Trang chủNewsThời sựNgoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển đất...

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển đất nước, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII


Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2023), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế có bài viết về thành tựu và đóng góp của công tác ngoại giao kinh tế đối với phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong thời gian qua.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển đất nước, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong suốt 78 năm kể từ khi được thành lập, ngành Ngoại giao luôn đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngoại giao là mặt trận quan trọng, chiến lược trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước; là lực lượng tiên phong trong thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nâng cao vị thế quốc tế, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường đối ngoại ổn định cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Với vai trò là một trong bốn trụ cột của ngành, công tác ngoại giao kinh tế là nội hàm, nhiệm vụ xuyên suốt và ngày càng được quan tâm, chú trọng thúc đẩy nhằm phục vụ thiết thực nhất cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Ngoại giao kinh tế đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Công tác ngoại giao kinh tế đã có một quá trình hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước kể từ khi giành được độc lập.

Ngay từ những năm giữa thập kỷ 70 khi đất nước sắp được thống nhất, Ngành Ngoại giao đã sớm xác định cần một phương hướng mới là ngoại giao kinh tế để phục vụ đất nước phục hồi sau chiến tranh. Tổ công tác nghiên cứu về kinh tế của Bộ Ngoại giao được thành lập, đã tiên phong tìm hiểu, nghiên cứu mô hình, xu thế phát triển của kinh tế thế giới và tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế, khắc phục các khó khăn như chống lạm phát, giải quyết vấn đề nợ…; mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới và mang tính đột phá về kinh tế, góp phần khởi nguồn cho sự nghiệp đổi mới của nước ta; tích cực mở rộng quan hệ quốc tế, vận động tranh thủ viện trợ phục vụ tái thiết đất nước và nỗ lực triển khai các chính sách phá bao vây, cấm vận.

Bước sang những năm 90 và đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, Ngoại giao nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước, góp phần mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng; vận động, thu hút đầu tư FDI, viện trợ ODA từ các đối tác; quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, qua đó đóng góp vào những thành tựu quan trọng về thương mại, đầu tư, du lịch…, trong những năm qua.

Ngành Ngoại giao đã chủ động, tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam; tham mưu chiến lược về sự tham gia và đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương; hỗ trợ vận động, đàm phán, ký kết các FTA với nhiều đối tác then chốt, góp phần mở rộng không gian phát triển, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu và ngày càng củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Ngoại giao kinh tế tích cực triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước

Đại hội Đảng lần XIII đã đề ra những chủ trương, đường lối quan trọng đối với công tác đối ngoại nói chung và công tác ngoại giao kinh tế nói riêng. Đại hội XIII khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc” và xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Văn kiện Đại hội cũng lần đầu tiên đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”.

Quán triệt và thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, phát huy truyền thống của ngành Ngoại giao, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã được ngành Ngoại giao triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng tự hào, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Ngoại giao vaccine góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược vaccine, tạo cơ sở để đất nước phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Trong bối cảnh thế giới và đất nước đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ, đặc biệt là tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai chủ động, tích cực, trong đó, ngoại giao vaccine là điểm sáng nhất, đạt kết quả vượt kỳ vọng, đóng góp quan trọng vào công cuộc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành thành viên của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn là Tổ trưởng đã tham mưu Lãnh đạo Cấp cao điện đàm, tiếp xúc, trao đổi, gửi thư tới lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và tập đoàn sản xuất vaccine để vận động viện trợ, cung ứng vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc điều trị và chuyển giao công nghệ. Kết quả là, từ 117,6 nghìn liều vaccine đầu tiên vào tháng 2/2021, đến hết năm 2021, Việt Nam đã tiếp nhận trên 192 triệu liều, vượt chỉ tiêu 150 triệu liều theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ.

Đến nay, Việt Nam đã nhận hơn 258 triệu liều, trong đó nguồn viện trợ nước ngoài đạt trên 120 triệu liều, chiếm gần 50%, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 900 triệu USD, tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng.

Chiến dịch ngoại giao vaccine cũng là chiến dịch ngoại giao quy mô và chưa có tiền lệ trong lịch sử, đóng góp vào thành công của Chiến lược vaccine của Chính phủ, giúp Việt Nam đi sau, về trước về tiêm chủng vaccine và tạo cơ sở quan trọng và có ý nghĩa quyết định để đất nước chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh và phục hồi kinh tế.

Ngoại giao kinh tế kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm

Tình hình thế giới từ đầu năm 2022 đến nay tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, tác động sâu sắc đến các nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục 8,02%, mức tăng cao nhất trong 12 năm qua.

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XIII, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Ngoại giao 31, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương cụ thể hóa những quan điểm, chỉ đạo quan trọng trên thành những nhiệm vụ trọng tâm trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW.

Trên cơ sở đó, công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy, nhận thức đến hành động trong các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, thực sự trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành Ngoại giao và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trước tiên, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành tổ chức hiệu quả các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại Cấp cao, góp phần làm sâu sắc quan hệ kinh tế với các đối tác, tranh thủ tối đa các nguồn lực và duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước.

Trong gần 100 hoạt động đối ngoại từ đầu năm 2022 đến nay của Lãnh đạo chủ chốt, hợp tác kinh tế trở thành nội dung trọng tâm, đạt các kết quả cụ thể, thực chất với nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết. Việt Nam thiết lập các khuôn khổ hợp tác mới mang tính đột phá như Đối tác kinh tế số, kinh tế xanh với Singapore, ODA thế hệ mới với Nhật Bản, Đối tác chiến lược về tài chính xanh với Luxembourg, MOU hợp tác với WEF giai đoạn 2023-2026…

Thứ hai, ngành Ngoại giao đóng góp tích cực vào đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế; tích cực vận động, thu hút các nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng mới, các nguồn tài chính xanh, đầu tư phục vụ chuyển đổi năng lượng, công nghệ cao…

Nổi bật là việc Việt Nam ký kết Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với nhóm các nước G7 và châu Âu với nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; thu hút thành công các dự án đầu tư xanh và công nghệ cao như dự án nhà máy trung hòa các-bon đầu tiên trên thế giới trị giá 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trị giá 220 triệu USD của Tập đoàn Samsung…

Bộ Ngoại giao tích cực thúc đẩy triển khai và hỗ trợ thiết lập các khuôn khổ hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có 15 FTA đã ký kết, ký kết FTA với Israel và tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với khối EFTA, UAE, Mercosur…

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã ký Kế hoạch hành động giai đoạn 2023-2026 về ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã ký Kế hoạch hành động giai đoạn 2023-2026 về ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ ba, nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại bốn Hội nghị lớn về ngoại giao kinh tế trong các năm 2022 và 2023, ngành Ngoại giao tích cực đồng hành, hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp

Việt Nam mở rộng hợp tác kinh tế. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh hỗ trợ phục hồi ngành du lịch ngay khi Chính phủ quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế vào ngày 15/3/2022 và tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách thị thực thuận lợi cho khách du lịch quốc tế; đẩy mạnh các cuộc họp giao ban ngoại giao kinh tế với các ngành gặp khó khăn như dệt may, da giày, gỗ và lâm sản, thủy sản… để giúp các hiệp hội, ngành hàng nắm bắt thêm thông tin của các thị trường và tham mưu các định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt và mở rộng thị trường xuất khẩu trong dài hạn.

Bộ Ngoại giao cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký và triển khai Kế hoạch hành động triển khai công tác Ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp giai đoạn 2023-2026; thúc đẩy các hướng hợp tác mới, mang tính đột phá như phát triển ngành Halal, hợp tác nông nghiệp ba bên…

Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, Bộ Ngoại giao tổ chức hơn 120 đoàn làm việc tới các địa phương, gần 100 hoạt động kết nối các đối tác quốc tế, doanh nghiệp kiều bào với địa phương, hỗ trợ ký kết hơn 250 văn bản hợp tác quốc tế. Các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài làm việc với 9 bộ, ngành, trên 100 hiệp hội, doanh nghiệp lớn của Việt Nam để nắm bắt nhu cầu hỗ trợ thúc đẩy hợp tác và tháo gỡ khó khăn.

Bộ Ngoại giao đẩy mạnh các hoạt động cập nhật, thông tin cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về các xu thế, quy định mới trong thương mại, đầu tư quốc tế tác động đến xuất khẩu và thu hút đầu tư; tăng cường thông tin thị trường, thẩm tra, xác minh đối tác; tích cực hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam trong các tranh chấp thương mại quốc tế.

Thứ tư, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo chiến lược phục vụ điều hành kinh tế – xã hội được đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh.

Bộ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các báo cáo về kinh tế thế giới hàng tháng phục vụ họp Chính phủ thường kỳ và cung cấp cho các địa phương, doanh nghiệp tham khảo; kịp thời xây dựng các báo cáo tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về các vấn đề thời sự của kinh tế thế giới, khu vực và các vấn đề nổi lên có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế đất nước và tham mưu, kiến nghị chính sách phù hợp.

Toàn cảnh buổi giao ban Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế. (Ảnh Quang Hòa)
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì giao ban tháng 5/2023 giữa Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh Quang Hòa)

Ngoại giao kinh tế tiếp tục phát huy vai trò là động lực quan trọng cho phát triển đất nước nhanh và bền vững

Thời gian tới, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023 vào tháng 7 vừa qua, Bộ Ngoại giao sẽ tập trung đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế theo ba định hướng lớn sau:

Một là, tiếp tục tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực của đất nước, chủ động, tích cực hơn trong kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước; tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác đồng thời bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác.

Hai là, ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, đầu tư, du lịch, nông nghiệp… cũng như các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo…

Và ba là, tiếp tục quyết liệt cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trong hợp tác quốc tế.

Phát huy các kết quả đạt được và truyền thống 78 năm vẻ vang của ngành Ngoại giao, với quyết tâm cao nhất, với sự khẩn trương, quyết liệt như chiến dịch ngoại giao vắc-xin, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 21/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn 2022-2026 của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và phương châm sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước để tiếp tục đưa công tác ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển đất nước nhanh và bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành Ngoại giao đóng góp quan trọng vào thành tựu đối ngoại của đất nước

Chủ tịch nước biểu dương ngành Ngoại giao đã không ngừng củng cố thế và lực của đất nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước; nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Lương Cường, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị toàn thể cán bộ Bộ Ngoại...

Zelenskyy muốn quân đội nước ngoài đến Ukraine như điều kiện đàm phán

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đưa ra lập luận về giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến với Nga, trong đó nêu ý tưởng triển khai quân đội nước ngoài tại nước này cho đến khi gia nhập liên minh quân sự NATO. ...

Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. ...

Việt Nam tin tưởng Hàn Quốc sớm ổn định tình hình

Ngày 5/12, trả lời đề nghị của phóng viên yêu cầu bình luận về diễn biến chính trị ở Hàn Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, Việt Nam quan tâm, theo dõi những diễn biến hiện nay tại Hàn Quốc."Việt Nam tin tưởng rằng Hàn Quốc sớm ổn định tình hình, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong...

Việt Nam tin tưởng Hàn Quốc sẽ sớm ổn định tình hình

Chiều 5/12, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về các diễn biến chính trị gần đây tại Hàn Quốc cũng như phương án bảo hộ công dân khi tình hình căng thẳng hơn, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí. Ảnh: An Đăng/TTXVN Là quốc gia có quan hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Ngày 18/12, Vanuatu đã đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ sau trận động đất có độ lớn 7,3 tàn phá nước này trước đó 1 ngày, buộc chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 7 ngày, cùng lệnh giới nghiêm từ 18h-6h.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Chỉ đạo rà soát lại công tác quy hoạch, trật tự xây dựng khu bãi sông

Kinhtedothi-Qua phiên giải trình cho thấy, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, đạt nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Sau một thời gian làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, phiên giải trình của Thường...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô...

Mới nhất

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

THILOGI là đơn vị góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhằm tiếp cận với các xu hướng logistics mới, xây dựng mạng lưới đại lý,...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch,...

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. ...

Mới nhất