Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết


5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa các khối công lập và ngoài công lập; thúc đẩy năng lực và phẩm chất nghề nghiệp; tăng cường công tác truyền thông.

Xây dựng luật dành riêng cho nhà giáo là cấp thiết

Chia sẻ quan điểm trên Cổng TTĐT Quốc hội, đại biểu Trần Quốc Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh bày tỏ: Dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 đang thu hút sự quan tâm lớn của của tri cả nước, đặc biệt là lực lượng giáo viên.

Đánh giá cao nội dung dự thảo luật, vị đại biểu của tỉnh Trà Vinh cho rằng việc xây dựng luật dành riêng cho nhà giáo là cấp thiết để giải quyết các bất cập trong các chính sách hiện hành liên quan đến nghề nhà giáo như: Điều kiện làm việc; chế độ đãi ngộ; tiêu chuẩn nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi, nâng cao động lực cống hiến của nhà giáo, góp phần cải thiện chất lượng, tạo nền tảng phát triển tốt hơn cho ngành giáo dục Việt Nam, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn: Một trong những trọng điểm của dự thảo Luật Nhà giáo lần này là đảm bảo tiền lương của nhà giáo, đặc biệt cho những người làm việc ở vùng sâu vùng xa, sẽ thuộc mức ưu tiên cao trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp.

Các chính sách khác như phụ cấp đặc biệt và hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn cũng sẽ được điều chỉnh để thu hút nhân tài, nâng cao năng lực ngoại ngữ và áp dụng chuyển đổi số trong giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết- Ảnh 1.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn: Xây dựng luật dành riêng cho nhà giáo là cấp thiết. Ảnh Quochoi.vn

5 vấn đề căn cốt cần giải quyết trong Luật Nhà giáo

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng: Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, ngoài các vấn đề lớn về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đã được quy định tại các Luật đã ban hành, có 05 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo lần này, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hỗ trợ tốt nhất cho đội ngũ giáo viên như: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa các khối công lập và ngoài công lập; thúc đẩy năng lực và phẩm chất nghề nghiệp; tăng cường công tác truyền thông. Cụ thể:

Thứ nhất về tiền lương và chế độ đãi ngộ. Đây là một trong những vấn đề then chốt mà dự thảo Luật Nhà giáo cần cải thiện cho nhà giáo thông qua các chính sách.

Đặc biệt phải đảm bảo được mức sống cho nhà giáo và thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Theo đại biểu, đây là lĩnh vực quan trọng nhất – lĩnh vực đào tạo ra những con người có ích phục vụ cho xã hội.

Thứ hai về định danh và quản lý nhà giáo. Cần phải khẳng định, việc xác định rõ vị trí và trách nhiệm của nhà giáo, phân biệt giữa nhà giáo (giáo viên, giảng viên) và nhà quản lý giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) là quan trọng để tránh xung đột và nhầm lẫn trong các quy định hiện hành.

Thứ ba về phát triển công bằng giữa các khối công lập và ngoài công lập (dân lập và tư thục). Dự thảo Luật cần đảm bảo bình đẳng trong chế độ làm việc và đãi ngộ cho giáo viên giữa các khối trường công lập và tư thục, tạo sự thống nhất trong việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực.

Thứ tư về thúc đẩy năng lực và phẩm chất nghề nghiệp. Dự thảo luật cũng cần phải hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

Thứ năm về tăng cường công tác truyền thông. Đại biểu cho rằng, một chiến lược truyền thông hiệu quả về tầm quan trọng và vai trò của nhà giáo trong xã hội là điều cần thiết để tạo sự đồng thuận, hỗ trợ từ phía công chúng và các bên liên quan khi triển khai Luật.

Quản lý nhân sự giáo dục: Cần có cách tiếp cận khác biệt

Để giải quyết vấn đề thừa và thiếu giáo viên cục bộ kéo dài nhiều năm qua, đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo cần có các quy định rõ ràng về phân cấp, phân quyền theo cơ chế linh hoạt hơn trong quản lý, tuyển dụng và điều động giáo viên.

Theo đại biểu, việc quản lý nhân sự trong ngành giáo dục cần có cách tiếp cận khác biệt so với các ngành nghề khác.

Ông cho rằng, cơ chế quản lý hiện tại chủ yếu dựa trên biên chế nhà nước đã tạo ra sự cứng nhắc trong việc phân bổ và điều chuyển giáo viên, đặc biệt là khi cần bổ sung giáo viên tại các vùng khó khăn hoặc chuyên môn mới trong chương trình giảng dạy.

Do vậy, cần có cơ chế phân quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (trong phạm vi toàn quốc) hay Sở Giáo dục và Đào tạo (trong phạm vi nội tỉnh) được tự chủ hơn, thỏa thuận với lãnh đạo các địa phương trong việc điều động và biệt phái giáo viên giữa các khu vực thiếu và thừa giáo viên (tất nhiên là phải đảm bảo công bằng, hài hòa lợi ích, xem xét yếu tố hoàn cảnh, ưu tiên cho các trường hợp tự nguyện…) nhằm giảm áp lực cho những vùng có nhu cầu cao về giáo viên cho từng cấp học, từng môn học theo từng năm học….

Cần quy định rõ ràng, cụ thể chế độ tiền lương, phụ cấp nhà giáo

Đại biểu Trần Quốc Tuấn chia sẻ: Dự thảo Luật Nhà giáo lần này đang đưa ra nhiều chính sách nhằm tôn vinh và nâng cao đãi ngộ cho nhà giáo, bao gồm các chế độ về làm việc, lương và phụ cấp.

Một trong những đề xuất quan trọng là quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, thể hiện quan điểm giáo dục là “quốc sách hàng đầu”.

Điều này được xem là phù hợp để thu hút và giữ chân các giáo viên giỏi, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục bền vững của Việt Nam.

Tuy nhiên, để đảm bảo khả thi, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần quy định cơ chế giám sát cụ thể cho các chính sách này, tránh tình trạng các quy định chỉ tồn tại trên văn bản mà không thực hiện được trong thực tế.

Các quy định về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo cũng cần phải rõ ràng, cụ thể hơn, như mức phụ cấp thâm niên và phụ cấp vùng miền, để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong phân bổ ngân sách.

Cần xây dựng cơ chế đánh giá, tôn vinh, và đảm bảo quyền lợi phù hợp cho nhà giáo

Để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu cho rằng, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải rà soát lại các nội dung đã quy định trong các luật khác rồi thì không nên quy định trong dự thảo Luật này để tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các điều khoản trong Luật Nhà giáo với các luật khác như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Công chức, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động…

Dự thảo Luật cũng cần quan tâm đến các quy định về nhà giáo là người nước ngoài để đồng bộ với các luật liên quan.

Đồng thời cần nghiên cứu bổ sung chính sách thu hút, chính sách ưu tiên đặc thù trong đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nhà giáo là người dân tộc thiểu số công tác ở vùng đồng bào dân tộc, giáo viên dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số hay chính sách phát triển, tạo nguồn giáo viên người dân tộc thiểu số; chế độ tuyển dụng ưu tiên đối với diện cử tuyển là người dân tộc thiểu số…

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế đánh giá, tôn vinh, và đảm bảo quyền lợi phù hợp cho nhà giáo, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc và chính sách bảo vệ danh dự nghề nghiệp.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/tien-luong-che-do-dai-ngo-nha-giao-va-nhung-van-de-can-cot-can-uu-tien-giai-quyet-2024111916110278.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Có 23 ga hành khách, tàu 350km/h chỉ dừng ở 5 ga

VOV.VN - Quốc hội vừa nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cũng như thảo luận ở tổ về nội dung này. Ngoài tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư gần 67 tỷ USD, công nghệ… nhiều đại biểu vẫn còn một số băn khoăn về hướng tuyến cũng như việc bố trí các ga hành khách trên tuyến cao tốc...

Nghiên cứu việc mở rộng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Những tấn dầu đầu tiên của Việt Nam

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ mặc dù điều kiện còn hết sức khó khăn và thiếu thốn khi đất nước đang trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân...

Cần lộ trình hợp lý để tránh gia tăng buôn lậu

(ĐCSVN) –Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được xem là giải pháp quan trọng để giảm tỷ lệ hút thuốc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nếu thiếu lộ trình hợp lý, chính sách này có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng thuốc lá lậu, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách và hoạt động của ngành sản xuất hợp pháp. ...

Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương chúc mừng các đơn vị giáo dục nhân ngày 20/11

(ĐCSVN) - Ngày 19/11, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia quản lý hợp tác xã

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tại nhiều địa phương đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ hợp tác...

Nhiều dự án độc đáo tại cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên 2024

Sáng 19/11, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam diễn ra Vòng chung kết cấp toàn quốc Cuộc thi “Genesis- Ý tưởng Khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên 2024”. Có 16 ý tưởng xuất sắc...

Giá sắt vụn bao nhiêu 1kg hôm nay? Tăng hay giảm

Nhu cầu thu mua sắt vụn và tái chế ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà nhiều người ngày càng quan tâm hơn đến giá sắt vụn mỗi ngày đang tăng hay giảm? Để từ đó đưa...

Cần thể hiện được những chính sách tương xứng với cống hiến của thầy cô

Dự thảo Luật Nhà giáo cần thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô; đồng thời có chính sách khuyến khích nhà giáo làm việc...

Herbalife Việt Nam thông báo

Chúng tôi xin cảm ơn Quý Khách hàng và Các bên có liên quan đã luôn tin tưởng và ủng hộ Herbalife, một trong những công ty hàng đầu trên toàn cầu về sức khỏe và thể chất....

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Ngày 20.11, thầy cô, học sinh nghỉ nửa ngày được không?

'Ngày 20.11 là một ngày lễ đặc biệt, thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo. Thế nhưng học sinh cũ đã ra trường không thể về thăm thầy cô do nhiều trường vẫn dạy học cả sáng...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu việc mở rộng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gợi mở các cơ sở giáo dục đào tạo có thể tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần nỗ lực đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

(ĐCSVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đề nghị toàn hệ thống Học viện nỗ lực đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng “cơ bản, hệ thống, thực tiễn, hiện đại”. Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy...

Phụ huynh bị lừa mất 55 triệu đồng khi đăng ký cuộc thi viết chữ đẹp

Một phụ huynh ở TP.Đà Nẵng đã bị lừa mất 55 triệu đồng khi đăng ký cho con tham gia cuộc thi viết chữ đẹp trực tuyến. Ngành giáo dục địa phương khuyến cáo phụ huynh nâng cao cảnh giác với chiêu trò...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 19-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường đại học VinUni, nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Bày tỏ vui...

Symphony of Stars: Đêm Gala kỷ niệm đầy cung bậc cảm xúc của Trường Quốc tế TIS

Sự kiện diễn ra vào tối ngày 17/11 không chỉ tôn vinh cống hiến của các thế hệ thầy trò nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mà còn đánh dấu một hành trình 25 năm vững mạnh và thành công của TIS, ghi dấu ấn trong lĩnh vực giáo dục quốc tế tại Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng.Hành trình từ những ngày đầu đến thành công hiện tạiĐược thành lập năm 1999,...

Mới nhất

Được Mỹ ‘mở khóa’, Ukraine liền dùng tên lửa ATACMS tấn công đất Nga?

Reuters ngày 19.11 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho hay quân đội Ukraine đã dùng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ...

Phụ huynh bị lừa mất 55 triệu đồng khi đăng ký cuộc thi viết chữ đẹp

Một phụ huynh ở TP.Đà Nẵng đã bị lừa mất 55 triệu đồng khi đăng ký cho con tham gia cuộc thi viết...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện số 9307/CĐ-BCT về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi). Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương,...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc hội kiến với Đại tướng Chansamone Chanyalath Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào. Ngày 19/11, tại Vientiane (Lào), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ...

Mới nhất