Trang chủKinh tếNông nghiệpchương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả đáng...

chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận


Nhân dân các dân tộc trong huyện có cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đây được coi là một điểm sáng trong công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Đường giao thông nông thôn tại huyện Lắk đã được xây dựng bài bản và kiên cố.
Đường giao thông nông thôn tại huyện Lắk đã được xây dựng bài bản và kiên cố.

Giai đoạn 2021-2024, nhận định trước những thuận lợi, khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Lắk đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch, thu hút đầu tư, giảm nghèo… nên tình hình kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2021-2024 tiếp tục được duy trì và có bước tăng trưởng khá. Công tác văn hoá, giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, an sinh xã hội đảm bảo, Quốc phòng – an ninh được giữ vững, đời sống Nhân dân được cải thiện. Trên cơ sở số hộ nghèo từng năm, phân tích thực trạng, nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại các xã, thị trấn và các lĩnh vực có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo, UBND huyện đã đề ra những giải pháp tích cực nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tiềm năng lợi thế của huyện để thực hiện tốt chương trình, kế hoạch giảm nghèo hàng năm đề ra.

Công tác phối hợp giữa các cấp, các ban ngành trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành của tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội của huyện; Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban ngành của huyện chủ động phối hợp đồng bộ, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, gắn Chương trình mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội; gắn Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với giải quyết việc làm sau đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, chăm lo gia đình chính sách, người có công và bảo vệ trẻ em, phụ nữ nghèo.

Tập huấn nâng cao năng lực thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững do UBND huyện Lắk tổ chức.
Tập huấn nâng cao năng lực thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững do UBND huyện Lắk tổ chức.

Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã có sự phối hợp với nhau để triển khai, tổ chức thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

Ban Chỉ đạo đã giao cho các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

Kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2024: 

Áp dụng Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Lắk đã có nhiều văn bản nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững. Từ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Một mô hình hỗ trợ giống cây trồng cho bà con DTTS tại xã Đắk Phơi (huyện Lắk). 
Một mô hình hỗ trợ giống cây trồng cho bà con DTTS tại xã Đắk Phơi (huyện Lắk). 

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn của huyện, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn được đầu tư phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống phát triển sản xuất của người dân. Hiện nay có 90% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã và đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 70% số thôn, buôn đã có trục đường giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải. 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân. 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các công trình thủy lợi nhỏ đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm.

Một phiên giao dịch việc làm tại xã Đắk Nuê (huyện Lắk).
Một phiên giao dịch việc làm tại xã Đắk Nuê (huyện Lắk).

Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho hơn 1.000 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số. 100% cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo cấp xã. Cán bộ tại thôn, buôn, tổ dân phố đã được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng. 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động. 95% trở lên các hộ dân thuộc địa bàn các xã được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Kế hoạch và mục tiêu triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong năm 2025 của huyện Lắk:

Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021-2025 toàn huyện giảm 50% so với đầu kỳ ; Giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, nhất là địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách về điều kiện sống của người dân giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào người kinh và người dân tộc thiểu số.

Chương trình hỗ trợ bò giống sinh sản cho các hộ nghèo đang từng bước mang lại hiệu quả thiết thực.
Chương trình hỗ trợ bò giống sinh sản cho các hộ nghèo đang từng bước mang lại hiệu quả thiết thực.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định. Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, gắn liền với các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. 100% người dân thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và người đang sinh sống tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi; người nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm ổn định, tạo điều kiện để đi lao động nước ngoài nhằm tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/huyen-lak-chuong-trinh-mtqg-giam-ngheo-ben-vung-dat-nhieu-ket-qua-dang-ghi-nhan.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Phước là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ

Kinhtedothi - Sáng 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 và điều...

Xã Ia Phí- Nỗ lực xây dựng dời sống người dân ấm no

Xã Ia Phí có 13 làng đồng bào dân tộc thiểu số với 1.804 hộ/7.519 khẩu, chủ yếu là người Jrai sống bằng nghề nông nghiệp. Cuối năm 2024, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Phí huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Điều dễ nhận thấy là những ngôi nhà xây mới hai bên đường vào xã rất nhiều. Ở đây, người dân không chỉ trồng cà phê,...

Hội hữu nghị Việt – Séc TP Hà Nội tổ chức đại hội tổng kết

Kinhtedothi - Sự kiện là dịp để Hội nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong năm qua, cũng như đưa ra định hướng trong tương lai nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thúc đẩy tình hữu nghị, kết nối giao lưu nhân dân hai nước Việt Nam-Séc.  Ngày 14/12/2024, tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt - Séc TP Hà Nội đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm...

Hà Nội tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Theo đó, để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia BHYT, quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ BHYT và dự toán chi khám chữa bệnh BHYT năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao; UBND TP yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo chuyên môn, giám sát Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tuân thủ các quy định của pháp...

Giao hơn 65.000m2 đất cho Cục Cảnh sát giao thông để xây dựng tru

Theo Quyết định số 6414/QĐ-UBND ngày 13/12/2024, của UBND TP Hà Nội, giao 65.015,68m² đất tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để sử dụng vào mục đích an ninh theo quy hoạch vị trí đóng quân được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-BCA-H02 ngày 21/3/2024. Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Ranh giới, mốc giới,...

Bài đọc nhiều

Thực vật mới cực kỳ nguy cấp mới phát hiện ở Quảng Nam gây xôn xao giới khoa học sinh vật

Các nhà khoa học vừa công bố một phát hiện đáng chú ý về một chi và loài thực vật mới tại miền Trung Việt Nam, mang tên Quangnamia syncarpa. Phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Turczaninowia, giới thiệu Quangnamia là một chi đơn loài thuộc họ Tô...

Tại sao người Việt Nam lại gọi con ếch là con gà đồng?

Mướp hương nấu với gà đồngMời ăn một bữa xem chồng về ai.Măng non nấu với gà đồng,Thử chơi một trận xem chồng về ai.(Ca dao Việt Nam)Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) mục “gà đồng” được giảng ngắn gọn “tức là con...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

Cùng chuyên mục

Người phụ nữ Mnông đi đầu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

Người được Sở NN&PTNT Bình Định tặng giấy khen, lần thứ 2 bất ngờ “chạm mặt” đồi mồi quý hiếm

Là 1 trong 7 ngư dân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn rùa biển được Sở NNPTNT Bình Định tặng giấy khen trong năm 2024, ngư dân Lê Văn Hội lần thứ 2 bất ngờ “chạm mặt” đồi mồi...

Xã Ia Phí- Nỗ lực xây dựng dời sống người dân ấm no

Xã Ia Phí có 13 làng đồng bào dân tộc thiểu số với 1.804 hộ/7.519 khẩu, chủ yếu là người Jrai sống bằng nghề nông nghiệp. Cuối năm 2024, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Phí huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Điều dễ nhận thấy là những ngôi nhà xây mới hai bên đường vào xã rất nhiều. Ở đây, người dân không chỉ trồng cà phê,...

Trồng loại cây “thích” sống trong mùa đông lạnh, nông dân Thái Bình không lo ế, cứ thu hoạch là xe về mua tận...

Vụ đông năm 2024, toàn tỉnh Thái Bình đã gieo trồng 3.600ha cây khoai tây, khẳng định vị thế là một trong những cây trồng chiến lược trong cơ cấu nông nghiệp vụ đông. ...

Mới nhất

Giá tiêu ngày mai tiếp tục chu kỳ tăng mới?

Dự báo giá tiêu ngày mai 15/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 15/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai. Dự đoán, giá tiêu ngày mai 15/12/2024, giá tiêu trong nước tiếp tục chu kỳ tăng mới....

TP.HCM sẽ ‘tự quyết’ nhập khẩu thuốc đặc biệt

Trong nước có trên 24.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực. Sẽ thí điểm phân cấp Sở Y...

Cuộc đời bay của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, từ chiến trận đến hòa giải

Ngày 14/12, cuốn sách "Bầu trời - Trường đại học của tôi" của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, một phi công chiến đấu huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam, chính thức ra mắt bạn đọc.

Điểm sáng trong hoạt động an sinh xã hội và nhân đạo

Ngày 14/12/2024, Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại (Công ty LCN Long Đại) đã tổ chức chuỗi hoạt động hỗ trợ cộng đồng đầy ý nghĩa tại hai địa bàn thuộc tỉnh Quảng Bình. Với tinh thần sẻ chia và trách nhiệm xã hội, công ty đã trao tặng tổng giá trị hơn 100 triệu...

Mới nhất