đã bắt đầu dùng hệ thống thanh toán Mir của Nga trong giao dịch với các nước khác. Cơ chế chuyển tiền liên ngân hàng giúp họ giao dịch trực tiếp, tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến họ không thể sử dụng đồng Euro hoặc USD

Vài năm qua, Moscow và Tehran ngày càng thắt chặt hơn quan hệ cả về thương mại và tài chính. Điện Kremlin mới đây thông báo, kim ngạch thương mại song phương 8 tháng đầu năm 2024 giữa Nga-Iran đã tăng 12,4% so với năm ngoái. Năm 2023, kim ngạch song phương đã đạt hơn 4 tỷ USD.

Năm 2023, Tehran đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga đứng đầu và chấp nhận về cùng đội với Nga trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) – liên minh do Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khởi xướng. Hồi tháng 1/2024, Iran đã chính thức gia nhập khối này, cùng Ai Cập, Ethiopia và UAE.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Moscow và Tehran đã công bố một loạt thỏa thuận kinh doanh mới, trao đổi các mặt hàng như tua-bin, vật tư y tế và phụ tùng ô tô… Nga đã thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc sang Iran. Nga-Iran cũng đang tăng cường thương mại với các nước thuộc BRICS.

Ngoài ra, Nga-Iran cũng đang thảo luận kế hoạch xây dựng Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam – một tuyến đường thương mại xuyên lục địa mới nhằm nối Biển Baltic với Ấn Độ Dương.

Tuyến đường dài 3.508 dặm, bao gồm hệ thống đường thủy, đường sắt và đường bộ, kéo dài từ thành phố Saint Petersburg đến Biển Caspi, từ đó đến thủ đô Tehran rồi đến thành phố Mumbai (Ấn Độ), nhằm mục đích bảo vệ các liên kết thương mại giữa Nga và Iran khỏi sự can thiệp của phương Tây, cũng như thiết lập các liên kết mới với các thị trường ở châu Á.

Thậm chí, ngày 31/10, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “bật mí” về một “bước tiến chưa từng có” trong quan hệ hai nước – Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Iran đang được chuẩn bị và sẽ ký kết trong tương lai gần. Dù không có nhiều thông tin được tiết lộ, nhưng đây sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Nga-Iran, khẳng định mong muốn của các bên, ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn trong đa dạng lĩnh vực.

Giám đốc Mohammed Soliman thuộc Chương trình Công nghệ chiến lược và an ninh mạng của Viện Trung Đông (Mỹ) nhận định, một thỏa thuận có khả năng củng cố sự đối mặt chung của họ với phương Tây; có thể bao gồm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất dầu khí, lọc dầu, các dự án cơ sở hạ tầng, đến chia sẻ những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây; hoặc phát triển, mua thêm vũ khí tiên tiến, kể cả khả năng tập trận quân sự chung…

Xích lại gần nhau hơn?

Iran và Nga có thể sẽ xích lại gần nhau hơn trong những năm tới, nhưng chưa có gì đảm bảo sự hợp tác lớn hơn.

Dù với tất cả những gì đang diễn ra, liên minh Iran-Nga vẫn tồn tại những mâu thuẫn cố hữu, chưa hội đủ lòng tin lẫn nhau, trong khi những cạnh tranh về lợi ích có thể làm suy yếu sự bền chặt của liên minh bất cứ lúc nào.

Theo giới phân tích, phía sau mối quan hệ đối tác chặt chẽ này, Iran và Nga có chung các đối thủ, nhưng chính họ cũng có lịch sử xung đột lâu dài và chưa bao giờ biến mất hoàn toàn. Về mặt kinh tế, họ đều là những cường quốc dầu mỏ nhưng cạnh tranh trên cùng một thị trường. Về mặt chính trị, họ đang “đấu khẩu” về việc ai sẽ là cường quốc chính ở Kavkaz và Trung Á.

Như vậy, ngoài mục đích chung là làm suy yếu quyền bá chủ của phương Tây, họ không chia sẻ bất kỳ chương trình nghị sự quốc tế nào. Ngay cả khi nói đến quan hệ với Washington, họ cũng có những khác biệt về mặt chiến lược.

Iran và Nga không chỉ có lợi ích địa chính trị khác nhau. Kể cả khi những đồn đoán về việc hình thành quan hệ đối tác thương mại, cả hai quốc gia cuối cùng vẫn bị chi phối bởi những lợi ích riêng trong ngành công nghiệp hydrocarbon của mình. Chẳng hạn, các vòng lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây cùng hạn chế khả năng bán dầu của họ cho toàn thế giới, Nga và Iran buộc phải chia nhau bán dầu ở cùng một số ít thị trường giới hạn.

Do đó, cạnh tranh và xung đột lợi ích là khó tránh khỏi và thậm chí có thể sớm trở nên gay gắt hơn, khi thị trường lớn nhất trong các thị trường quan trọng của họ là Trung Quốc lại đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, khiến nhu cầu mua năng lượng của Bắc Kinh có thể bị suy yếu.

Phân tích tình hình hiện tại, giới phân tích quốc tế cho rằng, Washington đang gộp Iran và Nga lại với nhau, coi họ như một dạng “trục bền vững” đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Nhưng xét đến nhiều điểm khác biệt giữa hai quốc gia, phương Tây nên thay vì gộp cả hai lại với nhau, mà nên kiên nhẫn tìm cách đẩy họ ra xa nhau. Chẳng hạn, một chính sách về năng lượng làm giảm giá dầu cũng có thể khiến kinh tế hai nước vốn phụ thuộc vào giá bán năng lượng, khó đứng chung một sân.

Thật ra, Nga-Iran không phải là quan hệ đối tác tự nhiên, nhưng theo thời gian, hợp tác giữa họ sẽ ngày càng khăng khít. Lợi ích khi đi cùng nhau không chỉ giúp họ bớt bị cô lập trên trường quốc tế, mà có thể giúp họ vượt lên những khác biệt để xây dựng một quan hệ đối tác bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cap-dong-minh-gai-goc-nga-iran-thuc-ra-rat-mong-manh-295366.html

Cùng chủ đề

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát lực lượng nổi dậy lật đổ tổng thống Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các nhóm quân sự đối lập đã lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12. ...

Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus. ...

Các cường quốc đang làm gì để bảo vệ lợi ích ở Syria?

(CLO) Các cuộc ném bom đã xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp Syria khi các bên liên quan ở Trung Đông cố gắng bảo vệ lợi ích của họ sau khi phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. ...

Nguyên nhân khiến chính quyền Tổng thống Assad ở Syria sụp đổ chóng vánh

(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Lao dốc, xuống mức thấp nhất trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 18/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần do lo ngại về nhu cầu sau các dữ liệu kinh tế từ Đức và Trung Quốc, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.

Tăng tại miền Bắc, lượng nhập khẩu thịt heo đã giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay duy trì đà tăng tại khu vực miền Bắc và tạm chững lại ở miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg.

TikTok “gặp nạn” ở châu Âu, EU chính thức mở cuộc điều tra lớn, chú trọng ba khía cạnh

Ngày 17/12, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok về những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA).

Mới nhất

TPHCM se lạnh như Đà Lạt, người dân choàng khăn, mặc áo ấm ra đường

TPO - Sáng sớm nay (18/12), TPHCM tiếp tục những ngày se lạnh. Người dân choàng khăn, mặc áo khoác để giữ ấm cơ thể. TPO - Sáng sớm nay (18/12), TPHCM tiếp tục những ngày se lạnh. Người dân choàng khăn, mặc áo khoác để giữ ấm cơ thể. Theo ghi nhận của Tiền Phong,...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình...

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm...

Việt Nam SuperPort và Bưu điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPort và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này đóng vai trò quan...

Vốn đầu tư dồn dập đổ vào bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản công nghiệp chứng kiến sự tăng tốc đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó khối ngoại mở rộng thị trường qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A). Thị trường bất động sản công nghiệp chứng kiến sự tăng tốc đầu tư của các nhà đầu tư trong và...

Mới nhất