ពីស្ករអំពៅទៅជាឥណទានកាបូន

Việt NamViệt Nam08/02/2025


Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ góp phần vào an ninh lương thực mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hoạt động canh tác mía vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính và tác động môi trường.

Từ cây mía đến tín chỉ carbonDự án giúp nông dân tiếp cận mô hình canh tác tái tạo môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tài nguyên đất và nước.

Phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững

Việc sử dụng phân bón tổng hợp làm gia tăng phát thải N2O - loại khí nhà kính có tác động mạnh gấp 300 lần CO2. Bên cạnh đó, phương thức đốt đồng mía sau thu hoạch cũng tạo ra một lượng lớn CO2, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải, hướng tới nền nông nghiệp bền vững với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong bối cảnh đó, các sáng kiến về tín chỉ carbon trong nông nghiệp đang ngày càng được quan tâm, mở ra cơ hội để nông dân trồng mía tối ưu hóa sản xuất và hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon.

Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững. Với vùng nguyên liệu rộng lớn, Lasuco đang từng bước chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, giảm phát thải khí nhà kính và gia tăng giá trị kinh tế.

Lasuco đã triển khai dự án thử nghiệm 500ha tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2025-2026 và dự kiến mở rộng lên 8.000ha từ năm 2027. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một dự án quản lý đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VM0042 của Verra được áp dụng trong ngành mía đường, giúp giảm phát thải N2O và gia tăng lượng carbon hữu cơ trong đất (SOC).

Mới đây, lễ ký kết triển khai dự án giảm phát thải carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Lasuco và hai đối tác Nhật Bản là Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Sagri một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc giảm phát thải carbon trong nền nông nghiệp Việt Nam. Ông Lê Văn Phương, Tổng Giám đốc Lasuco, nhấn mạnh: “Toàn bộ lợi nhuận của dự án sẽ được chi trả cho nông dân, giúp họ nâng cao năng suất cây mía và cải thiện đáng kể đời sống kinh tế. Đây là cách chúng tôi đồng hành cùng nông dân, tạo ra giá trị bền vững”.

Ông Egashira Hideaki, Tổng Giám đốc Idemitsu Việt Nam, nhận định: “Dự án giảm phát thải carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp tái tạo môi trường tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực này song song với các dự án năng lượng sạch và tái tạo mà chúng tôi đang triển khai”. Trong khi đó, ông Hiroya Ishitsubo, Giám đốc Tài chính Toàn cầu của Sagri, chia sẻ: “Việt Nam không chỉ là cường quốc nông nghiệp, mà còn là điểm đến lý tưởng để phát triển các dự án tín chỉ carbon. Chúng tôi kỳ vọng sẽ mở rộng mô hình sang các loại cây trồng khác như lúa gạo, đưa nông nghiệp bền vững lên tầm cao mới”.

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác mía

Việc lạm dụng phân bón hóa học không chỉ làm suy thoái đất mà còn tạo ra khí N2O. Để khắc phục tình trạng này, Lasuco triển khai mô hình sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh kết hợp với kỹ thuật canh tác cải tiến nhằm giảm lượng N2O phát thải mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng. Một trong những nguyên nhân chính gây phát thải CO2 trong ngành mía đường là thói quen đốt đồng mía sau thu hoạch. Lasuco đang thúc đẩy các phương pháp thu gom và tái sử dụng bã mía, lá mía làm nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh khối hoặc phân bón hữu cơ, thay vì đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Việc gia tăng hàm lượng carbon hữu cơ trong đất giúp cải thiện độ phì nhiêu, duy trì độ ẩm và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Dự án của Lasuco áp dụng kỹ thuật trồng mía phủ xanh mặt đất, sử dụng cây che phủ để tăng cường lượng carbon lưu trữ trong đất, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống tín chỉ carbon trong nông nghiệp.

Tín chỉ carbon - cơ hội gia tăng thu nhập cho nông dân

Tín chỉ carbon là một trong những giải pháp kinh tế bền vững giúp doanh nghiệp và nông dân có thêm nguồn thu nhập từ việc giảm phát thải khí nhà kính. Với việc đăng ký và chứng nhận dự án theo tiêu chuẩn VM0042 của Verra, Lasuco không chỉ tiên phong trong lĩnh vực sản xuất mía đường mà còn tạo ra những tín chỉ carbon đầu tiên của Việt Nam áp dụng phương pháp này.

Từ cây mía đến tín chỉ carbonToàn cảnh Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Những nông dân tham gia dự án có thể nhận được lợi ích kép: cải thiện năng suất mía, giảm chi phí sản xuất nhờ kỹ thuật canh tác bền vững, đồng thời có thể bán tín chỉ carbon để gia tăng thu nhập. Điều này giúp nâng cao đời sống kinh tế, đồng thời khuyến khích họ tham gia vào mô hình sản xuất nông nghiệp xanh.

Dự án phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững của Lasuco được thực hiện theo lộ trình chặt chẽ: Tháng 1/2025, đào tạo nông dân và thử nghiệm mô hình canh tác bền vững trên diện tích 500ha tại Thanh Hóa; giai đoạn 2025-2026, thu thập dữ liệu, đánh giá tác động của các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính; năm 2027, mở rộng mô hình ra toàn bộ diện tích sản xuất, hướng đến mục tiêu 8.000ha áp dụng kỹ thuật giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon.

Trong dài hạn, Lasuco đặt mục tiêu mở rộng mô hình này trên phạm vi cả nước, hướng tới việc xây dựng một ngành mía đường xanh, bền vững và hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ và các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp đến khí hậu toàn cầu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của cây mía Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là giải pháp chiến lược để Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi xanh trong nông nghiệp. Với sự tiên phong của Lasuco trong việc triển khai dự án tín chỉ carbon đầu tiên trong ngành mía đường, nông dân Việt Nam không chỉ có cơ hội gia tăng thu nhập mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp thân thiện với môi trường.

Dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bài và ảnh: Ngọc Lan



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tu-cay-mia-den-tin-chi-carbon-239040.htm

Kommentar (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

រូប

វៀតណាមគួរឱ្យទាក់ទាញ
Tet In Dreams: ស្នាមញញឹមនៅក្នុង 'ភូមិសំណល់'
ទីក្រុងហូជីមិញពីខាងលើ
រូបភាពដ៏ស្រស់ស្អាតនៃវាល chrysanthemum ក្នុងរដូវប្រមូលផល

No videos available