Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà giáo cần chính sách ưu tiên thực chất

Nhà giáo cần chính sách ưu tiên thực chất

Dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua nhận được khá nhiều sự ủng hộ. Theo các chuyên gia, với dự thảo luật này Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp cận bằng cách đổi mới quan điểm trong phát triển nhà giáo.

Đó là việc chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực. Đa phần các ý kiến đóng góp đều ủng hộ cơ chế tuyển dụng riêng cho ngành giáo dục.

bai chinh
Cô trò Trường Tiểu học Phương Mai (Hà Nội). Ảnh: Quang Vinh.

Không xây dựng chính sách ban ơn

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho rằng, việc xây dựng, ban hành dự thảo Luật Nhà giáo là rất cần thiết. Nghề giáo là nghề cao quý mà cả xã hội tôn trọng, tôn vinh. Vì vậy, các chính sách với nhà giáo cần đầy đủ, đồng bộ, thiết thực để làm sao những người làm giáo dục phải sống được bằng đồng lương và thôi thúc công tác, giảng dạy thật tốt. Để việc chăm lo cho đời sống của giáo viên đi vào thực chất, không còn là khẩu hiệu suông, ông Đào Ngọc Dung nêu quan điểm, để nhà giáo không phải lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên.

Tiếp đó, về các chính sách ưu đãi khác phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, loại hình giáo dục. Đơn cử như chính sách với giáo dục trong đại học (ĐH), điều cần quan tâm nhất là việc tự chủ thực sự, tự chủ tài chính, quyền hạn trong công tác cán bộ. Bởi, tự chủ ĐH là khâu đột phá trong giáo dục, cũng là điểm nổi bật mà dự Luật nêu ra. Cùng với đó, chính sách về nhà ở, nhà công vụ cũng cần lưu ý, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Nhà công vụ cần được sử dụng đúng nghĩa. Khi hết thời gian công tác cần trả lại, không thể biến nhà công vụ thành nhà riêng.

Ông Đào Ngọc Dung cũng chỉ ra thực trạng là hiện nay trường học chưa đáp ứng yêu cầu, nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều. Để giải quyết được tồn tại này, cần quy định rõ Nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách xây dựng kiên cố trường học, cùng với đó là huy động hỗ trợ từ xã hội.

Ông Dung nhấn mạnh, khi dự thảo mới được lấy ý kiến, có những chính sách đặc thù mà bản thân nhà giáo cũng không thích. Vì vậy, cần lựa chọn những chính sách ưu tiên thực chất; cần xây dựng các nguyên tắc về chính sách ưu đãi thực sự với lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục, nhà quản lý, chứ không phải chính sách “ban ơn” đặc thù riêng.

Ông Thái Văn Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) nêu rõ, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo. Về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, ông Thành đề nghị, cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo (như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi…), nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.

Ngành giáo dục được chủ động tuyển dụng

Điểm mới của dự thảo Luật trong tuyển dụng giáo viên đó là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Đề xuất trao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo này đã nhận được sự ủng hộ của các nhà giáo cũng như các chuyên gia. Góp ý dự thảo Luật Nhà giáo, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Đoàn Cần Thơ) ủng hộ dự thảo Luật đề xuất cơ chế tuyển dụng riêng dành cho ngành giáo dục để có thể tuyển đúng người và có đội ngũ nhà giáo đủ mạnh. Theo ông Phương, tuyển dụng giáo viên phải có cơ sở giáo dục tham gia chứ để ngành nội vụ thì không trọn vẹn và cần quy định điều kiện đặc cách để tuyển dụng. Ông Phương cho rằng, phải mở cửa rất lớn để quyền tuyển dụng của các cơ sở giáo dục mạnh lên và theo hướng là mình đi tìm người tài về cho đơn vị chứ không phải là mở cửa để người ta đi vào.

Bà Tô Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, từ trước đến nay, trường học chỉ được quyền tuyển dụng giáo viên hợp đồng. Còn nhà trường thiếu giáo viên biên chế các bộ môn sẽ đề xuất trình lên cấp trên và cấp trên trình ngành nội vụ. Ngành giáo dục sẽ phối hợp với ngành nội vụ để tuyển dụng nhà giáo và giao về cho các trường thiếu. Do đó nếu trả quyền tuyển dụng đội ngũ cho ngành giáo dục sẽ giảm được những phiền hà về thủ tục hành chính đồng thời cũng trả quyền tự chủ cho ngành. Khi đó, câu chuyện tuyển dụng con người cho ngành sẽ thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh, trúng, đúng nhu cầu. Khi giao quyền cho ngành vẫn nên có sự tương tác phối hợp với các ngành khác nhằm quản lý hài hòa, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ sẽ tiếp thu nghiêm túc, cầu thị và đầy đủ ý kiến của xã hội để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, nâng tầm Luật Nhà giáo, để trong thời gian tới báo cáo Chính phủ và có thể trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2025.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, đối với vấn đề về tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo cũng cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với các quy định liên quan tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động…



Nguồn: https://daidoanket.vn/nha-giao-can-chinh-sach-uu-tien-thuc-chat-10294296.html

Cùng chủ đề

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động. ...

Để nhà giáo yên tâm với nghề

Trong số những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, vấn đề tăng đãi ngộ đối với nhà giáo để các thầy cô yên tâm gắn bó với nghề đang được quan tâm và kỳ vọng. ...

Lý do đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định tổ chức, cá nhân không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Dự thảo Luật Nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi Luật Báo chí sẽ có một mục về “kinh tế báo chí”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ có một mục về kinh tế báo chí, cho phép cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, lĩnh vực truyền thông. ...

Ông Vư ‘xóa nghèo’

Suốt 15 năm làm Trưởng bản, ông Thao Văn Vư (bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) luôn gương mẫu, nghĩ điều hay, làm việc đúng giúp bà con trong bản cùng nhau thoát nghèo. ...

Đón hơn 4.700 khách quốc tế du lịch tàu biển

Ngày 12/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã đón 2 tàu biển Noordam và Celebrity Solsitce cập cảng, đưa hơn 4.700 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh. Tàu Noordam di chuyển theo hải trình từ Hồng...

Nhức nhối App giả mạo, lừa đảo trực tuyến

Dù đã tạm lắng xuống một thời gian, thế nhưng tình trạng lừa đảo tài chính qua giao dịch trực tuyến tiếp tục tái diễn, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bằng việc lợi dụng công nghệ mới, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các ứng dụng (App) giả mạo, sau đó tạo hóa đơn hoặc lệnh chuyển tiền thật, từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đang điều tra vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn...

ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ đào tạo bác sĩ cho ngành công an

Trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ đào tạo bác sĩ cho ngành công an là nội dung ĐH Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an thống nhất trong buổi làm việc mới đây. ...

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn mỏi mòn chờ hỗ trợ sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh học đến năm 4 vẫn chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí. Có sinh viên phải tạm thời nghỉ học. Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, sinh viên sư phạm Trường đại...

Sinh viên hào hứng với những ý tưởng độc đáo về sống xanh

(NLĐO) – Số tiền bán được từ việc thu gom chai nhựa, nhóm sinh viên dùng để gây quỹ học bổng, tổ chức các hoạt động cộng đồng cho sinh viên ...

Hướng dẫn cách viết và gửi thư UPU lần thứ 54 đúng quy định

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 vừa được phát động, có chủ đề “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết...

Mới nhất

Sửa đổi Luật Báo chí sẽ có một mục về “kinh tế báo chí”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ có một mục về kinh tế báo chí, cho phép cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, lĩnh vực truyền thông. ...

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam

(ĐCSVN) - Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thi Ánh Xuân cho biết quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư,...

Đường hoa sao nhái vạn người mê ở một xã nông thôn mới An Giang, hoàng hôn xuống đẹp như phim

Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) phối hợp với Hội Nông dân xã và chi bộ ấp Mỹ An 2 tổ chức triển...

Hệ thống AI giúp máy bay ‘ứng phó’ nhiễu động

Nhiễu động không khí ảnh hưởng đến máy bay có thể trở thành dĩ vãng nhờ một hệ thống AI mới giúp các phương tiện bay học cách điều chỉnh theo sự nhiễu động chỉ trong vài phút. ...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh...

Mới nhất