การพัฒนาระบบชลประทานในที่ราบไห่หลาง

Việt NamViệt Nam03/02/2025


Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi nhập tỉnh, ngày 5/3/1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 về sáp nhập các huyện trong tỉnh, hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải. Thời kỳ này đóng những dấu mốc đáng nhớ trong công tác trị thủy, phát triển hệ thống thủy lợi, mở mang kênh mương tưới tiêu, đặt nền móng cho sự phát triển nông nghiệp của huyện Hải Lăng cho đến bây giờ.

Từ đất và nước mà đi lên

Sau 3 năm bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, để lại hậu quả hết sức nặng nề, để xây dựng quê hương, trong sản xuất nông nghiệp, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của người dân Hải Lăng lúc bấy giờ là tích cực khai hoang phục hóa, mở mang diện tích trồng trọt, cải tạo đồng ruộng, đồng thời chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thâm canh cây lúa nước. Coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu, đẩy mạnh phong trào làm thủy lợi trong toàn vùng.

Phát triển hệ thống thủy lợi nơi vùng đồng Hải Lăng

Nguồn nước từ công trình Nam Thạch Hãn góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Hải Lăng -Ảnh: Đ.T

Đặc biệt, được sự quan tâm của trung ương và của tỉnh, có sự hỗ trợ, giúp sức của Nhân dân toàn tỉnh Bình Trị Thiên, công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn được khởi công xây dựng từ tháng 3/1978 đến tháng 6/1979 đưa vào khai thác, cung cấp nước tưới cho địa bàn nhiều xã của Hải Lăng, bình quân đến các năm 1984 -1985 tưới được từ 7.000 - 7.500 ha đồng ruộng/năm. Ngoài ra, huyện đã đầu tư 14 triệu đồng với 1,5 triệu ngày công của các hợp tác xã xây dựng được 68 công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu nước.

Ở vùng gò đồi đã xây dựng, hình thành được 5 hồ chứa nước quy mô vừa và một số hồ nhỏ chứa được 11 triệu m3 nước, trong đó có những hồ ở các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Lâm, Hải Phú... Nhờ có thêm nguồn nước tưới và đẩy mạnh phong trào thâm canh nên năng suất cây lúa tăng lên rõ rệt.

Năm 1981 có 17 hợp tác xã trên địa bàn Hải Lăng thâm canh lúa với diện tích 2.000 ha, đưa năng suất từ 50 tạ/ha/năm lên 82 tạ/ha/năm. Có 3 hợp tác xã đạt năng suất trên 70 tạ/ha/ năm. Năm 1982 có 23 hợp tác xã đạt năng suất trên 50 tạ/ha/năm, 4 hợp tác xã đạt trên 75 tạ/ha/năm - đứng đầu về năng suất lúa trên toàn tỉnh, trong đó có Hợp tác xã Long Hưng (Hải Phú) trở thành ngọn cờ đầu của tỉnh Bình Trị Thiên trong phát triển nông nghiệp.

Điều đáng ghi nhận là đến năm 1983, tổng sản lượng quy thóc toàn huyện đạt trên 62.100 tấn, năng suất bình quân trên ruộng 2 vụ là 51,04 tạ/ha, riêng Hợp tác xã Long Hưng đạt trên 100 tạ/ha. Năm 1984, sản lượng lương thực toàn huyện đạt mức 62.540 tấn, đây là năm huyện Triệu Hải đạt sản lượng cao nhất từ ngày hợp nhất.

Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng luôn chú trọng duy tu, bảo dưỡng, mở mang hệ thống thủy lợi để đảm bảo công tác tưới tiêu kịp thời, hiệu quả. Con số thống kê cho thấy, trong năm 2024, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm trên địa bàn huyện được tưới là 18.304,64 ha, trong đó tổng diện tích cây lúa được tưới là trên 13.600 ha.

Trong số 13.600 ha lúa được tưới, nông dân dùng nước tự chảy để tưới là 4.617,14 ha, dùng bơm điện để tưới là trên 9.000 ha và 73 ha dùng bơm dầu. Những địa phương có diện tích gieo trồng được tưới nhiều so với các xã trong huyện, đó là các xã: Hải Phong (2.410,27 ha), Hải Dương (2.112,8 ha), Hải Định (1.870,82 ha), Hải Hưng (1.824,5 ha), Hải Ba (1.136,2 ha)...

Hiện nay, tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn huyện Hải Lăng gần 360 km, trong đó đã kiên cố hóa 178,78 km, đạt tỉ lệ gần 50 %. Trong số này, tỉ lệ kênh mương được kiên cố ở một số xã khá cao như Hải Phú (92,08%), Hải Lâm (85,07%), Hải Quế (68,38%), Hải Ba (66,49%)...

Bên cạnh nguồn nước từ hệ thống thủy lợi tự chảy, để sẵn sàng bơm tưới cho lúa khi vào vụ cũng như chủ động chống úng ở vùng thấp trũng, huyện Hải Lăng cũng đã bố trí hệ thống trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu và trạm bơm tưới tiêu kết hợp.

Toàn huyện hiện có 55 trạm bơm tưới với tổng lưu lượng thiết kế 51.800 m3/h; 5 trạm bơm tiêu với tổng lưu lượng thiết kế 28.300 m3/h; 26 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với tổng lưu lượng tưới thiết kế 45.700 m3/h, tổng lưu lượng tiêu thiết kế 45.700 m3/h. Những địa phương được bố trí nhiều trạm bơm để tưới, tiêu phải kể đến các xã: Hải Phong (10 cái), Hải Chánh (8 cái), Hải Định (7 cái), Hải Hưng (7 cái)...

Huyện Hải Lăng cũng đã đưa 26 đập, hồ chứa nước hiện có trên địa bàn tham gia cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng dung lượng thiết kế 16,635 triệu m3 nước, phân bổ trên địa bàn các xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Thượng, Hải Định, Hải Phú...Tận dụng nguồn nước của các hồ: Kiều Ngự (Hải Phú), Trằm Khang (Hải Trường), Khe Chè (thị trấn Diên Sanh); các đập: Họ Phan (Hải Thượng), Bàu Sửu (Hải Lâm), Trường Xuân, Trằm Vụng (Hải Trường), Tân Trưng, Ruộng Cấy (Hải Chánh); Trằm Trà Lộc (Hải Hưng)...để “dẫn thủy nhập điền”, nhất là khi thời tiết khô hạn.

Nhờ những nỗ lực đó, hiện nay, huyện Hải Lăng là một trong những địa phương đi đầu trong sản xuất lúa của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm (năm 2024) đạt trên 13.600 ha. Năng suất bình quân toàn huyện đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 64,67 tạ/ha. Sản lượng thóc đạt 88.188,4 tấn. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 126 triệu đồng/ha.

Đan Tâm



Nguồn: https://baoquangtri.vn/phat-trien-he-thong-thuy-loi-noi-vung-dong-hai-lang-191462.htm

การแสดงความคิดเห็น (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

รูป

เทศกาลตรุษจีนในฝัน : รอยยิ้มใน ‘หมู่บ้านเศษขยะ’
นครโฮจิมินห์จากมุมสูง
ภาพสวยๆ ของทุ่งดอกเบญจมาศในฤดูเก็บเกี่ยว
วัยรุ่นมาต่อแถวถ่ายรูปกันตั้งแต่ 06.30 น. รอคิวถ่ายรูปที่ร้านกาแฟโบราณนานถึง 7 ชั่วโมง

No videos available