Trang chủChính trịNgoại giaoTrừng phạt Nga hay chiến dịch "tấn công kinh tế" tổng lực...

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một “chiến trường” của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền…

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây. Hình ảnh trên trang bìa cuốn sách “Punishing Putin: Inside the global economics war to bring down Russia” của nhà báo Stephanie Baker. (Nguồn: stephaniebakerwriter.com)

Trong cuốn sách mới xuất bản phản ánh chi tiết “cuộc chiến kinh tế” của phương Tây nhằm chống lại Nga, nhà báo kinh tế quyền lực của hãng Bloomberg Stephanie Baker đã viết, “tôi tin nó cũng khốc liệt không thua kém cuộc xung đột quân sự đang diễn ra trên thực địa”.

Nhưng liệu các lệnh trừng phạt có thực sự tác động đến Moscow không?… Dưới đây là những góc nhìn mới của cây bút kỳ cựu mang hai quốc tịch Anh-Mỹ Stephanie Baker, người đã viết về nền kinh tế Nga từ những năm 1990 và có quyền truy cập không giới hạn vào các nguồn tin của cả phương Tây và Nga, để đi đến tận cùng của vấn đề.

Cuộc thí nghiệm kinh tế, tài chính khổng lồ

Mặt trận đã trải rộng khắp khu tài chính Manhattan, các khu phố sang trọng nhất của London và cả các hộp thư được các công ty vỏ bọc sử dụng tại các thiên đường thuế. Và cuộc chiến kinh tế này cũng khốc liệt không kém các trận tấn công quân sự đẫm máu đang diễn ra trên thực địa ở Ukraine.

Trong cuốn sách có tên “Punishing Putin: Inside the global economics war to bring down Russia”, nhà báo Baker phác thảo cách Mỹ và một số quốc gia châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với Nga sau chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine, tháng 2/2022. Theo quan điểm của bà, các biện pháp trừng phạt này quá rộng đến mức chúng cấu thành “chiến tranh kinh tế” trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Một số lệnh trừng phạt này diễn ra ngay lập tức và gây chú ý, chẳng hạn như việc tịch thu siêu du thuyền và các tài sản thuộc về các nhà tài phiệt Nga. Tỷ phú Nga Roman Abramovich đã phải bán câu lạc bộ bóng đá yêu thích của mình là Chelsea. Các công ty phương Tây bao gồm Adidas, McDonald’s và Unilever phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng để cắt lỗ và rời khỏi Nga.

Tuy nhiên, có các biện pháp trừng phạt khác dù ít được chú ý hơn nhưng có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều. Chẳng hạn, các chính phủ phương Tây đã đóng băng tài sản nước ngoài của Ngân hàng trung ương Nga – tổng cộng khoảng 300 tỷ USD (284 tỷ Euro) – và cấm xuất khẩu hàng hóa sử dụng kép, chẳng hạn như vi mạch, sang Nga. Hay việc EU và các nước G7 đã áp dụng mức giá trần – 60 USD (57 Euro)/thùng dầu Nga xuất khẩu vào cuối năm 2022, với mục đích gây tổn hại đến tài chính của Điện Kremlin, mà không làm đảo lộn thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nhà báo Stephanie Baker, người đã có ít nhất 34 năm nghiên cứu về kinh tế Nga đã tiết lộ cách Washington, Brussels và London tiến hành tịch thu siêu du thuyền, cố gắng thao túng giá dầu toàn cầu và nỗ lực ngăn chặn việc bán công nghệ cho quân đội Nga. Bà cũng cho thấy, giữa ý tưởng và hành động đã khác nhau như thế nào, do những xung đột lợi ích trong liên minh phương Tây.

Và khi chi phí “nuôi” cuộc xung đột với Nga tăng lên, một mặt trận kinh tế khác đã xảy ra. Mỹ và EU đặt câu hỏi, liệu có nên tịch thu 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Nga tích lũy ở phương Tây hay không?

Làm sáng tỏ phản ứng của Moscow đối với cuộc đàn áp kinh tế từ phương Tây, bà Baker cho biết, các du thuyền sang trọng đã được đưa đến vùng biển thuộc chủ quyền các đồng minh của Nga, một “đội quân” luật sư đã phải bảo vệ tài sản của các nhà tài phiệt ở các thành phố phương Tây và Dubai thay thế London trở thành nơi cần đến. Các chuỗi cung ứng và tuyến đường mới mở cho “dòng chảy” dầu mỏ và vi mạch tiếp tục củng cố ngân khố nhà nước Nga và đảm bảo cho nguồn lực của nước này trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine.

Như vậy, khi lệnh trừng phạt liên tục được phương Tây tung ra, thì Nga cũng không ngừng áp dụng các biện pháp đối phó mới tương ứng. Vậy thực tế, các lệnh trừng phạt của phương Tây có phải đã không đạt hiệu quả? Và tiếp theo còn có thể xảy ra những gì trong cuộc chiến tranh kinh tế này?

Nhà báo của Bloomberg phân tích, các lệnh trừng phạt ban đầu rất ít tác dụng đối với Nga, vì “hầu như không có sự thực thi nào, bởi Moscow có nhiều cách ứng phó và nhiều lỗ hổng đã được tìm thấy”, chẳng hạn, các nhà sản xuất chip phương Tây nói không thể kiểm soát chuỗi cung ứng của mình, khi công nghệ chip của họ được tìm thấy trong tên lửa Nga…

Gần đây, việc thực thi đã mạnh mẽ hơn nhiều với việc nhiều tàu chở dầu Nga bị đưa vào danh sách đen vì vận chuyển dầu dưới mức giá trần, nhưng các biện pháp vẫn chưa đủ. Sau này, khi các lệnh trừng phạt thứ cấp được tính tới, dường như bắt đầu gây khó khăn thực sự cho Moscow, chẳng hạn trừng phạt ngân hàng Trung Quốc tài trợ xuất khẩu hàng hóa cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga…

Mặt trận trải khắp thế giới

Tràn ngập các sự kiện, con số chi tiết mà không khô khan, từ một cuộc điện đàm, đến những câu chuyện thực tế hấp dẫn, sách “Punishing Putin: Inside the global economics war to bring down Russia” đã đưa độc giả vào những cuộc thảo luận hậu trường gay cấn, dẫn đến một kỷ nguyên hoàn toàn mới của “thủ đoạn chính trị kinh tế” được các bên tính toán cẩn thận.

Nhà báo Baker nhận định, cách những chiến lược mới này đang sắp xếp lại hoàn toàn các liên minh toàn cầu. Và nó sẽ ảnh hưởng đến trật tự thế giới ngày nay, thậm chí cho cả các thế hệ mai sau.

Trước trùng điệp các vòng trừng phạt, Moscow đã không nao núng trước 8 năm lệnh trừng phạt của Mỹ (đợt trừng phạt đầu tiên kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea), khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát lệnh khởi động chiến dịch quân sự vào Ukraine (2/2022). Ngay trong những giờ sau đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã sử dụng các công cụ kinh tế để chống lại một cường quốc có vũ khí hạt nhân.

Những gì diễn ra tiếp sau đó là những “thí nghiệm kinh tế, tài chính” khổng lồ hiện hữu ở khắp nơi trên thế giới, không thể phủ nhận việc nó có thể tác động làm thay đổi thế giới và từ đó, có nguy cơ đẩy toàn cầu vào một cuộc suy thoái tàn khốc.

Nhưng mục đích của những đòn tấn công kinh tế từ phương Tây lại rất đơn giản – là làm suy yếu sức mạnh cỗ máy quân sự của Tổng thống Putin và gây tổn hại đến nền kinh tế Nga—từng là nền kinh tế lớn thứ 11 trên hành tinh.

Nhà báo Stephanie Baker gọi “cuộc đổ bộ” của hàng loạt đòn trừng phạt từ phương Tây là “cuộc chiến bóng tối dữ dội” và cho biết, những nghiên cứu của bà cho thấy rõ, kết luận cuộc tấn công kinh tế của phương Tây vào Nga không có tác dụng là không đúng.

“Tôi nhận thấy, đây là chiến dịch tuyên truyền hiệu quả từ phía Nga. Do đó, sự ủng hộ đối với các lệnh trừng phạt có thể sẽ giảm đi”.

Đối mặt với hàng loạt khó khăn do tác động từ các vòng trừng phạt, “tôi không nói rằng, nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ, nhưng nếu giá dầu giảm mạnh và một số trụ cột quan trọng yếu đi, thì cuộc xung đột cũng không thể kéo dài được lâu”, bà Stephanie Baker kết luận.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-phat-nga-hay-chien-dich-tan-cong-kinh-te-tong-luc-cua-phuong-tay-tren-khap-the-gioi-294717.html

Cùng chủ đề

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Lao dốc, xuống mức thấp nhất trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 18/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần do lo ngại về nhu cầu sau các dữ liệu kinh tế từ Đức và Trung Quốc, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.

Tăng tại miền Bắc, lượng nhập khẩu thịt heo đã giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay duy trì đà tăng tại khu vực miền Bắc và tạm chững lại ở miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg.

TikTok “gặp nạn” ở châu Âu, EU chính thức mở cuộc điều tra lớn, chú trọng ba khía cạnh

Ngày 17/12, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok về những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA).

Mới nhất

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

(Dân trí) - Quán cà phê mới mở nằm tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn tệp khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách. Dù tới vào ngày trong tuần nhưng lượng khách tới quán cà phê Tiny...

Trao giải cuộc thi chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành” đã trao 1 giải Nhất; 3 giải Nhì; 5 giải Ba; 10 giải Khuyến khích cùng nhiều giải thưởng khác.   Tối 17/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn...

Tư vấn tuyển sinh du học Nga dành cho học sinh tỉnh Nghệ An

NDO - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An tổ chức buổi gặp mặt trực tuyến và tư vấn tuyển sinh dành cho học sinh các trường phổ thông tại tỉnh Nghệ An. Tham dự chương trình, tại điểm cầu Nghệ An,...

Đặc sản ở Gia Lai chan nước đen ngòm, khách quen ăn 2 bát vẫn thèm

Dù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm. Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là một trong những...

Chủ tịch nước kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại “Quân đoàn chủ lực”

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Quân đoàn 12 duy trì nghiêm nề nếp, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đoàn "tinh, gọn, mạnh", luôn luôn là quân đoàn chủ lực, cơ động chiến lược số 1. Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường đến thăm, động viên và kiểm tra công tác sẵn sàng...

Mới nhất