Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgười khổng lồ năng lượng hạt nhân Nga "đặt tiền" vào siêu...

Người khổng lồ năng lượng hạt nhân Nga “đặt tiền” vào siêu dự án uranium ở châu Phi, Rosatom đang toan tính gì?


Tập đoàn năng lượng hạt nhân khổng lồ của Nga Rosatom dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào một dự án uranium ở Namibia, khai thác trung bình 3.000 tấn mỗi năm, kéo dài trong hơn 25 năm.

'Người khổng lồ' hạt nhân Nga công bố siêu dự án uranium, Rosatom đang toan tính gì ở châu Phi?. (Nguồn: aa.com)
‘Người khổng lồ’ hạt nhân Nga công bố siêu dự án uranium, Rosatom đang toan tính gì ở châu Phi? (Nguồn: aa.com)

Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga Rosatom dự kiến sản xuất khoảng 3.000 tấn uranium vào năm 2029, tạo nhiều việc làm ở Đông Nam châu Phi.

Rosatom vừa công bố kế hoạch bắt đầu khai thác uranium ở Namibia vào năm 2029. “Chúng tôi dự định hoàn thành công việc thăm dò vào năm 2026 và bắt đầu khai thác uranium vào năm 2029 với thời gian khai thác khoảng hơn 25 năm”, đại diện Rosatom thông báo với giới truyền thông.

Rosatom sẽ thông qua Headspring Investments – một thực thể trong đó có cấu phần khai thác uranium và đang nắm giữ Uranium One Group, để bắt đầu triển khai quá trình thăm dò ở Namibia – nơi “sở hữu” tới 7% trữ lượng uranium của thế giới.

Công ty thuộc sở hữu Nhà nước Nga cho biết, các kế hoạch của họ ở Namibia sẽ tạo ra rất nhiều việc làm ở khu vực Tây Nam châu Phi, vì họ sẽ trực tiếp sử dụng khoảng 600 người. Các kế hoạch của Rosatom dự kiến cũng sẽ đẩy GDP của đất nước châu Phi này tăng khoảng 1-2% mỗi năm.

Hơn nữa, Đại diện Rosatom thông báo họ sẽ bắt đầu khai thác và chế biến thí điểm nguyên tố quý này ở Tanzania từ năm 2023 đến năm 2025.

Tại Tanzania, Tập đoàn Rosatom đang thực hiện Dự án sông Mkuju với mỏ Nyota – là một trong những mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng tài nguyên là 152 triệu tấn quặng. Giai đoạn sản xuất thí điểm sẽ sản xuất 5 tấn bánh vàng (yellowcake) – một loại bột cô đặc uranium thu được từ các dung dịch lọc, là một bước trung gian trong chế biến quặng urani. Mục tiêu của giai đoạn sản xuất thí điểm là khoảng 3.000 tấn bánh vàng mỗi năm.

Vào năm 2022, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga đã khai thác khoảng 7.000 tấn uranium, 4.500 tấn trong số đó được sản xuất bởi Uranium One Group.

Rosatom cũng là nhà xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân nước ngoài lớn nhất thế giới, sở hữu 74% thị phần trong lĩnh vực này. 37% lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng trên toàn thế giới đang được xây dựng bởi công ty Nga, khi Tập đoàn này hợp tác và đầu tư vào các dự án trải rộng trên phạm vi toàn cầu, từ Mỹ Latinh đến Đông Á.

Rosatom lâu nay vẫn được coi là “biểu tượng” độc quyền năng lượng hạt nhân của Nga, thậm chí được đánh giá là “bất khả xâm phạm” trong giai đoạn này. Tập đoàn thuộc sở hữu của Moscow hiện đứng vững với vai trò nhà xuất khẩu và làm giàu uranium hàng đầu thị trường, đồng thời là đối tác quan trọng và dày dạn kinh nghiệm bậc nhất, trong xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới.

Giới chuyên gia cho rằng, dù phương Tây có căng thẳng với Moscow như thế nào thì Rosatom vẫn được “bảo vệ”, bởi vai trò sống còn của nó đối với năng lượng hạt nhân toàn cầu và thực tế là nó không dễ dàng bị thay thế. Bằng chứng cụ thể là kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (2/2022), các thực thể Nga và nhiều cá nhân đã phải hứng chịu 11 gói trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU), nhưng ngành năng lượng hạt nhân và điển hình là Rosatom vẫn nằm ngoài các danh sách bị trừng phạt.

Thực tế, năng lượng hạt nhân vẫn là một lựa chọn cần thiết để đảm bảo nhu cầu năng lượng trên thế giới đang ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Với sự phát triển của công nghệ điện hạt nhân và nhu cầu năng lượng sạch ngày càng cao, do đó, việc khai thác và chế biến urani vẫn đang tiếp tục được phát triển trên thế giới với nhiều triển vọng trong tương lai.

Trong khi đó, Rosatom là nhà xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân chính trên thị trường toàn cầu. Đến tận năm 2021, Mỹ vẫn dựa vào sự độc quyền hạt nhân của Nga đối với 14% uranium cung cấp cho các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Rosatom cũng cung cấp các dịch vụ làm giàu nhiên liệu, chiếm tới 28% nhu cầu của Mỹ. Gần như tất cả nhiên liệu được sử dụng bởi các lò phản ứng hạt nhân mô đun nhỏ của Mỹ cũng là của Nga.

Các nước châu Âu cũng đã mua gần 1/5 nhu cầu nhiên liệu hạt nhân từ Rosatom. Theo nhận xét của chuyên gia Dorfman, EU đã đạt được rất ít tiến bộ kể từ khi từ bỏ ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Doanh nghiệp của Nga đã xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới và trong một số trường hợp còn tài trợ cho việc xây dựng chúng. Mới đây là trường dự án Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu (Thổ Nhĩ Kỳ), Rosatom đã triển khai hình thức hợp tác đầu tư mới là tài trợ đầy đủ và cam kết vận hành trong suốt vòng đời.

Tính đến cuối năm 2021, gần 1/5 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới là ở Nga hoặc do Nga xây dựng. Hiện tại, Rosatom đang xây dựng thêm 15 nhà máy bên ngoài nước Nga, theo thông tin từ Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia.

“Tính lợi hại” của năng lượng hạt nhân, khiến nhiều nước trên thế giới vẫn không chỉ cảm thấy khó sớm từ bỏ, mà còn mạnh tay tiếp tục theo đuổi điện hạt nhân. Và trong đó, “quan hệ phụ thuộc đan xen” với nhà cung cấp Nga không dễ dàng gỡ bỏ. Các chuyên gia cho biết, việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới để thay thế Rosatom trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu sẽ phải mất rất nhiều năm.

Trong khi đó, nhiều quốc gia vẫn đang mong muốn sớm xây dựng các nhà máy điện năng lượng hạt nhân đầu tiên. Đặc biệt, với nhu cầu lớn ở châu Phi hay châu Á… Rosatom được đánh giá có thừa nguồn lực để mang về một tương lai xuất khẩu năng lượng tươi sáng. Do vậy, Rosatom sẽ tiếp tục thu về nguồn thu nhập rất đáng kể, cùng với đó, ảnh hưởng của Điện Kremlin cũng được củng cố trong nhiều thập kỷ tới đối với một thế hệ khách hàng mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thay đổi về tài sản của Nga bị đóng băng ở Hà Lan

Tài sản của Nga bị đóng băng do các ngân hàng Hà Lan và các tổ chức tài chính khác nắm giữ chỉ còn dưới 100 triệu Euro thay vì 660 triệu Euro như đã đưa tin vào tháng 1, nhật báo De Telegraaf của Hà...

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Nhân dịp tổ chức cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Kazakhstan vào ngày 6/10, Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Lâm vào thế bí, gã khổng lồ năng lượng Nga Novatek đình chỉ 2 dự án LNG lớn

Novatek – nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga – vừa tạm dừng hoạt động của 2 dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế cản trở khả năng tồn tại...

Không còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, Uniper “cự tuyệt” khí đốt Nga

Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis nhận định, châu Âu đang ở vị thế vững chắc để duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong mùa Đông năm nay, ngay cả khi tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng của Nga sắp đóng cửa.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh, hy vọng thời điểm chấm dứt xung đột với Nga

Ngày 11/10, phát biểu trong chuyến thăm Berlin (Đức) nhằm đề nghị hỗ trợ quân sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.

Một cuộc chiến thương mại là “không thể tránh khỏi”

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là điều "không thể tránh khỏi"

Ấn Độ công nhận thêm 5 ngôn ngữ cổ điển

Các ngôn ngữ cổ điển đóng vai trò bảo vệ di sản văn hóa sâu sắc và lâu đời của Ấn Độ, chứa đựng những giá trị cốt lõi lịch sử và văn hóa của mỗi cộng đồng.

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Cảm nhận văn hoá “đất nước hình chiếc ủng” qua bộ sách mới ra mắt nhân Tuần lễ ngôn ngữ Italy

Từ 11-20/10, Tuần lễ Ngôn ngữ Italy trên thế giới lần thứ 24 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “L’italiano e il libro: il mondo fra le righe” (Tiếng Italy: Khám phá thế giới qua những trang sách).

Bài đọc nhiều

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Người tiêu dùng Việt ngày càng thắt chặt chi tiêu, thách thức của ngành F&B

Decision Lab, đơn vị chuyên đánh giá và tối ưu hóa marketing số vừa công bố báo cáo về thị trường F&B tại Việt Nam. Trong đó, 84% người được khảo sát đang thắt chặt chi tiêu của bản thân. Đây có thể sẽ là thách thức với ngành F&B...

Giá điện điều chỉnh như giá xăng, EVN sẽ thoát thua lỗ?

Bộ Công Thương vừa công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 21.821 tỷ đồng. Mua cao bán thấp gây nhiều hệ lụy Tại tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp"...

Eximbank bổ nhiệm thêm Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo về việc thay đổi nhân sự.Theo đó, ngân hàng bổ nhiệm ông Phạm Đăng Khoa làm Phó Tổng Giám đốc kể...

Cùng chuyên mục

BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu

BaF Việt Nam muốn phát hành 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 15.500 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.390 tỷ đồng lên 3.040 tỷ đồng. Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Theo đó, BaF Việt Nam muốn chào bán tối...

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài

"Gánh" trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triểnKhi nông sản vươn ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nhân quan niệm kinh doanh không còn là câu chuyện cá nhân của từng doanh nghiệp, mà còn "gánh" trên vai trách nhiệm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, theo xu hướng mới: gắn với môi trường, xã hội....

Doanh nhân Việt có đang ‘giàu’ lên?

Về phía doanh nghiệp thì số liệu về doanh nghiệp giải thể, đóng cửa và mở mới cũng sẽ phần nào xác nhận thêm những khó khăn của nhóm này. Về tổng số vốn đăng ký có sự tăng trưởng nhẹ trong 9 tháng đầu năm nay nhưng tiếp tục xu hướng suy giảm trong 5 năm vừa qua. Nếu doanh nghiệp thấy...

Lãnh đạo địa phương phải nhận thức rõ trách nhiệm chính trị của mình trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các địa phương bám sát các quan điểm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu...

Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu năm 2024

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết 20 năm qua, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM không ngừng vươn lên. Tăng liên kết, hình thành doanh nghiệp lớn vẫn là thách thứcCác doanh nghiệp, doanh nhân đã góp phần tích cực vào thực...

Mới nhất

TPHCM đề xuất giải pháp đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, lãnh đạo các Cục, Vụ chuyên môn trực thuộc Bộ; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GDĐT TPHCM; đại điện các Phòng GDĐT và các đơn vị giáo dục. Quang cảnh hội thảo Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất các giải pháp triển khai thực...

Hà Tĩnh triển khai thực hiện Kết luận 70-KL/TW

Nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực...

Chuyện về những cây sầu riêng trăm tuổi

Từ cây trồng phụ, sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực. Hiện nay, huyện Krông Pắc có diện tích sầu riêng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk với hơn 7.000ha, trong đó, 2.015ha sầu riêng được cấp mã vùng trồng xuất khẩu, tổng số 34 mã. Trên địa bàn huyện hiện có 13 cơ sở đóng gói...

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tếTại Hội thảo triển khai thi hành Luật đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại cơ sở y tế được đưa...

Mới nhất

Lịch thi đấu Việt Nam