Trang chủNewsChính trịBổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

anhtren.jpg
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Báo cáo tại phiên họp, ông Trần Tiến Dũng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình 1 kỳ họp gồm: Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 gồm: Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Luật sư (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao về đề nghị xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi), ông Phạm Quốc Hưng – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, Luật Phá sản hiện hành tồn tại một số vướng mắc, bất cập như: quy định về thẩm quyền của Tòa án còn phân tán, chưa hợp lý; chưa quy định thủ tục giản lược để giải quyết những vụ việc đơn giản; quy định về Quản tài viên còn có điểm bất cập…

Thẩm tra vấn đề trên, ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, về dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách và các cơ quan của Quốc hội cơ bản nhất trí với 2 chính sách được đề xuất về tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo các nghị quyết của Quốc hội với thời hạn 5 năm từ 1/1/2026 đến 31/12/2030.

Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật nhận thấy 3 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật cơ bản phù hợp với dự kiến định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo dự thảo Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật đang được Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo xây dựng trình Bộ Chính trị, do đó, cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ.

Đối với dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban Pháp luật và Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh cơ bản nhất trí với 4 chính sách được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Văn hoá giáo dục và Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh cơ bản nhất trí với nội dung của 4 chính sách được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, gồm: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí; Nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí; Thúc đẩy kinh tế báo chí; Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, về dự án Luật Phá sản (sửa đổi) Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội cơ bản nhất trí với 5 nhóm chính sách lớn của dự án Luật được nêu trong Tờ trình của Toà án nhân dân tối cao.

Liên quan đến dự án Luật Luật sư (sửa đổi), theo ông Tùng, Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan của Quốc hội cơ bản nhất trí với 3 chính sách được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH tán thành việc bổ sung 4 dự án luật và 1 dự thảo Nghị quyết do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trình. Tuy nhiên sau khi thảo luận UBTVQH ghi nhận sự cần thiết nhưng đề nghị lùi dự án Luật Luật sư (sửa đổi) sang năm 2026.

UBTVQH nhất trí trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình một kỳ họp đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Đối với dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và dự án Luật Phá sản (sửa đổi), UBTVQH tán thành trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10.

UBTVQH giao dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật thẩm tra; dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Ủy ban Quốc phòng an ninh thẩm tra; dự án Luật Phá sản (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế thẩm tra; dự án Luật Báo chí (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, giáo dục thẩm tra.

Với 100% Ủy viên UBTVQH biểu quyết tán thành, UBTVQH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Do có nhiều vấn đề mới phát sinh đòi hỏi chúng ta phải làm nhanh, làm gọn và bảo đảm chất lượng, tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước. Không vì một nhóm lợi ích nào, không vì lợi ích cục bộ trong quá trình sửa đổi luật hiện hành, xây dựng luật mới.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, qua thực hiện nếu những vấn đề nào thấy vướng, cần sửa đổi ngay thì mới trình ra Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình rút gọn tại 1 kỳ họp. Đối với các luật sửa đổi toàn diện, phải trình Quốc hội xem xét, thông qua trong 2 kỳ họp.

Cùng ngày, UBTVQH đã cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tiếp nối thành công và kết quả tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp.

Về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dự kiến xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 7 nhóm nội dung về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 7 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bo-sung-chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-nam-2025-10296341.html

Cùng chủ đề

Sự cần thiết và cấp thiết khi xây dựng và ban hành Luật PCCC&CNCH

(Dân trí) - Việc ban hành Luật PCCC&CNCH là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về PCCC& CNCH phục vụ đổi mới, phát triển đất nước và cuộc sống bình yên của người dân. Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộTheo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), trước đòi hỏi khách quan cần tăng cường công tác PCCC&CNCH bảo vệ sản...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra. Là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu (tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thị trường điện Australia) cho rằng, Luật...

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm giới hạn “công khai sai phạm của nhà giáo”

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền” tại Dự thảo Luật Nhà giáo.  Tiếp thu các ý kiến góp ý, phản biện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số điều chỉnh trong Dự thảo Luật Nhà giáo. Bên cạnh quy định rõ hơn...

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo. Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Tờ trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức là cách làm hiệu quả nhất

Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều địa phương đã có những cách làm hiệu quả, thậm chí “mạnh tay” xử phạt. Tuy nhiên, tựu trung lại làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức vẫn là cách làm hiệu quả nhất. ...

Giải thưởng Mai An Tiêm vinh danh 100 sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã trên cả nước

Tối 11/12 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã, trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024; phát động Tháng hành động vì HTX và Năm Quốc tế HTX 2025. ...

Bài học từ Bali quá tải, Phú Quốc đang từng bước phát triển bền vững

Với mục tiêu phát triển bền vững, trở thành đô thị đảo chất lượng cao, Phú Quốc khởi động hàng loạt dự án trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng hệ thống y tế, giáo dục, du lịch và làm sạch môi trường trên toàn đảo. ...

Làm rõ lý luận và thực tiễn chủ trương dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng

Chiều 11/12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". ...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Bài đọc nhiều

Hoạt động hiệu quả hơn sau khi sắp xếp bộ máy địa phương

Ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND thành phố nói rõ về vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương trong thời gian tới. Theo ông Nên, trung...

Bà Vương Ngọc Hà được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày 10 – 11/12 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. ...

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ngày 11/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Phong trào thi đua phải sống động, thiết thực, hiệu quả

Ngày 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì Phiên họp lần thứ 10 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” cho các tập thể, cá nhân có...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện...

Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc, Hôm nay, mặc dù là ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ngày 11/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung...

Quảng Bình có tân chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 11/12, tại kỳ họp cuối năm Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) Quảng Bình khóa XVIII, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Tại kỳ họp...

Bà Vương Ngọc Hà được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày 10 – 11/12 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. ...

Mới nhất

Vì sao đi Hỏa Lò trở thành trend của giới trẻ thủ đô?

Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây Di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách quốc tế mà của rất đông các bạn trẻ Hà Nội. Có thời điểm 'đi Hỏa Lò' trở thành 'trend'...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng...

130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế – bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam

Sáng 12-12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh...

Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) - Công tác đảng, công tác chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi bàn về vấn đề này, V.I. Lênin từng chỉ rõ: Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị không chỉ là nguyên tắc cơ bản, mà còn là...

Cả 6 học sinh Hà Nội giành huy chương tại Kỳ thi IJSO 2024

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO năm 2024 đều xuất sắc giành huy chương, trong đó có 5 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Đoàn học sinh Hà Nội tham...

Mới nhất