Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên năm cuối cần làm gì để giảm áp lực và...

Sinh viên năm cuối cần làm gì để giảm áp lực và nỗi lo sắp ra trường?


Quá tải bài vở

Lịch học dày đặc, khó khăn cân bằng bài vở trên lớp với những đồ án hỗ trợ cho việc tốt nghiệp, tâm lý chênh vênh, lo sợ cạnh tranh trong thị trường lao động là nỗi lo của một số sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp.

Nhiều đêm phải thức trắng chạy bài, Thanh Thảo, sinh viên năm cuối Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, TP.HCM, cho biết bản thân kiệt sức và gặp nhiều áp lực.

“Tôi theo ngành thiết kế, nhiều môn học đều có yêu cầu nộp đồ án với lịch thi cuối kỳ gần sát nhau nên sản phẩm bị dồn lại, phải hoàn thành bản phác thảo để duyệt trước khi thực hiện. Tôi cũng đang thực hiện nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho việc tốt nghiệp, băn khoăn chọn nơi thực tập phù hợp, đôi khi lo sợ ra trường trễ hạn, khó bám trụ với nghề”, Thảo cho hay.

Còn Ngọc Dương, sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ bản thân khá chênh vênh, mất niềm tin vì bị từ chối khi ứng tuyển.

Sinh viên năm cuối và nỗi lo sắp ra trường - Ảnh 1.

Bài vở, đồ án tốt nghiệp khiến nhiều sinh viên năm cuối căng thẳng

“Năm cuối nên tôi ứng tuyển để học việc lấy nền tảng nhưng một số nơi yêu cầu kinh nghiệm, lịch học năm 2, năm 3 của tôi lại khá nặng, khó sắp xếp nên chưa thể đáp ứng điều kiện này. Tôi cũng hoang mang về định hướng sau khi tốt nghiệp”, nữ sinh viên lo lắng.

Cũng rơi vào tình trạng quá tải, Mai Hồng, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết, giai đoạn giữa kỳ học khá áp lực với lượng bài vở liên tục, tâm lý bất an khi thời gian ra trường đến gần nhưng cảm thấy bản thân chưa tự tin.

Ưu tiên việc học

Vừa tốt nghiệp ngành tài chính Ngân hàng, Thùy Vũ, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết, sinh viên năm cuối thường sẽ chịu áp lực về khóa luận nên cần đầu tư thời gian tự học, hạn chế đi làm thêm nếu không thể cân bằng vì dễ ảnh hưởng đến điểm số.

Tốt nghiệp loại giỏi và hiện là trợ lý kiểm toán, Minh Thư, cựu sinh viên chuyên ngành kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM, chia sẻ, sinh viên nên tập trung hoàn thành các môn cuối, thi những chứng chỉ phục vụ cho việc tốt nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trên các website hoặc theo dõi kênh truyền thông của những công ty trong lĩnh vực mình theo đuổi.

“Sinh viên đừng nên có suy nghĩ mình chưa đủ điều kiện, chưa tốt nghiệp, chưa hoàn thành xong chứng chỉ… khiến bản thân hạn chế cơ hội việc làm. Các bạn nên xác định sớm lĩnh vực muốn gắn bó, trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết”, Minh Thư nói.

Rèn luyện bản lĩnh cá nhân

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng bộ môn tâm lý giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thông tin, để tạo điều kiện cho sinh viên, nhà trường thiết kế, bố trí chương trình tập trung vào việc thực tập giúp sinh viên năm cuối không còn quá nhiều gánh nặng bài vở.

Trước tình trạng một số sinh viên năm cuối chưa đủ tự tin, lo lắng chuẩn bị bước vào thị trường lao động, thầy Phan cho rằng đây là điều không thể tránh khỏi.

“Sinh viên phải chấp nhận sự thay đổi từ môi trường học tập sang làm việc và chủ động nâng cao kỹ năng cần thiết cho công việc. Các khoa, trường cũng tổ chức nhiều kỳ kiến tập, thực tập để sinh viên làm quen, nâng cao kỹ năng”, thầy Phan chia sẻ.

Sinh viên năm cuối và nỗi lo sắp ra trường - Ảnh 2.

Một số sinh viên hoang mang về định hướng nghề nghiệp

Tiến sĩ Phan nói thêm, một số sinh viên năm cuối chưa xác định được ngành nghề, mong muốn của bản thân thì đừng vội sợ hãi vì đây có thể chỉ là một giai đoạn mất phương hướng.

“Có nhiều nguyên do khiến sinh viên hoang mang như bản thân chưa nhận thức trong quá trình định hướng nghề nghiệp từ THPT đến ĐH, nhà trường chưa định hướng đào tạo rõ ràng, chưa có sự hướng dẫn cụ thể khiến một số sinh viên bối rối khi lựa chọn nghề nghiệp trong chuyên ngành. Sinh viên phải nỗ lực, tìm hiểu lại bản thân, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại và cần lập kế hoạch từ những giai đoạn trước đó”, tiến sĩ nhận định.

Theo thầy Phan, chương trình đào tạo hiện nay định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, vấn đề thực thi nằm ở bản lĩnh rèn luyện của chính sinh viên. “Các em cần định hướng rõ ràng trong quá trình học tập, tập làm quen, cọ xát thực tiễn từ năm 2, năm 3, chuẩn bị kỹ năng mềm, kiến thức cụ thể ứng với lĩnh vực ngành nghề theo đuổi để đáp ứng năng lực làm việc, tránh tâm thế bỡ ngỡ khi bước vào thực tế”.

Năm cuối chưa rõ định hướng, có nên học lên cao?

Chưa có định hướng cụ thể, P.V (sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ dự tính học lên thạc sĩ để dành thời gian tìm hiểu về mong muốn của bản thân. “Tôi đang phân vân giữa việc tốt nghiệp cử nhân, tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành hay học tiếp lên cao. Tôi nghĩ việc học lên thạc sĩ sẽ góp phần củng cố chuyên môn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn”.

Theo tiến sĩ Hồng Phan, việc học lên cao khi chưa có định hướng ngoài nhu cầu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như áp lực đồng trang lứa, áp lực thành công, tâm lý muốn vượt trội…

Việc “gap-year” (năm tạm dừng để học sinh, sinh viên gác lại việc học, thực hiện những kế hoạch khác nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức) sau bậc phổ thông hay dành thời gian nghỉ ngơi sau ĐH để trải nghiệm các công việc, dấn thân để hiểu rõ hơn đam mê của bản thân là việc khá phổ biến ở phương Tây. “Tuy nhiên, do định kiến xã hội, tâm lý của phụ huynh ở các nước phương Đông khiến việc này còn hạn chế. Sinh viên nên dành thời gian trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm sẽ hình dung rõ hơn về nghề nghiệp tương lai thay vì chỉ nắm lý thuyết”, tiến sĩ Hồng Phan lưu ý.



Source link

Cùng chủ đề

Gần 200 người học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Ngày 16-12, gần 200 học viên đến từ các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp đã tham gia khóa học chuyên gia 'Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế'. Lệ thuộc vào AI...

Fubon Life Việt Nam giành giải thưởng về môi trường làm việc

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Fubon Việt Nam (Fubon Life Việt Nam) được vinh danh trong Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam 2024 và Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm. Giải thưởng do Công ty Cổ phần nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) phối hợp với Báo Đầu tư tổ chức. Lễ trao giải diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12. Bảng xếp...

Đề nghị kỷ luật 3 lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi

(NLĐO)- Vi phạm của 3 lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đều ở mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. ...

Trao bằng tốt nghiệp cho 60 sinh viên đầu tiên liên kết đào tạo với New Zealand

Chương trình liên kết đào tạo cử nhân kinh doanh do Đại học Waikato cấp bằng là chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam, bao gồm 2 chuyên ngành: Kinh doanh số (BBus - DigiBus) và Quản lý chuỗi cung ứng (BBus - SCM).Khoá học 2021 - 2024, chương trình có 60 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 40 sinh viên tại Việt Nam, 20 sinh viên tại New Zealand.Phát biểu tại buổi lễ, bà Caroline...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một tạp chí khoa học đa ngành, liên ngành uy tín quốc gia, hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hương Giang, Tổng Biên tập Tạp chí, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là tốt nhất?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Quả trứng hiếm ‘tỉ quả có một’ được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng). ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái...

Khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Thông báo kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham mưu việc đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 7 năm 2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên...

Chia sẻ thông tin là điều vô cùng cần thiết trong đảm bảo an toàn thông tin

Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cho rằng, việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Chiều ngày 17/12, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đã có buổi làm việc với...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021...

Mới nhất