Lễ dựng nêu được tái hiện theo các nghi thức đã từng được thực hiện dưới triều nhà Nguyễn, báo hiệu bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế “đóng” vai lính vệ, quan triều Nguyễn để thực hiện các nghi thức của lễ dựng nêu
Cây nêu dài khoảng 20 mét, đẹp thẳng đều, được các lính vệ khiêng rước từ cửa Hiển Nhơn (phía Đông Hoàng thành Huế) đến di tích Triệu Miếu, di tích Thế Miếu
Đoàn rước được tái hiện nghiêm trang với các nghi thức và nhạc lễ cung đình xưa
Trước lúc dựng nêu, Ban Giám đốc của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ chủ trì lễ cúng. Mâm cúng được bày biện với các lễ vật truyền thống mang tính tượng trưng như: chuối, heo quay, xôi, cau trầu, hoa quả, trà, rượu…
Sau lễ, các binh lính đào đất, kéo dây và dùng sức mạnh một cách khéo léo để dựng cây nêu
Phía đầu cây nêu được treo thêm hộp đựng ấn triện, câu đối, phướng vải màu đỏ theo nghi thức của Hoàng cung dưới triều Nguyễn
Lễ dựng nêu được tổ chức trước tại di tích Triệu Miếu, là nơi thờ cụ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Tại Hiển Lâm Các, công trình cao nhất của Hoàng thành Huế là không gian di tích Thế Miếu - nơi thờ các vị vua triều Nguyễn, nơi đây cũng đang lưu giữ bảo vật quốc gia Cửu đỉnh
Chương trình lễ dựng nêu thường được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức vào dịp 23 tháng Chạp nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa cung đình xưa cũng như tạo điểm nhấn, sản phẩm văn hóa phục vụ du khách tham quan. Trong ảnh, một du khách Hàn Quốc đang quay lại lễ dựng nêu tại Hiển Lâm Các.
Bình luận (0)