Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Để thực hiện chủ trương giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực quá trình phát triển, HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện tình hình quản lý, khai thác các di sản đã được công nhận để đề xuất giải pháp tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế văn hóa cho phát triển.

Chưa rõ nét vai trò của di sản trong phát triển du lịch

Tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI, các đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Đó là các vấn đề liên quan đến phát huy vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch; giải pháp đẩy mạnh bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử; bảo tồn hai làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, khai thác hiệu quả nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế to lớn của khu dự trữ sinh quyển thế giới trong công tác bảo tồn nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái gắn với các chương trình hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa…

Một góc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh: N. Trung

Qua giám sát chất vấn, HĐND tỉnh Ninh Thuận đánh giá tích cực những chuyển biến trong công tác lãnh đạo, điều hành và kết quả đạt được trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích, di sản thiên nhiên, văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế. Hệ thống di sản văn hóa được quan tâm nghiên cứu đầu tư, bảo tồn; duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, vai trò tham gia của các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị sản văn hóa được phát huy. Các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn được duy trì, phát huy các giá trị di sản gắn bảo tồn với phát triển kinh tế, nhất là du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 22 thẳng thắn chỉ ra: việc tham mưu chỉ đạo của ngành văn hóa, thể thao và du lịch thời gian qua đối với công tác bảo tồn mới chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa xây dựng kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài; việc chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản (văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận) như: nghệ thuật làm gốm Chăm, đờn ca tài tử, Vườn Quốc gia Núi Chúa… triển khai còn chậm. Vì vậy, vai trò của di sản trong phát triển du lịch chưa rõ nét; sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các sản phẩm du lịch của tỉnh. Một số di sản phi vật thể cấp tỉnh ngày càng mai một (Hò bả trạo), do chưa được quan tâm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp.

Khuyến khích các hoạt động sáng tác, truyền nghề, vinh danh

Trên cơ sở làm rõ thực tế, nguyên nhân và trách nhiệm, để thực hiện chủ trương giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực quá trình phát triển, HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp các ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện tình hình quản lý, khai thác các di sản (văn hóa vật thể, phi vật thể, thiên nhiên) đã được công nhận (cấp quốc gia, cấp tỉnh) đề xuất giải pháp tổng thể để bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế văn hóa cho phát triển. Hoàn thành phê duyệt các đề án, kế hoạch, chương trình hành động theo quy định pháp luật bảo vệ di sản đối với 3 di sản UNESCO công nhận để triển khai thực hiện.

Cần triển khai toàn diện, cụ thể hóa các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo yêu cầu của Luật Di sản văn hóa. Thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu về giá trị di sản; khuyến khích tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn nhất là các chủ thể tạo giá trị di sản (gốm chăm). Phát triển du lịch bền vững thông qua xây dựng các tour tham quan, nghiên cứu di sản; chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu về lịch sử, giá trị di sản, giỏi ngoại ngữ. Cùng với đó, rà soát bổ sung các quy định quản lý di sản, hình thành và kiểm soát chặt các khu vực bảo vệ theo luật di sản. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhất là hạ tầng giao thông, thông tin, cảnh quan thuận lợi và thu hút cho du khách.

HĐND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu về di sản; khuyến khích các hoạt động sáng tác, đào tạo duy trì truyền nghề, vinh danh các nghệ nhân để bảo tồn giá trị truyền thống; thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng ngành nghề tiểu thủ công mỹ nghệ dựa trên các giá trị truyền thống và văn hóa của di sản và địa phương. Tìm kiếm các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế trong bảo tồn di sản; tăng cường tham gia nghiên cứu các dự án bảo tồn toàn cầu để học tập kinh nghiệm. Đồng thời, xây dựng các ứng dụng hoặc trang web để giới thiệu về di sản; sử dụng công nghệ để ghi lại, lưu giữ thông tin di sản, thúc đẩy tham quan di sản qua mạng để kích thích nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.

Nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/hoi-dong-nhan-dan.aspx?ItemID=91979

Cùng chủ đề

6 học sinh bị khởi tố vẫn đi học

TPO - Liên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường. TPO - Liên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường. Ngày 7/1,...

Đại học Đông Á trao 330 vé xe Tết cho sinh viên khó khăn miền Trung – Tây Nguyên

DNVN - Ngày 7/1, tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), chương trình Xuân tình nguyện 2025 Đại học Đông Á đã trao 330 vé xe Tết, tổng giá trị 66 triệu đồng, đến các sinh viên khó khăn...

Bảo tồn Huế, đô thị di sản đầu tiên của cả nước

Thành phố Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 1.1.2025. Theo các chuyên gia, TP Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Và bảo tồn đô thị di sản Huế là bảo tồn những...

Trắng đêm trên cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu qua tỉnh Đồng Nai

(Dân trí) - Trong ánh đèn sáng rực cả công trường, hàng trăm máy móc, nhân lực hối hả thi công xuyên đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Những ngày đầu năm, công trường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các nhà thầu tăng cường nhân lực và máy móc để đẩy nhanh tiến...

HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP.HCM với tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác. Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới

Ủy ban Di sản thế giới vừa thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam. Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa...

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn toàn quốc Trung Quốc phát triển ngày càng hiệu...

Sáng ngày 17/6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phó Tự Ứng. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Phó Tự Ứng​ Nhiệt liệt chào...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán...

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Tại phiên họp, trình bày...

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 7/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Toàn cảnh Phiên họp Hiện Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn Huế, đô thị di sản đầu tiên của cả nước

Thành phố Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam kể từ ngày 1.1.2025. Theo các chuyên gia, TP Huế được định hình với tư cách đặc thù trên nền tảng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản. Và bảo tồn đô thị di sản Huế là bảo tồn những...

Lan toả giá trị văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn, đồng thời mở cửa miễn phí phục vụ Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nghi lễ thả cá chép Tết ông...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Vì những mùa hoa rực rỡ, tô điểm cho di sản

Vịnh Hạ Long có vô số các loài thực vật đặc hữu, các loài hoa đẹp, được cơ quan chủ quản quan tâm bảo tồn, gìn giữ, nhân giống nhằm tạo không gian đẹp, cảnh quan du lịch hấp dẫn. Theo nghiên cứu và đánh giá của các nhà khoa học thì Vịnh Hạ Long là một trong những mẫu hình tốt nhất về sự tập trung cao của các hệ sinh thái đảo đá vôi nhiệt đới, hệ sinh...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 đơn vị đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo tồn, tu...

Mới nhất

Cải thiện dinh dưỡng học đường thông qua nâng cao chất lượng thực đơn bán trú

Dự án Bữa ăn học đường góp phần cải thiện dinh dưỡng học đường từ chất lượng bữa ăn bán trú cân bằng dinh dưỡng, giáo dục...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới...

Vì những mùa hoa rực rỡ, tô điểm cho di sản

Vịnh Hạ Long có vô số các loài thực vật đặc hữu, các loài hoa đẹp, được cơ quan chủ quản quan tâm bảo tồn, gìn giữ, nhân giống nhằm tạo không gian đẹp, cảnh quan du lịch hấp dẫn. Theo nghiên cứu và đánh giá của các nhà khoa học thì Vịnh Hạ Long là một trong những mẫu...

Na Hang có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

 Chiều 6 - 1, UBND huyện Na Hang đã tổ chức công bố đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024 của huyện Na Hang. Lãnh đạo UBND huyện Na Hang trao chứng nhận cho đại diện các chủ thể sản phẩm OCOP. Có 10 sản phẩm được đánh giá đạt chứng chỉ OCOP 3 sao gồm: Gà đồi Năng...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô...

Mới nhất