Trang chủDi sảnKhu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa...

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới

Ủy ban Di sản thế giới vừa thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới.

Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với nhân dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tham dự kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản thế giới, Đoàn đại biểu Việt Nam có  bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao, Ông Văn Nghĩa Dũng – Đại sứ Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO…

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa;  Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO).

Theo tiêu chí số 2, những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa,  Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Rồng đá trên thềm điện Kính Thiên – trung tâm của Hoàng thành Thăng Long

Theo tiêu chí số 3, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Theo tiêu chí số 6, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Từ năm 2006, được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Trung ương, Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ban, ngành Trung ương, sự quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực, hiệu quả của thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự tham gia rất nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã được bảo vệ, xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài. Trong ảnh: Di tích Đoan môn

Hồ sơ được đăng ký từ tháng 9/2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1/2009, được UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ), và đến nay đã được Ủy ban Di sản thế giới gồm 21 nước thành viên công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Việc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới là niềm vinh dự, tự hào của mọi người dân nước Việt, là sự tri ân công đức với các vị tổ tiên đã có công khai sáng, xây dựng và bồi đắp giá trị lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, là tài sản vô giá để lại cho muôn đời sau, cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội Thủ đô và đất nước.

Việc này cũng đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của thành phố Hà Nội trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di sản, trước mắt cần tập trung tổ chức tốt việc đón nhân dân và du khách trong nước, quốc tế đến tham quan di sản nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Nguồn:https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=7526&CategoryId=0

Cùng chủ đề

Tin tức doanh nghiệp-Nhìn lại VNGGames 2024

Sau 20 năm bền bỉ phát triển, không ngừng đổi mới và mở rộng giới hạn, VNGGames tiếp tục khẳng định vị thế là nhà phát hành game hàng đầu khu vực trong năm 2024.Năm 2024, VNGGames phát hành 17 tựa game tại Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á, Nam Á với đa dạng các chủ đề và thể loại. Nổi bật trong số đó có thể kể đến : Ghost Story: Thiện Nữ, Bomber...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long được đánh giá là một trong những hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam, hài hòa mối quan hệ bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cách đây tròn 10 năm, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản thứ 900 của thế giới. Nhiều kinh nghiệm quý trong bảo tồn phát huy giá trị di sản này đã được...

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư

Cùng với các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06. Theo đó, ngân hàng đã đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nền tảng vận hành, gia tăng các sản phẩm, dịch vụ số, tạo tiện lợi trong thanh...

Chiếc áo rách và khát khao cống hiến của Nguyễn Xuân Son

(Dân trí) - Hai bàn thắng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore không chỉ giúp đội chủ nhà giành vé vào chung kết AFF Cup 2024 mà còn giúp Xuân Son dẫn đầu danh sách Vua phá lưới. Xuân Son, Tiến Linh tỏa sáng, đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024 Tối 29/12, trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore đã diễn ra trên sân vận động...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn toàn quốc Trung Quốc phát triển ngày càng hiệu...

Sáng ngày 17/6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phó Tự Ứng. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Phó Tự Ứng​ Nhiệt liệt chào...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán...

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Tại phiên họp, trình bày...

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 7/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Toàn cảnh Phiên họp Hiện Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020...

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 6/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Theo đó, dự án Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, được xây dựng theo việc thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Phát...

Bài đọc nhiều

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long là điểm đến phù hợp. Bởi, du khách sẽ được trải nghiệm trong một không gian công trình kiến trúc...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên. Hiếm...

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau”

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh. Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngày 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (Quận 1), UBND thành phố Hà Nội phối...

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những...

20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Hội thảo “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” nhằm đánh giá những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là kết quả khai quật khảo cổ học kể từ khi khu di sản được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế...

Cùng chuyên mục

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long được đánh giá là một trong những hình mẫu về bảo tồn di tích tại Việt Nam, hài hòa mối quan hệ bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cách đây tròn 10 năm, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản thứ 900 của thế giới. Nhiều kinh nghiệm quý trong bảo tồn phát huy giá trị di sản này đã được...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Vẻ đẹp trầm mặc của Hoàng Thành Thăng Long giữa lòng Hà Nội tấp nập

Trái ngược với nhịp sống sô bồ, hiện đại của phố xá, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội mang vẻ trầm mặc, tĩnh lặng. Nơi đây từng gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long nằm tại quận Ba Đình, Hà Nội có tổng diện tích 18.395 ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót...

Hoàng Thành Thăng Long – di vật nghìn năm từ lòng đất

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây nền điện Kính Thiên, trong quần thể di tích Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, di sản văn hóa thế giới. Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây nền điện Kính Thiên, trong quần thể di tích Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, di sản văn hóa thế giới. Khai quật từ năm 2002, với diện...

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long

Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình...

Mới nhất

Xoài cát Hòa Lộc nức lòng giới sành ăn

Xoài Cát Hòa Lộc là một loại xoài nổi tiếng có xuất xứ từ xã Hòa Lộc, huyện Giáo Đức, Định Tường (nay đã đổi thành xã Hòa Hưng, H. Cái Bè, Tiền Giang). Đây là thức quả ngọt mát, thịt thơm rất hấp dẫn. Chính vì vậy, những người sành ăn thường rất thích mua xoài cát Hòa...

Ông Nguyễn Cao Trí và Mai Tiến Dũng hầu tòa tại Hà Nội

TAND TP.Hà Nội sẽ xét xử vụ án liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, trong số các bị cáo có các ông Nguyễn Cao Trí và Mai Tiến Dũng. TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở...

HLV Kim Sang Sik yên tâm ở lại Việt Nam

Bất chấp kết quả trận chung kết ASEAN Cup 2024 sắp tới thế nào, HLV Kim Sang Sik gần như chắc chắn sẽ có 2 năm hợp đồng trọn vẹn tại Việt Nam. HLV Kim Sang Sik cùng đội tuyển Việt Nam sau chiến thắng tại ASEAN Cup 2024 - Ảnh: N.K. HLV Kim Sang Sik ký hợp đồng 2 năm với Liên...

Công bố quyết định thành lập Đảng bộ huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

(NLĐO)- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Long Đất nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 55 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 14 đồng chí. ...

Hoàng Thành Thăng Long – di vật nghìn năm từ lòng đất

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây nền điện Kính Thiên, trong quần thể di tích Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, di sản văn hóa thế giới. Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây nền điện Kính Thiên, trong quần thể di tích Khu...

Mới nhất

Giá cà phê Arabica giảm