Уникальные картины с благовониями направлены на культурные ценности

Việt NamViệt Nam27/01/2025


dscf8577.jpg
Không gian phòng tranh Đức học trầm với những tác phẩm độc đáo từ trầm. Ảnh: M.L

Khơi dậy lòng tự tôn dân tộc

Cơ duyên đến với tranh trầm hương của Nguyễn Ngọc Đức bắt nguồn từ niềm đam mê cháy bỏng với loại gỗ quý này. Anh chia sẻ, niềm đam mê ấy đã được ươm mầm từ rất lâu, nhưng chỉ thực sự được khơi dậy mạnh mẽ khi anh bắt đầu khởi nghiệp cách đây hơn một năm.

Ban đầu, anh tập trung vào các sản phẩm mỹ nghệ phổ thông như trang sức, nhang nụ từ trầm hương. Tuy nhiên, trong một lần tham quan triển lãm mỹ thuật ở nước ngoài, anh đã bị ấn tượng mạnh bởi những tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ trầm hương. Anh nhận ra rằng, trầm hương không chỉ là một loại gỗ quý hiếm, mà còn có thể trở thành chất liệu cho những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần. Từ đó, ý tưởng về xưởng tranh trầm hương bắt đầu hình thành.

z6265659379786_92d138e908a9b7e06a77ee6b3085d2a8.jpg
Các tác phẩm chân dung lãnh tụ, lịch sử được các nghệ nhân chế tác sống động. Ảnh: L.H

“Nhắc tới Quảng Nam, người ta sẽ nghĩ đến nhiều sản phẩm đặc trưng, quý giá như sâm ngọc linh, trầm hương… Việt Nam ta có nhiều nghệ nhân, có năng khiếu hội họa mà tranh trầm lại chưa xuất hiện. Dựa trên nguồn tài nguyên, nhân lực đó, mình muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giá trị từ sản phẩm mình đang kinh doanh” - Đức nói.

Khởi nghiệp với một loại hình nghệ thuật mới mẻ, Nguyễn Ngọc Đức gặp không ít khó khăn. Anh phải tự mình mày mò, tìm tòi, nghiên cứu kỹ thuật chế tác, đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.

“Đối với một người bước đi đầu tiên thì bao giờ nó cũng sẽ rất là khó khăn” - Ngọc Đức tâm sự. Nhưng với niềm đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng, anh đã dần vượt qua những thử thách ban đầu, tạo ra những tác phẩm tranh trầm hương đầu tiên mang đậm dấu ấn cá nhân.

dsc011901.png
Ngọc Đức và tác phẩm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: M.L

Đầu năm 2023, những tác phẩm tranh trầm đầu tay ra đời. Với nguyên liệu 100% bì trầm, sử dụng loại keo dán cao cấp nhập khẩu từ Đức không ảnh hưởng tới mùi trầm, các bức tranh của Đức đảm bảo trường tồn với thời gian.

Điều đặc biệt ở tranh trầm hương của Nguyễn Ngọc Đức không chỉ nằm ở chất liệu độc đáo, mà còn ở cái “hồn”, cái “thần” được thổi vào từng tác phẩm. Mỗi bức tranh đều mang một câu chuyện riêng, một thông điệp riêng, thể hiện qua từng đường nét tinh xảo, tỉ mỉ, từ ánh mắt, thần thái đến bố cục tổng thể.

z6265664562438_2ba72a3ebb5f411e9d0957312abfaa79.jpg
Những bức tranh sinh động với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưởng tranh Đức học nghề trầm. Ảnh: L.H

Ngọc Đức chia sẻ, giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tranh trầm không chỉ nằm ở sự khéo léo cắt dán những sớ trầm, gam màu trầm phù hợp tạo nên những bức tranh chân thực, sống động mà còn nằm ở ý nghĩa, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Bên cạnh các chủ đề khách hàng yêu cầu, tranh của Đức học Trầm chủ yếu khắc họa chân dung lãnh tụ, các anh hùng, trận đánh lịch sử, truyền thống dân tộc. Đức học Trầm khao khát có thể truyền tải những giá trị văn hóa - lịch sử, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc của các bạn trẻ thông qua tranh trầm.

VIDEO - Nguyễn Ngọc Đức chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp với tranh trầm hương.

Để tạo ra những tác phẩm chân dung lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… phải mất 10 ngày đến nửa tháng mới hoàn thành, các tranh về cuộc sống thì ít ngày hơn. Do đó, giá thành các tác phẩm về cuộc sống dao động từ 3 - 10 triệu đồng/bức, riêng tranh trầm về lãnh tụ có giá từ 17 - 20 triệu đồng/bức.

Sau hơn 1 năm khởi nghiệp với tranh trầm, anh Đức bán được gần 100 tác phẩm chủ yếu qua kênh Tiktok. Nhưng bước đầu khởi nghiệp chưa tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng, xưởng tranh Đức học Trầm vẫn dùng vốn bán vòng tay trầm, nhang nụ nuôi đam mê sáng tạo tranh, nỗ lực truyền tải thông điệp tranh trầm hướng tới cộng đồng.

dscf8355.jpg
Anh Châu Tùng Dưỡng (ở giữa) đang sáng tác tác phẩm trầm hương tại hội chợ việc làm dành cho người khuyết tật. Ảnh: M.L

Trao cơ hội cho người khiếm khuyết

Không chỉ sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Đức còn hướng về những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người khuyết tật. Anh mong muốn xây dựng xưởng tranh của mình thành một môi trường làm việc thuận lợi, giúp họ có cơ hội phát triển tài năng, hòa nhập cộng đồng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Tại xưởng tranh Đức học Trầm, anh Đỗ Thế Hải (xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành) mới hơn 10 ngày tiếp cận thể loại mới mẻ này đang maà mò cắt dán. Xuất phát điểm là đồ họa, dựng hình 3D. Dù còn vụng về, đôi lúc làm sai phải cắt dán lại từ đầu, nhưng anh vẫn đầy tâm huyết, tập trung hoàn thành tác phẩm đầu tay.

dscf8585.jpg
Ngọc Đức theo dõi, động viên các bạn mới vào nghề. Ảnh: M.L

Bên cạnh Hải, chàng trai Nguyễn Văn Trí (SN 2006, xã Tam Lộc, Phú Ninh) vừa tốt nghiệp THPT đã có việc làm ổn định, lương 6 - 7 triệu đồng/tháng tại xưởng tranh của anh Đức.

Trí bày tỏ: “Em thích nghệ thuật và tự học vẽ từ những năm cấp 2. Nhưng điều kiện không cho phép em học tiếp. May mắn gặp được anh Đức tạo việc làm đúng với đam mê, thu nhập cao hơn so với làm phục vụ trước đây. Em sắp tham gia nghĩa vụ quân sự, nên mong muốn khi trở về vẫn tiếp tục được gắn bó với tranh trầm tại đây”.

VIDEO - Ngọc Đức chia sẻ về định hướng phát triển tranh trầm hương của mình


Những đôi bàn tay trẻ tại xưởng tranh Đức học Trầm đều được chỉ bày tận tình bởi người thầy Châu Tùng Dưỡng (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) - người đồng hành cùng Ngọc Đức từ những ngày đầu tiên. Với anh Dưỡng, đến với Đức học Trầm là một cái duyên khi anh đang luẩn quẩn tìm kiếm việc làm. Còn với anh Đức, gắn bó hơn một tuần mới phát hiện anh Dưỡng người khuyết tật. “Nhưng ảnh tài năng, tỉ mỉ và rất chăm chỉ. Thế nên mình muốn tạo cơ hội việc làm cho những người khiếm khuyết có khả năng, bởi mình nghĩ họ sẽ nỗ lực hơn rất nhiều” - anh Đức chia sẻ.

dscf8531.jpg
Nguyễn Ngọc Đức và anh Châu Tùng Dưỡng trao đổi về tác phẩm mới. Ảnh: M.L

Anh Dưỡng tâm sự: “Lúc đầu làm tranh trầm lóng ngóng lắm! Mình cũng từng xé dán rồi, nhưng bằng giấy hoặc lá cây thì mềm và nhiều màu hơn. Còn tách bì trầm lâu sẽ bị đau tay, màu bì cũng kém phong phú, rất khó để sắp xếp hài hòa các mảng màu sáng tối, tả được khối, độ nổi. Nhưng làm lâu cũng quen, hình dung như màn hình led có các điểm màu, mình tách bì trầm, chọn sớ trầm dán lên bức tranh đã khắc họa. Đến hiện tại, vừa cố gắng thổi hồn cho những tác phẩm tranh trầm, vừa hướng dẫn cho các bạn mới cách làm đẹp, năng suất, hiệu quả”.

img_3989.jpg
Để tạo nên một tác phẩm, nghệ nhân phải chăm chút từng chi tiết nhỏ. Ảnh: T.H

Cũng từ đó, anh Đức cũng quan tâm nhiều hơn đến những hoàn cảnh khiếm khuyết có đam mê hội họa, mang đến cơ hội để họ thể hiện tài năng và có thêm thu nhập để tự lo cho bản thân và gia đình.

Trong tương lai, chàng trai khởi nghiệp từ trầm hương ấy định hướng cho người làm tại xưởng tranh của mình tự tạo tác phẩm, tự bán tác phẩm nghệ thuật trầm. Và ý nghĩa hơn, những giá trị xã hội sẽ được lan tỏa, các hoàn cảnh khó khăn được giúp sức từ những bức tranh trầm của Đức.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/doc-dao-tranh-tram-huong-den-gia-tri-van-hoa-lich-su-3148279.html

Comment (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Фигура

Тет во сне: Улыбки в «деревне металлолома»
Хошимин с высоты птичьего полета
Прекрасное изображение поля хризантем в сезон сбора урожая
Молодые люди выстраивались в очередь с 6:30 утра и ждали 7 часов, чтобы сфотографироваться в старинном кафе.

No videos available