Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVHợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông...

Hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn

Tuần qua, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được trình Quốc hội. Nhiều nội dung được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm về các giải pháp kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn để hướng tới phát triển hài hòa, bền vững, gắn kết hiệu quả giữa không gian đô thị và nông thôn.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
 

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Qua lắng nghe các nội dung báo cáo của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tại Quốc hội, thảo luận tại tổ, đa số đại biểu Quốc hội đồng thuận với việc dự án Luật nhằm thể chế hóa định hướng của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện chính sách, pháp luật quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được xây dựng tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất, khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Về định hướng nội dung xây dựng Luật này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin-cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.

Chung quanh những nội dung lớn, việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là nội dung được nhiều người quan tâm. Đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hòa) và một số đại biểu khác cho rằng, việc tích hợp Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng để xây dựng luật lần này giúp giải quyết nhiều bất cập trong công tác quy hoạch hiện nay. Thực tế ở các nơi có nhiều quy hoạch, có những quy hoạch chồng lấn nhau.

Theo nhìn nhận, dự án luật lần này nêu các chính sách xác định hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch; các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch; quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn…

Những chính sách này kỳ vọng sẽ cơ bản tháo gỡ những vấn đề bất cập trong lĩnh vực quy hoạch, thúc đẩy sự gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, bổ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước.

Đóng góp ý kiến tại tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần quan tâm phát triển các quy hoạch đô thị nhỏ loại 4, loại 5 và các vùng ven đô. Yêu cầu đặt ra là không phá vỡ, hay tạo khoảng cách giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội: Một trong những nguyên lý là “làm gì cũng phải có quy hoạch, có chiến lược”, và quan trọng là cách thiết kế, tổ chức thực hiện các quy hoạch này như thế nào để tránh chồng chéo, thật sự tạo thuận lợi hơn trong quản lý và quá trình tổ chức thực hiện. Điều đó giúp tránh lãng phí kinh phí vào công tác quy hoạch, thủ tục trình các cấp, ngành; mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả thấp.

Đề cập các yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và quy tắc phát triển bền vững. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng tăng, không vì đô thị hóa mà làm ảnh hưởng khu vực nông thôn nơi giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định tại Điều 3, dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung việc đánh giá sự phù hợp về quy hoạch với Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng…; qua đó, bảo đảm thống nhất về điều kiện, nguyên tắc áp dụng các cấp độ quy hoạch khi cơ quan nhà nước thẩm định dự án đầu tư. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị trong quy hoạch đô thị và nông thôn cần làm rõ quy hoạch nào có trước và có sau để thuận lợi cho việc áp dụng khi thực hiện triển khai các dự án đầu tư gắn với sử dụng đất.

Cho rằng dự thảo Luật đã cập nhật các xu hướng phát triển của đô thị mới; tuy nhiên, đại biểu Phan Văn Mãi (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, vẫn còn nhiều mô hình đô thị mới như khu đô thị công nghiệp dịch vụ, đô thị tri thức sáng tạo, đô thị đa trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị ga…; hay với quy hoạch nông thôn, hiện nay xuất hiện các xu hướng hình thành “làng trong phố”, đô thị xanh, đô thị sinh thái…

Chung quanh những nội dung khác về ứng dụng công nghệ trong xử lý các vấn đề về phát triển đô thị, nông thôn như xử lý rác, xử lý nước thải, xử lý tình trạng ngập, thích ứng với biến đổi khí hậu…; bảo tồn các yếu tố thiên nhiên, sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững…, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu kỹ nhằm quy định đầy đủ, chi tiết, có tính toán đón bắt xu hướng phát triển đô thị mới trong tương lai.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) và nhiều đại biểu phản ánh thực trạng hiện nay, tại nhiều địa phương, các quy định về lĩnh vực quy hoạch còn “tản mát”, được đề cập trong nhiều luật, việc áp dụng và thi hành trong thực tế khó khăn. Vấn đề cốt lõi trong xây dựng dự thảo Luật này phải mạnh mẽ cắt giảm thủ tục hành chính, quyết liệt thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lấy con người và chất lượng cuộc sống người dân làm trung tâm, xây dựng văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển… Các đại biểu cũng đề nghị rà soát kỹ lưỡng các điều ước quốc tế có liên quan quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, để khẳng định rõ các quy định trong luật góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Cần bổ sung quy định chặt chẽ trách nhiệm công bố công khai, minh bạch thông tin tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ và việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch…

Đại biểu Trần Thị Hồng An (Đoàn Quảng Ngãi)

Cần bảo đảm tính “động”, mở, định hướng của quy hoạch chung, thay vì “cứng nhắc”, bó hẹp không gian phát triển của đô thị và nông thôn; đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần bảo đảm tính cụ thể, hợp lý, khả thi, thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.

(Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh)

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/hop-nhat-cac-quy-dinh-ve-quy-hoach-do-thi-va-nong-thon-post815750.html

Cùng chủ đề

Có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch

TPO - “Trên thực tế còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch xây dựng và nhiều quy hoạch khác như quy hoạch khoáng sản, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, sử dụng đất cũng chưa được xử lý” - đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân cho hay.  TPO - “Trên thực tế còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch xây dựng và nhiều quy hoạch khác...

Đà Nẵng quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị

Đà Nẵng quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thịĐà Nẵng quy định hạn mức đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị với mức thấp nhất là 100m2 và cao nhất 300m2. Đà Nẵng quy định hạn mức đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị với mức thấp nhất là 100m2...

Diễn đàn nông dân quốc gia – ‘Lắng nghe nông dân nói’

14/10/2024 11:00 (PLVN) - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT "Lắng nghe nông dân nói". Chủ trì Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 9 - "Lắng nghe nông dân...

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, ngành Ngân hàng luôn xác định “tam nông” là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng. Mở rộng tín dụng, nhưng không hạ chuẩn Cơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản Chiếm...

Những điều người dùng cần lưu ý khi trải nghiệm mạng 5G

DNVN - Trong tuần qua, nhiều người dân đã phản ánh về tình trạng sóng 5G trên điện thoại xuất hiện ở một số khu vực tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... Tuy nhiên, sóng 5G thường xuyên mất và chỉ trở lại sau khi người dùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) Buổi sáng * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Bài đọc nhiều

Nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới về công nghệ thông tin, kinh tế số đã có mặt tại Việt Nam

Theo chương trình Kỳ họp, sáng 6/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN Trả lời đại biểu về giá vé máy bay tăng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã đề...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) Buổi sáng * Nội dung 1: Dưới sự điều...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 10/11/2024 | 05:30 ...

Bổ sung các chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà giáo. Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo. Đồng...

Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang nỗ lực cải tổ các chính sách của Washington đối với Ukraine mặc dù ông còn vài tuần nữa mới đến lễ nhậm chức. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP). Bloomberg ngày 9/11 dẫn lời một cựu quan chức chính quyền Mỹ cho biết, đảng Cộng hòa dự...

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy chia sẻ tại talkshow Tuổi Trẻ Start-up Award

Hôm nay (10-11), trong khuôn khổ Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ có sự kiện liên quan đến chương trình Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 vào hai buổi sáng và tối. ...

Mới nhất

Tôi yêu mùa thu Hà Nội