Trang chủNewsThế giớiBa thông điệp Thủ tướng nêu ra tại hội nghị G7 mở...

Ba thông điệp Thủ tướng nêu ra tại hội nghị G7 mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ba thông điệp quan trọng tại hội nghị G7 mở rộng, thể hiện vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam, theo Bộ trưởng Ngoại giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản, với nhiều kết quả trên phương diện đa phương và song phương, theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Trong ba ngày Thủ tướng dự hội nghị và tiến hành các hoạt động bên lề, Việt Nam đã đóng góp những cách tiếp cận và giải pháp quan trọng từ góc độ một nước đang phát triển, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Tại các phiên họp của hội nghị G7 mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ba thông điệp quan trọng, trong đó có thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn. Trong thông điệp này, Thủ tướng đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương, coi đây là chìa khóa để giải quyết các thách thức chưa có tiền lệ hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Biden và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tại phiên thảo luận về Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng, ngày 21/5, tại Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải), Tổng thống Mỹ Joe Biden (bên trái) và Tổng thống Brazil Lula da Silva bắt tay bên lề phiên thảo luận về “Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, ngày 21/5, tại Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Trong thông điệp thứ hai, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nỗ lực giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng chỉ có thể thành công bằng cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, cân bằng và hợp lý theo điều kiện, trình độ khác biệt giữa các nước.

Thông điệp thứ ba được Thủ tướng nêu ra là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Thủ tướng cũng đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác trong giải quyết các vấn đề chung của quốc tế và khu vực, được lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, sự tham gia của Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trên cơ sở bình đẳng, phù hợp với lợi ích của các nước đang phát triển.

“Chuyến công tác để lại dấu ấn sâu đậm về vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam, khẳng định hình ảnh Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu”, Bộ trưởng nói.

Các hoạt động song phương trong chuyến công tác cũng góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác.

Với Nhật Bản, các cuộc hội đàm, trao đổi của Thủ tướng với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio, lãnh đạo tỉnh Hiroshima và các giới của Nhật đã góp phần nâng cao tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Kishida Fumio tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/5. Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Kishida Fumio tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/5. Ảnh: Dương Giang

Nhật Bản là quốc gia cấp vốn viện trợ ưu đãi lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 2.980 tỷ yen (21,6 tỷ USD) trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được đồng thuận trong thúc đẩy khả năng Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam. Đây là đồng vốn có ưu đãi cao, thủ tục đơn giản và linh hoạt dành cho các dự án phát triển hạ tầng giao chiến lược, như cao tốc, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ.

Ông đánh giá hợp tác ODA thế hệ mới, đặc biệt trong hạ tầng chiến lược và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại sẽ là những định hướng trọng tâm của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt – Nhật giai đoạn mới.

Hai nước đã ký ba văn kiện hợp tác ODA trị giá 61 tỷ yen (khoảng 500 triệu USD) cho dự án chương trình ODA thế hệ mới phục vụ phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội hậu Covid-19 và hai dự án cải tạo hạ tầng giao thông tại Bình Dương, Lâm Đồng.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn ODA thế hệ mới cho các dự án hạ tầng giao thông sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách trong bối cảnh nhiều nhiệm vụ cần chi.

Để vốn vay hiệu quả, thủ tục cần được rút ngắn, bởi đây là vướng mắc lớn trong giải ngân ODA vừa qua, khiến các dự án bị kéo dài, chậm tiến độ hoàn thành. “Trở ngại về thủ tục nếu không được các bộ ngành liên quan khắc phục sẽ khiến các khoản vay ưu đãi trở thành vay lãi suất cao”, Bộ trưởng Thắng nói với VnExpress.

Hai Thủ tướng Việt Nam - Nhật Bản chứng kiến trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá 61 tỷ yen (khoảng 500 triệu USD). Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến trao đổi văn bản ký kết ba dự án hợp tác ODA với tổng trị giá 61 tỷ yen (khoảng 500 triệu USD). Ảnh: Dương Giang

2023 là năm Việt – Nhật kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng của hai nước phát triển toàn diện thời gian qua. Nhật là thành viên G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Quốc gia này là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm ngoái đạt gần 50 tỷ USD, tăng so với mức 42,7 tỷ USD năm 2021. Ba tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt gần 11 tỷ USD.

Về đầu tư trực tiếp, Nhật đứng thứ ba trong 143 quốc gia, vùng lãnh thổ rót vốn vào Việt Nam. Lũy kế đến cuối tháng 3, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.050 dự án FDI, tổng vốn gần 70 tỷ USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có hàng chục cuộc tiếp xúc song phương với các lãnh đạo G7, như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng nhiều tổ chức quốc tế.

Các đối tác đều bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trọng tâm là kinh tế thương mại, giải quyết các vấn đề đang nổi lên như an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn.

Source link

Cùng chủ đề

Italia coi trọng, đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Đoàn công tác Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại Italia để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mở rộng. 2024 là năm lần đầu tiên, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 mời Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam tham dự. Đây không chỉ là hoạt động xã giao, mà điều này đã chứng tỏ Italia và các nước...

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023

Trong hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio thống nhất thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới, nhiều tiềm năng như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng... Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy và làm sâu...

Thủ tướng Ấn Độ Modi tạo dấu ấn với nghệ thuật “đẩy thuyền” khéo léo, đưa G7 xích gần G20 hơn

Việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng (từ 19-21/5) theo lời mời của nước chủ nhà Nhật Bản cùng những thể hiện của ông tại đây đã nói lên nhiều điều.

40 hoạt động của Thủ tướng ở Nhật Bản và triển vọng về làn sóng đầu tư mới

Đêm 21/5, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đáp xuống sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Hiroshima (Nhật Bản) từ ngày 19 – 21/5 thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.  Trả lời báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao...

G7 làm trầm trọng các vấn đề toàn cầu

Theo Bộ Ngoại giao Nga, hoạt động của G7 không phản ánh lợi ích của những nước đến từ các khu vực khác trên phạm vi toàn cầu."Rõ ràng, G7 là nhân tố chính làm trầm trọng thêm các vấn đề toàn cầu. Nhóm này không thể đại diện cho lợi ích của các trung tâm phát triển khác, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chi tiết tuyến đường nghìn tỉ sắp được xây dựng ở Hà Nội

Dự án tuyến đường Tây Thăng Long dài 5,8km, vốn gần 1.300 tỉ đồng đang được huyện Đan Phượng (Hà Nội) hoàn thiện các thủ tục để chuẩn bị thi công xây dựng. Laodong.vn Nguồn: https://laodong.vn/infographic/chi-tiet-tuyen-duong-nghin-ti-sap-duoc-xay-dung-o-ha-noi-1416903.ldo

Cuộc chiến ở Trung Đông: Mặt trận xung đột mới

Israel đang đối mặt với mối đe dọa về một cuộc chiến đa mặt trận, từ lực lượng Hezbollah tại Lebanon, lực lượng Hamas ở Gaza, Houthi ở Yemen và đặc biệt từ Iran. Điều này đang đặt toàn Trung Đông trên bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn, nguy cơ lôi kéo sự can dự của nhiều quốc gia và nhóm vũ trang khác trong khu vực. Căng thẳng leo thang có thể dẫn tới...

Trà Việt Nam được vinh danh trên đất Pháp

Mười sản phẩm trà Việt Nam đã nhận được giải thưởng của Tổ chức Nâng cao Giá trị Nông sản (AVPA) của Pháp, trong đó có 1 giải Vàng, 1 giải Bạc, 2 giải Đồng và 6 giải Khuyến khích. Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Hội chợ các sản phẩm khách sạn nhà hàng tại thủ đô Paris, chiều 5/11, Tổ chức Nâng cao Giá trị Nông sản (AVPA) của Pháp đã tổ chức lễ trao...

Hải quân Nga và Indonesia lần đầu tập trận chung

Hải quân Nga và Indonesia tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên mang tên "Orruda 2024" diễn ra tại cảng thành phố Surabaya của Indonesia và biển Java (Indonesia). Cuộc tập trận này có tên gọi là "Orruda 2024", kéo dài từ ngày 4 - 8/11. Cuộc tập trận "Orruda 2024" là cuộc tập trận song phương đầu tiên giữa hải quân Indonesia và Nga kể từ khi Indonesia giành độc lập. Nga và Indonesia tiến hành tập trận chung...

ông Trump và bà Harris hòa nhau

Kết quả bỏ phiếu tại thị trấn Dixville Notch (bang New Hampshire, Mỹ) cho thấy ông Trump và bà Harris ngang ngửa nhau. ...

Mới nhất

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024. Tối 4/11/2024 – Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) là một trong 190 doanh nghiệp vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc...

Loạt ngân hàng top đầu nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia

Các ngân hàng lớn, dẫn đầu hệ thống như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank... vừa được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Công bố sản phẩm và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Tiến vào Kỷ nguyên xanh” diễn ra ở Hà Nội ngày 4/11/2024,...

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Theo MXV, sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần (4/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên 2.185 điểm. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao...

Về Bần nghe hạt đỗ tương kể chuyện

VOV.VN - Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.     VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ve-ban-nghe-hat-do-tuong-ke-chuyen-post1133243.vov

Mới nhất