Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc trò nơm nớp vì bị gọi trả bài đầu giờ

Học trò nơm nớp vì bị gọi trả bài đầu giờ


Nhiều học sinh nơm nớp vì không biết có bị gọi lên bảng trả bài đầu giờ hay không, mong thầy cô thay đổi để việc kiểm tra nhẹ nhàng hơn.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, hoạt động kiểm tra miệng, trả bài ngẫu nhiên vào đầu giờ học khiến học sinh căng thẳng, lo lắng. Giáo viên được chủ động kiểm tra, đánh giá nhưng Sở lưu ý cần tránh hình thức này.

Thông tin được bàn tán rôm rả trên các diễn đàn học sinh ở TP HCM ba hôm nay với nhiều ý kiến trái chiều, nhưng phần lớn ủng hộ chủ trương của Sở.

Thanh Hưng, học sinh trường THPT Võ Trường Toản, quận 1, nói khoảng 15 phút đầu giờ luôn là thời gian “đáng sợ”. Nam sinh và bạn bè đã quen với hành động đầu tiên của giáo viên khi vào tiết là nhìn danh sách lớp gọi khảo bài ngẫu nhiên như xổ số.

“Có khi cô chọn học sinh có số thứ tự trùng với ngày tháng, khi lại dùng trò chơi, phần mềm random trên mạng, thậm chí được chọn trả bài vì có tên lạ…”, Hưng kể. Có lần cô giáo khảo bài môn Văn kéo dài suốt 2 tiết, cả lớp “căng như dây đàn”. Sau cô phải hoãn dạy bài mới vì hơn nửa lớp không thuộc bài cũ.

Bản thân Hưng dù học khá nhưng khi bị gọi lên bảng vẫn quên trước quên sau do căng thẳng. Theo lời Hưng, cả lớp chỉ thở phào nhẹ nhõm khi giáo viên thông báo vào bài mới.

Dù không quá sợ nhưng Gia Bảo, học sinh lớp 8 ở quận Gò Vấp, cũng cho hay không khí lớp mình trong khoảng 10-15 phút đầu giờ rất trầm, ai cũng run vì không biết có bị gọi tên hay không.

Hôm 13/9, tại hội nghị triển khai năm học mới ở quận 3, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cũng từng đề cập chuyện này. “Sáng sớm, học sinh ngồi trên xe ba mẹ chở đi học, vừa ăn vừa cầm cuốn vở học vì sợ thầy cô kêu trả bài”, ông kể.





Kết quả thăm dò trên VnExpress đến 7h ngày 16/9. Ảnh chụp màn hình

Kết quả thăm dò trên VnExpress đến 7h ngày 16/9. Ảnh chụp màn hình

Có nhiều năm tư vấn tâm lý cho học sinh, TS Giang Thiên Vũ, giảng viên khoa Tâm lý, trường Đại học Sư phạm TP HCM, cho biết nhiều em chia sẻ cảm giác căng thẳng, bức xúc với cách giao tiếp của giáo viên khi gọi học sinh kiểm tra ngẫu nhiên vào đầu giờ.

Ông nhìn nhận việc này khiến học sinh căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, học sinh có thể chủ quan với suy nghĩ đã bị gọi trả bài rồi thì sẽ không bị gọi nữa nên không cần học.

Chị Hồng Thúy, phụ huynh học sinh lớp 6 ở quận Gò Vấp, cho rằng phương pháp nào cũng có hai mặt lợi hại. Nhiều bạn nhút nhát sẽ sợ, căng thẳng khi bị gọi tên nhưng vì thế mà chủ động học bài ở nhà. Nếu hoạt động kiểm tra đầu giờ quá dễ dãi, học sinh sẽ lơ là bài vở, giáo viên cũng không biết học trò tiếp thu tới đâu. Tuy vậy, chị cũng đồng tình nên thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá.

“Con trai tôi có lần bật khóc vì phải học thuộc quá nhiều để hôm sau cô kiểm tra miệng”, chị Thúy nói.

Lý giải về yêu cầu giáo viên không gọi học sinh trả bài kiểu bất chợt, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, nói đây là một trong những nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không phải quy định riêng của TP HCM.

Bộ quy định đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ. Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy học, bằng nhiều hình thức như: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm, bài tập nhóm. Qua đó, giáo viên, học sinh kịp thời điều chỉnh việc dạy và học.

“Kiểm tra miệng là một trong các hình thức của đánh giá thường xuyên. Nhưng gọi trả bài ngẫu nhiên đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng không giúp học sinh tiến bộ, đi ngược lại tinh thần đổi mới giáo dục”, ông Quốc nói.

Dù đã yêu cầu, hướng dẫn đổi mới phương pháp từ nhiều năm nay, ông Quốc thừa nhận vẫn còn giáo viên giữ thói quen, cách kiểm tra cũ nên Sở phải nhắc nhở, chấn chỉnh.





Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, trong giờ học ngày 5/9. Ảnh: Quỳnh Trần

Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, trong giờ học ngày 5/9. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo cô Hồ Thị Bích Ty, Tổ trưởng môn Tiếng Anh, trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, việc gọi trả bài ngẫu nhiên vào đầu giờ đã trở thành thói quen của nhiều thế hệ giáo viên. Chương trình phổ thông 2018 chú trọng vào phát triển năng lực học sinh, không đặt nặng điểm số nên giáo viên cũng phải thay đổi cách thức kiểm tra. Dù vậy, việc thay đổi phải diễn ra từng bước, không thể ngày một ngày hai.

Phương châm của cô Ty là không tạo áp lực cho học sinh nhưng vẫn phải tìm cách duy trì thói quen học tập cho các em vì “không khảo bài, học sinh sẽ không học”.

“Cuối buổi học, mình vẫn dặn học trò học bài để hôm sau dò. Nhưng tiết sau mình không yêu cầu trả bài ngay đầu giờ mà chờ đến lúc luyện tập sẽ hỏi một vài câu liên quan đến nội dung cũ”, cô Ty chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên môn Lịch sử, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng cho biết 17 năm đi dạy chưa từng gọi học sinh đứng trước lớp trả bài. Thay vào đó, cô kiểm tra kiến thức cũ thông qua những câu hỏi đố vui.

Cô ví dụ, khi học về giai đoạn lịch sử nhà Trần, học sinh trả lời những câu hỏi liên quan đến nhân vật nổi tiếng bằng cách đọc thơ. Chẳng hạn, câu thơ “Dốc lòng cứu lấy giang san/Cờ ai thêu sáu chữ vàng tung bay” nói về nhân vật Trần Quốc Toản. Sau khi cả lớp đưa ra đáp án, cô Thảo cho học sinh xung phong nói về nhân vật này để lấy thêm điểm cộng.

“Các câu hỏi ở mức độ nhẹ nhàng, không kiểm tra thuộc lòng, ghi nhớ con số, sự kiện. Cách này khiến không khí lớp thoải mái, hứng khởi bắt đầu vào bài mới”, cô Thảo cho hay.

Với bậc tiểu học, cô Huỳnh Thị Tuyết Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Thọ, quận 12, cho biết hoạt động trả bài theo hình thức gọi tên ngẫu nhiên đã bị loại bỏ từ lâu. Thay vào đó, bắt đầu mỗi tiết học, giáo viên đều có hoạt động khởi động và kết nối. Học sinh được xem đoạn phim ngắn, chơi đố vui hoặc hát tập thể để vừa gợi nhớ lại kiến thức cũ và dẫn dắt vào bài học mới. Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện trong suốt quá trình dạy học thông qua những biểu hiện, mức độ tham gia, thái độ học tập và nhiều yếu tố khác.

“So với trước kia, học sinh tiểu học đã hứng khởi khi đến trường, tinh thần tích cực hơn”, cô Hoa nhận xét.

Theo TS Vũ, việc kiểm tra bài, kiến thức cũ vẫn cần thiết. Tiêu cực hay tích cực phụ thuộc vào phương pháp, kỹ năng sư phạm, giao tiếp của giáo viên khi đưa ra yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt học sinh. Những cách làm trên giúp học sinh có tâm lý tích cực khi phải huy động, nhớ lại kiến thức cũ.

Đây cũng là mong muốn của các học sinh và phụ huynh. Thanh Hưng nói hơi tiếc vì năm nay đã học lớp 12. Em cho rằng nếu có những thay đổi này sớm thì em sẽ tránh được cảm giác lo lắng khi đi học nhiều năm qua. Nam sinh cho rằng ngoài những thay đổi trên, giờ trả bài nên rút ngắn còn 5 phút.

Theo chị Hồng Thúy, giáo viên có thể cho kiểm tra nhanh trên giấy thay vì gọi tên thì học sinh sẽ ít căng thẳng. Gia Bảo cũng đồng tình, mong thầy cô của mình có cách kiểm tra bài cũ linh hoạt, vui nhộn hơn.

“Thầy cô có thể cho chơi trò chơi hoặc chọn bạn xung phong”, Bảo nói.

Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

TP HCM sẽ hướng dẫn giáo viên kiểm tra đầu giờ

Sở Giáo dục TP HCM nói phản đối việc giáo viên cầm lô tô, xào qua xào lại để chọn học sinh kiểm tra bài cũ đầu giờ, cho hay sẽ có hướng dẫn cụ thể việc này. Tại buổi họp báo thường kỳ của thành phố chiều 21/9, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, giải thích rõ hơn về yêu cầu không kiểm tra bài cũ theo kiểu bất...

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thông tin về vấn đề kiểm tra bài cũ đầu giờ

Đại diện Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thông tin rõ về yêu cầu kiểm tra bài cũ đầu giờ đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.

Gọi học sinh trả bài đầu giờ đã quá lạc hậu, thiếu khoa học

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, Chuyên gia giáo dục, nhà sáng lập, CEO InnEdu trả lời PV VTC News liên quan vấn đề Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu "giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng, hỏi bất chợt".- Bà đánh giá như thế nào trước thông tin lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu giáo viên bỏ việc kiểm tra đầu giờ theo hình thức hỏi thuộc lòng, hỏi bất chợt?Theo quan...

Học trò nơm nớp sợ bị gọi trả bài đầu giờ

Nhiều học sinh nơm nớp vì không biết có bị gọi lên bảng trả bài đầu giờ hay không, mong thầy cô thay đổi để việc kiểm tra nhẹ nhàng hơn. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, hoạt động kiểm tra miệng, trả bài ngẫu nhiên vào đầu giờ học khiến học sinh căng thẳng, lo lắng. Giáo viên được chủ động kiểm tra, đánh giá nhưng Sở lưu ý cần tránh hình thức này.Thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Gặp cô giáo ‘hoa hậu’ nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái

https://www.youtube.com/watch?v=iprPZXcFaSwBất ngờ, xúc động và hạnh phúc là những cảm xúc đầu tiên mà cô giáo Hoàng Minh Diệp - chủ nhân bức hình chia sẻ khi biết hình ảnh rất đỗi đời thường của mình đang được lan truyền khắp mạng xã hội.  Nguồn: https://vtcnews.vn/gap-co-giao-hoa-hau-noi-tieng-nho-buc-anh-lam-lem-bun-dat-don-truong-o-yen-bai-ar896164.html

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi....

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được...

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ...

Mới nhất