Trang chủDi sảnLan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024.

Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam và Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam thời gian vừa qua.

Với sự nỗ lực, tham gia tích cực của các thành viên Trung tâm và Câu lạc bộ, hoạt động lan tỏa di sản đến cộng đồng ngày càng rõ nét hơn, sâu rộng hơn. Đến nay, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã có 21 chi hội ở 3 miền, không chỉ hoằng dương  đạo Mẫu mà còn có nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

Đồng quan điểm, TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đánh giá cao hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam trong năm qua.

Theo TS Lê Thị Minh Lý, sự hỗ trợ của Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã giúp cho việc thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu đi đúng hướng, hoạt động bài bản và hạn chế những việc không đúng khi thực hành. Đạt được điều này, các cơ quan quản lý văn hóa Trung ương và địa phương đã hỗ trợ, tư vấn rất nhiều cho Câu lạc bộ. Cùng với đó, trong năm vừa qua, việc hợp tác quốc tế nhằm quảng bá, giao lưu di sản cũng được Câu lạc bộ đẩy mạnh.

TS Lê Thị Minh Lý cho biết, sang năm 2025 và các năm tiếp theo, Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam và Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam cần tập trung cho nghiên cứu, đẩy mạnh các hoạt động hướng về cộng đồng nhiều hơn nữa. Đó là những  hoạt động thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 10 năm Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Báo cáo tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Yên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡngViệt Nam  cho biết,  là tổ chức phi chính phủ, dựa vào nguồn vốn xã hội hóa nên việc triển khai các hoạt động chuyên môn của Trung tâm chủ yếu dựa vào việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên là chính.

“Công việc này được chúng tôi thực hiện thông qua việc kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá, quản lý tôn giáo, tín ngưỡng tại các diễn đàn khoa học (hội thảo, tọa đàm, các hội đồng khoa học) để cùng nhau  trao đổi, thảo luận các vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác nghiên cứu và quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tín ngưỡng.”, PGS.TS Nguyễn Thị Yên nói.

      Trong năm qua Trung tâm đã triển khai được một số hoạt động cơ bản liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và tổ chức các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Đồng thời với đó là việc tích cực hỗ trợ và gắn kết cộng đồng thực hành tín ngưỡng nâng cao nhận thức về di sản văn hoá và các biện pháp bảo vệ theo tinh thần của Luật Di sản văn hoá và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

 Trong năm 2024, Trung tâm đã tổ chức cho các nhà nghiên cứu là cộng tác viên đi khảo sát các di tích tiêu biểu. Đồng thời, tham gia các diễn đàn khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu về nhận diện vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong hệ thống các tín ngưỡng Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Yên cho biết, tiếp nối các kết quả nghiên cứu từ những năm trước, thông qua các kết quả nghiên cứu, tham luận tại các diễn đàn khoa học đã tiếp tục nhận diện và làm sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu trong dòng chảy  tín ngưỡng Việt Nam.

Việc nhận diện, làm rõ vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết để qua đó góp phần tư vấn chính sách, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy, trong đó bao gồm cả đề xuất văn hóa ứng xử với cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại hình tương tự của  các tộc người thiểu số.

Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá, quản lý tôn giáo, tín ngưỡng để mở rộng giao lưu, hợp tác, trao đổi góp ý kiến trong việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ.

Tiếp tục phát huy vai trò tư vấn chuyên môn trong việc hỗ trợ các địa phương, các cơ sở thờ tự trong các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa tín ngưỡng của các địa phương.

Tại Hội nghị, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tiến Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam cho biết, thông qua các hoạt động, sự kiện tại nhiều tỉnh thành, Câu lạc bộ đã trao đổi nghiệm thực hành tín ngưỡng, phát huy những nét đẹp, rút kinh nghiệm và khắc những mặt hạn chế, chưa phù hợp với pháp luật và các giá trị nhân văn của thời mới.

 Những hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu Viêt Nam đã góp phần giúp xã hội cùng các cơ quan quản lý nhà nước có sự nhìn nhận đúng hơn về Tín ngưỡng thờ Mẫu. Đặc biệt, cộng đồng thực hành tự điều chỉnh hoạt động của mình, từng bước chuẩn hóa lễ cho đúng với truyền thống, đúng với pháp luật và loại bỏ những việc làm sai lệch các giá trị lịch sử, văn hóa của đạo Mẫu.

Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/lan-toa-sau-rong-di-san-den-cong-dong-116071.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

VHO - Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết...

Sâu lắng dòng cảm xúc ở Khu Di tích Bác Hồ

VHO - Ngày 19.12, triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy dự và cắt băng khai mạc Triển lãm. Xuyên suốt là tấm lòng tôn kính khi chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu quý báu về Chủ tịch Hồ Chí...

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Bài đọc nhiều

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Trong top những địa điểm an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch 1 mình, Hội An cổ kính và trầm mặc dẫn đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến đường dài có chi phí rẻ nhất thế giới năm 2024. Những giá trị độc đáo riêng có của di sản Hội An, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ hết “nóng” trên truyền thông quốc tế. Không chỉ là điểm đến an toàn nhất thế giới...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Cùng chuyên mục

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Di sản Hội An: Điểm đến rẻ nhất và an toàn nhất thế giới cho khách độc hành

Trong top những địa điểm an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch 1 mình, Hội An cổ kính và trầm mặc dẫn đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm đến đường dài có chi phí rẻ nhất thế giới năm 2024. Những giá trị độc đáo riêng có của di sản Hội An, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ hết “nóng” trên truyền thông quốc tế. Không chỉ là điểm đến an toàn nhất thế giới...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Mới nhất

16 hợp đồng trị giá 286 triệu USD ký tại triển lãm quốc phòng quốc tế

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm quốc phòng -...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son đã rực sáng trong chiến thắng 5 sao của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar vào tối 21.12. Sau trận đấu, chân sút nhập tịch đã bị cầu thủ đối phương buông lời khiêu khích. Highlight Việt Nam 5-0 Myanmar: Màn trình diễn chói sáng của Xuân Son | ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 Nguyễn Xuân Son phản...

Tôi, người lính trở về sau chiến tranh

Là sỹ quan điều khiển tên lửa trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày 30/4, đất nước thống nhất, tháng 9/1975, tôi xuất ngũ, về làm phóng viên báo Tiền Phong. Đến tòa soạn, tôi thường mặc bộ quân phục và đi đâu cũng mang theo chiếc mũ cối. Có người ở cơ quan báo lúc đó bảo tôi: Thôi, cất mấy...

Tuyến metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương

(ĐCSVN) - Sáng 22/12, tuyến metro số 1 của TP Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động sau 17 năm được phê duyệt, 12 năm thi công, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của Thành phố. ...

Mới nhất