Trang chủNewsThời sựDự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế

‘Với tiềm lực kinh tế hiện nay, Việt Nam có thể tự chủ nguồn vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và có vị thế chủ động trong cuộc chơi lớn này’.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 2.

Thi công hầm Đèo Cả – Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG

Đó là nhận định của PGS.TS TRẦN CHỦNG, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI).

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 3.

Với 67 tỉ USD nguồn vốn đầu tư công của dự án sẽ lan tỏa, qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển.

* Ông có đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng khi triển khai đầu tư, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ là bệ phóng cho cả nền kinh tế?

– Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án siêu lớn, trình độ công nghệ tiên tiến mang tính lịch sử. Thực hiện dự án này, không chỉ đất nước có thêm loại hình vận tải hiện đại mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời khi triển khai dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, các doanh nghiệp tham gia vào dự án.

Dự án sẽ là cơ hội nâng cao năng lực của cả nền kinh tế Việt Nam từ sản xuất vật liệu đến chế tạo cơ khí, xây dựng hạ tầng, điện, công nghệ số… Tất cả các ngành sẽ được kích hoạt và phát triển bởi vì công trình đường sắt tốc độ cao không chỉ liên quan xây dựng cầu, đường, hầm mà có sự tham gia của những yếu tố hết sức quan trọng hiện nay là công nghệ số, robot, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng và vận hành khai thác sau này.

* Chúng ta sẽ tự thu xếp vốn cho dự án, điều này có thuận lợi gì so với các dự án vay vốn nước ngoài?

– Trước đây, khi chúng ta vay vốn viện trợ phát triển (ODA) để làm các dự án hạ tầng đều phải chấp nhận các điều kiện do bên cho vay quy định về nhà thầu, vật liệu, thiết kế… Ngược lại, khi chúng ta có chủ trương tự chủ nguồn vốn, chúng ta sẽ có vị thế chủ động trong cuộc chơi lớn này.

Việc chúng ta tự chủ được nguồn vốn cũng hấp dẫn các quốc gia đang làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, và tất nhiên chúng ta sẽ có cơ hội chủ động lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng yêu cầu của chúng ta.

Đường sắt tốc độ cao là công nghệ cực kỳ hiện đại. Chúng ta chưa tự làm được nên gần như phải thực hiện hợp đồng với nhà thầu nước ngoài để cung cấp công nghệ nhằm đảm bảo sự thống nhất từ hạ tầng đến thiết bị và hệ thống điều khiển đảm bảo khai thác.

Hợp đồng áp dụng chủ yếu trong trường hợp này là hợp đồng EPC. Nước nào thắng thầu sẽ thực hiện toàn bộ từ giai đoạn thiết kế – cung cấp thiết bị – xây dựng trọn gói. Nhưng chúng ta chủ động nguồn vốn thì điều kiện chuyển giao công nghệ sẽ là nội dung quan trọng cần thương thảo.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 4.

Hầm Núi Vung (Bình Thuận) dài hơn 2 km do đội ngũ tư vấn thiết kế, giám sát, thi công trong nước đảm nhiệm – Ảnh: T.T.D.

* Vậy cơ hội, khả năng tham gia của nhà thầu Việt Nam trong dự án như thế nào, khi chúng ta có nhiều nhà thầu đã làm được đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ xuyên núi?

– Cá nhân tôi cho rằng đây là cơ hội để người Việt Nam tiếp cận và tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao. Nhưng muốn làm chủ thì chúng ta phải hiểu, muốn hiểu nhanh nhất thì phải thực làm.

Về phần xây dựng, năng lực nhà thầu trong nước đã làm được đường, móng, trụ, hầm đường bộ nhưng chúng ta còn thiếu hiểu biết, kinh nghiệm về tính toán tác động của đoàn tàu cao tốc chạy trên hạ tầng đó.

Ví dụ chúng ta có thể thiết kế, thi công được nhiều hầm đường bộ nhưng hầm đường sắt tốc độ cao lại là bài toán thiết kế rất khác khi hầm hẹp hơn và tốc độ chạy tàu 350km/h (hầm cao tốc đường bộ tối đa 120km/h), gây áp lực không khí cực lớn.

Cấu tạo, giải pháp để giảm thiểu áp lực của kết cấu hầm đường sắt cao tốc như thế nào là điều chúng ta chưa biết.

Vì vậy, tôi đề nghị khi đàm phán hợp đồng với quốc gia cung cấp công nghệ, ngoài điều khoản phải chuyển giao công nghệ cần phải có điều khoản chúng ta cùng đồng hành với họ từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, thi công xây dựng. Tôi dùng chữ “đồng” vì chúng ta phải làm mới có hiểu biết, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

* Theo ông, doanh nghiệp và nhà thầu Việt Nam cần chuẩn bị gì để tham gia cuộc chơi đường sắt tốc độ cao?

– Sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương về đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, tôi nhận thấy sự phấn khởi của nhiều doanh nghiệp. Khá nhiều doanh nghiệp xây lắp, sản xuất vật liệu, chế tạo, công nghệ thông tin… đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu dự án đào tạo nguồn nhân lực để sẵn sàng tham gia.

Tôi hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam đều có cơ hội. Nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, phải chuẩn bị từ bây giờ, mà chuẩn bị quan trọng nhất chính là con người. Những kinh nghiệm từ những việc đã làm là nền tảng, nhưng cần có tư duy mới và tri thức mới.

Các nhà thầu xây dựng của chúng ta đã có sự trưởng thành rất lớn. Công trường đường bộ cao tốc hiện máy móc làm thay người rất nhiều. Nhưng sắp tới thi công dự án đường sắt tốc độ cao sẽ có sự tham gia của robot, trí tuệ nhân tạo để kiểm soát chất lượng, đẩy nhanh tiến độ và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho người lao động.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 5.

Đồ họa: TUẤN ANH

* Cơ hội của nhà thầu Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao là lớn nhưng cũng nhiều thách thức?

– Đúng vậy. Hiện nay ở các nước, trong khâu thi công các công trình hạ tầng như cầu, hầm, lắp đường ray, hệ thống điện vận hành… đã có sự tham gia của robot, trí tuệ nhân tạo. Ví dụ ở Trung Quốc, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đã đảm nhận tới 40% khối lượng công việc, đặc biệt ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt. Sự tham gia của công nghệ hiện đại không chỉ đẩy nhanh tiến độ mà còn kiểm soát tốt về chất lượng.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với tổng chiều dài 1.541km, theo phương án của thiết kế cơ sở đã có hơn 900km cầu cạn, 133km hầm. Tiến độ dự án đặt ra là 9 năm nên rất ngặt nghèo. Nếu cứ thi công bình thường, không có công nghệ, thiết bị thi công hiện đại thì sẽ không đáp ứng được.

Do đó, các nhà thầu dứt khoát phải ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, thi công để tăng tính hiệu quả. Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công xây dựng là thách thức mà tôi tin các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam chắc chắn vượt qua.

Nhiệm vụ sắp tới là mới, khó khăn nên rất nghiêm túc và trách nhiệm mới làm được. Chúng ta phải xác định đây là cơ hội rất lớn để huy động nguồn lực của đất nước từ sản xuất vật liệu và công nghệ cao trong 10 – 15 năm tới. Đây là điểm tựa để doanh nghiệp, nhà thầu Việt Nam vươn lên nâng tầm phát triển.

Cần khát khao tìm hiểu tri thức để tiến tới làm chủ

PGS.TS Trần Chủng chia sẻ trước đây có những công nghệ mới chúng ta biết nhưng không hiểu bản chất của công nghệ đó nên không làm chủ được. Nhiều khi nhà thầu tham gia dự án nhưng chỉ biết phần việc của mình khi giao làm cái này cái kia nhưng không nắm tổng thể tại sao phải làm thế.

Thực tế do điều kiện vay vốn nên tại dự án đường sắt đô thị, nhà thầu Việt Nam có tham gia nhưng theo kiểu giao việc làm mấy cái cọc, lắp mấy cái dầm mà không được tiếp cận, hiểu biết nhiều hơn về công nghệ dự án.

Do vậy, mình phải đàm phán điều kiện hợp đồng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia không chỉ thuần túy giúp việc mà được thực làm để hiểu biết rồi làm chủ được. Dịp này là cơ hội để người Việt Nam hiểu được những vấn đề phức tạp của công nghệ đường sắt tốc độ cao để sau này chủ động có thể phát triển công nghệ của riêng mình.

Và những nhân sự của chúng ta tham gia “cuộc chơi” phải là những người có khát khao tìm hiểu tri thức để khai phá, tiến tới làm chủ.

Sẽ đảm bảo an toàn nợ công và vốn cho dự án

Trao đổi với báo chí về dự án đường sắt tốc độ cao, ông Nguyễn Đức Chi – thứ trưởng Bộ Tài chính – cho hay đây là dự án rất lớn, đòi hỏi nguồn vốn lớn. Việc ngân sách nhà nước tham gia vào dự án này chắc chắn sẽ tác động đến nợ công và cơ cấu nợ công của chúng ta trong thời gian sắp tới. Song Bộ Tài chính sẽ cùng các cơ quan liên quan bàn bạc và lên các phương án khác nhau để đảm bảo đồng thời cả hai mục tiêu. Đó là an toàn nợ công, an toàn tài chính quốc gia và có phương án vốn khả thi để đáp ứng yêu cầu xây dựng dự án này.

Thông tin thêm, ông Lê Tiến Dũng – phó vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) – cho biết Bộ Tài chính đang tích cực tham gia cùng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và các thủ tục để trình Quốc hội vào tháng 10.

Để đánh giá tác động đến nợ công, khả năng cân đối vốn của ngân sách nhà nước cũng như bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nay đến năm 2035, lãnh đạo Bộ Tài chính đã tổ chức một số cuộc họp giữa các đơn vị trong bộ.

Vì ngoài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam còn nhiều dự án đường sắt đô thị triển khai tại Hà Nội và TP.HCM cũng là dự án quan trọng quốc gia và cần rất nhiều vốn.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 6.
Nhà thầu Việt Nam thi công hầm Thung Thi trên cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông – Ảnh: T.T.D.

Doanh nghiệp Việt đã có sự chuẩn bị

Trao đổi cùng Tuổi Trẻ, đại diện doanh nghiệp chuyên thi công hạ tầng, doanh nghiệp sản xuất vật liệu cho hay đã có chuẩn bị để sẵn sàng tham gia vào dự án.

Từ đó, doanh nghiệp cũng sớm nhận ra những vấn đề cần phải sớm thay đổi.

Quyết tâm để được nhập cuộc

Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh – tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả – ngoài các dự án đường bộ cao tốc, việc đầu tư vào hạ tầng đường sắt được xác định là hướng đi mới của Tập đoàn Đèo Cả trong giai đoạn 5 – 10 năm tới.

Để đón đầu các dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị, Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học để tuyển sinh đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, mô hình hợp tác gồm đặt hàng tại nguồn và đào tạo tại chỗ. 

Đèo Cả cũng tổ chức nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt – metro của các nước tiên tiến như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… thông qua các trường như Học viện Công nghệ Singapore (IT), Trường quản trị kinh doanh Hiroshima (Nhật Bản) nhằm chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia đào tạo.

Mới nhất, vào tháng 1-2024, Viện nghiên cứu – đào tạo Đèo Cả đã khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành xây dựng đường sắt – metro, mở đầu cho chuỗi hoạt động của Tập đoàn Đèo Cả tham gia phát triển nhân lực cho ngành giao thông, “đón đầu” và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt – metro.

“Bằng sự chuẩn bị này, chúng tôi sẽ quyết tâm và sẵn sàng nhập cuộc, không chỉ là để góp mặt mà cố gắng ghi dấu cụ thể trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông đường sắt nước nhà” – ông Nguyễn Quang Vĩnh nói.

Được biết ngoài đường bộ, hiện nay Tập đoàn Đèo Cả đang liên danh với Công ty TNHH xây dựng IL Sung thi công gói thầu XL01 xây dựng hai hầm đường sắt của dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét (Quảng Bình) thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM với giá trúng thầu hơn 554 tỉ đồng. 

Trong đó, hầm 1 có chiều dài 620m dự kiến được xây dựng trong 23 tháng, hầm 2 có chiều dài 393m dự kiến được xây dựng trong 13,5 tháng; khổ hầm 10m, được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm đường sắt cấp I.

Lường trước khó khăn

Ông Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, cho biết tập đoàn này đã tìm hiểu nghiên cứu về thép đường ray từ 2 – 3 năm nay. Theo đó, việc sản xuất thép đường ray hoàn toàn nằm trong khả năng của Hòa Phát.

Căn cứ này đến từ dây chuyền sản xuất của Hòa Phát – Dung Quất nằm trong top kỹ thuật của G7 châu Âu – là dây chuyền hiện đại nhất. Dây chuyền này thậm chí còn hiện đại hơn nhiều nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc.

Tuy vậy, ông Long cũng cho rằng sản xuất thép đường ray cao tốc có đặc thù với rất nhiều khó khăn đặt ra. Ví dụ như trước đây với tuyến đường sắt Bắc – Nam, khổ đường ray dài 20 – 25m, thì nay để sản xuất thép đường ray cho tốc độ 250km/h cần phải sản xuất thép đường ray với khổ dài phải trên 40m, với vận tốc 350km/h thì bắt buộc khổ đường ray phải dài tới 100m.

Đây là vấn đề đặt ra khi việc vận chuyển sẽ rất khó khăn, giống như vận chuyển cột điện gió trong điều kiện địa hình ở Việt Nam.

Ông Long chia sẻ thêm, tại một số nước như Nhật Bản, nhà máy sản xuất thép đường ray đặt ngay tại đường sắt và khi sản xuất ra đáp ứng việc vận chuyển. Nhưng đó chỉ là một ví dụ về khó khăn trong sản xuất thép đường ray. Về mặt kỹ thuật, sản xuất thép đường ray không khó, nhưng một số điều kiện tương đối khó khăn.

Quy trình “nâng tầm” đường sắt cao tốc ở các nước thế nào?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 6.

Hành khách đi tàu shinkansen tại nhà ga Tokyo, thủ đô Tokyo, Nhật Bản – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đường sắt cao tốc có nhiều điều để tham khảo từ các quốc gia khác.

Cụ thể, các quốc gia đều có chương trình phát triển quốc gia về nguồn nhân lực, công nghiệp đường sắt để sẵn sàng cho việc đầu tư, phát triển; trong đó, căn cứ quan trọng để lựa chọn mức độ phát triển công nghiệp đường sắt là quy mô thị trường và trình độ phát triển các ngành công nghiệp.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp đường sắt trên thế giới cho thấy để phát triển công nghiệp đường sắt tiến tới làm chủ hoàn toàn công nghệ cần thời gian dài, qua nhiều giai đoạn và có hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển (luyện kim, cơ khí chế tạo, tự động hóa…), nhưng quan trọng nhất là cần phải có trụ đỡ về quy mô thị trường.

Về công nghệ, chỉ có 4 quốc gia tự phát triển và làm chủ hoàn toàn là Nhật, Pháp, Đức, Ý; 3 quốc gia nhận chuyển giao và tiến tới làm chủ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Cụ thể:

-Hàn Quốc tiếp nhận công nghệ từ Pháp. Sau đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan nghiên cứu bao gồm các trường đại học và các công ty tư nhân để nghiên cứu, phát triển các loại tàu cao tốc.

-Tây Ban Nha sử dụng công nghệ nước ngoài (của Pháp đối với phần phương tiện, của Đức đối với phần thông tin tín hiệu theo khung tiêu chuẩn kỹ thuật của châu Âu). Sau 10 năm, Tây Ban Nha đã làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao và đến nay đã xuất khẩu, chuyển giao sang nhiều nước.

-Trung Quốc mua tất cả các công nghệ đường sắt tốc độ cao trên thế giới để ứng dụng và tự phát triển thành công nghệ của mình. Để tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ, Trung Quốc đã huy động một lực lượng nhân lực khổng lồ lên tới 25 trường đại học, 11 viện nghiên cứu và 51 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật (khoảng 68 viện sĩ, 500 giáo sư và hơn 10.000 kỹ sư).

Kinh nghiệm tại Trung Quốc cho thấy với quy mô thị trường đường sắt rất lớn (khoảng 165.000km) nên Trung Quốc có điều kiện để đầu tư, ứng dụng, thử nghiệm, phát triển và làm chủ hoàn toàn công nghệ với việc dành 2,2 tỉ USD/năm cho nghiên cứu đường sắt.

Tập đoàn Trung Sa (Trung Quốc) sản xuất tàu tốc độ cao cần 6.900 doanh nghiệp trong hệ sinh thái, trong đó có những doanh nghiệp nằm trong tốp đầu thế giới.

Việc phát triển công nghiệp đường sắt của Trung Quốc đến nay đã trải qua đến 5 giai đoạn (tính từ trước năm 1949) để có được thành quả đã tự chủ hoàn toàn công nghệ từ năm 2022 đến nay.

* Các quốc gia còn lại chỉ nhận chuyển giao để làm chủ công nghệ vận hành bảo trì, sản xuất một số vật tư, phụ tùng thay thế, đặt mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa và từng bước làm chủ công nghệ đường sắt thông thường.

Thời điểm quyết định để đầu tư

Cũng theo báo cáo tiền khả thi, Indonesia quyết định xây dựng đường sắt tốc độ cao năm 2015 khi thu nhập bình quân đầu người là 3.370 USD; Nhật Bản quyết định xây dựng tuyến đầu tiên (Tokyo – Osaka) năm 1950 khi thu nhập bình quân đầu người là 250 USD.

Trung Quốc quyết định xây dựng tuyến đầu tiên (Bắc Kinh – Thiên Tân) năm 2005 khi thu nhập bình quân đầu người là 1.753 USD; Uzbekistan khai thác đường sắt tốc độ cao năm 2011 khi GDP đầu người đạt 1.926 USD; Pháp, Đức, Hàn Quốc đầu tư khai thác đường sắt tốc độ cao khi GDP đầu người lần lượt là 11.106 USD (năm 1981), 23.435 USD (năm 1991), 16.493 USD (năm 2004).

Như vậy, thời điểm quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao của các quốc gia không có sự tương đồng về quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam đầu tư đường sắt tốc độ cao khi thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD (cao hơn nhiều nước khi quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao) và dự kiến đạt 7.500 USD vào năm 2030.

TUẤN PHÙNG – L.THANH – N.AN – T.P – Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-be-phong-moi-cho-nen-kinh-te-20241003085359277.htm

Cùng chủ đề

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng các đơn vị liên quan đã khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh, thành từ Khánh Hòa đến TP.HCM về nội dung liên quan Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. ...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên toàn tuyến còn rất nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Hội đồng thẩm định Nhà nước thuê đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến vẫn còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài của tuyến là quá lớn. Bộ GTVT khẳng định đã tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước và sẽ xem xét điều chỉnh hướng tuyến,...

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

VOV.VN - Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?   Vào đầu tháng 9 vừa qua, tuyến đường sắt cao tốc nối 2 thành phố Hàng Châu và Ôn Châu của tỉnh...

Đường sắt tốc độ cao: Điểm nhấn cho phát triển kinh tế – xã hội trong thập kỷ tới

Dù đối mặt với những thách thức, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hứa hẹn sẽ là bước đột phá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam lên tầm cao mới trong bản đồ giao thông khu vực và thế giới. Rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Thẩm định Báo cáo...

Nhà thầu giao thông Việt Nam trước cơ hội làm hạ tầng đường sắt tốc độ cao

Nhà thầu xây lắp Việt Nam hiện có thể làm tất cả về kết cấu hạ tầng giao thông nên Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội để khẳng định năng lực thi công. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có tổng chiều dài 1.541km với 60% là kết cấu cầu, 30% kết cấu nền đất, 10% kết cấu hầm sẽ là cơ hội mang lại khối lượng công việc khổng lồ cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? "Về nguyên tắc, phải có người bán hàng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã thực hiện khảo sát và thấy các doanh nghiệp...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Ngỡ ngàng vườn hoa cúc bướm ‘nhuộm vàng’ bãi giữa sông Hồng

Du khách nô nức đổ về cánh đồng hoa cúc bướm dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để chụp ảnh sống ảo những ngày thu tháng 11. Những ngày cuối thu, một khu vực nhỏ gần bãi giữa dưới chân cầu Long Biên trở thành địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in nhờ sự xuất hiện của một "rừng" hoa cúc bướm. Vào mỗi buổi bình minh, rất đông chị em có mặt chụp...

Tuần làm việc thứ 3: Quốc hội về phát triển kinh tế và công tác lập pháp

Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ Hai để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024-2025 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là thảo luận...

Lắng nghe, thấu hiểu và tăng gắn kết

Kinhtedothi - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ các nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình, phê bình và đoàn kết...

Ukraine tung “cú đấm thép” ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Ukraine tung 'cú đấm thép" ở Kursk; Ukraine tố Nga không kích xuyên đêm vào Kiev... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11. Ukraine phải điều "quân tinh nhuệ" giải cứu sĩ quan Mỹ? Bộ Quốc phòng Nga vừa qua cho biết, quân Ukraine đã xâm nhập vào lãnh thổ vùng Kursk tiếp tục hứng chịu thất bại; Lữ đoàn 47 của quân đội Ukraine được điều...

Miền Bắc chuyển mưa, lạnh từ ngày mai (4/11)

(ĐCSVN) – Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày mai (4/11), miền Bắc và thủ đô Hà Nội có mưa, mưa rào, ngày trời lạnh với nhiệt độ cao nhất phổ biến 21-23 độ C, đêm 04/11 trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-20 độ C. ...

Mới nhất

Ngỡ ngàng vườn hoa cúc bướm ‘nhuộm vàng’ bãi giữa sông Hồng

Du khách nô nức đổ về cánh đồng hoa cúc bướm dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) để chụp ảnh sống ảo những ngày thu tháng 11. Những ngày cuối thu, một khu vực nhỏ gần bãi giữa dưới chân cầu Long Biên trở thành địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in nhờ...

Tuần làm việc thứ 3: Quốc hội về phát triển kinh tế và công tác lập pháp

Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ Hai để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024-2025 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Lắng nghe, thấu hiểu và tăng gắn kết

Kinhtedothi - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ các nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương dân chủ,...

Culture In You: Bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Culture in You hướng tới các hoạt động cộng đồng, các chiến dịch lan tỏa văn hóa và giá trị sống tích cực, góp phần xây dựng cộng đồng vững mạnh, nâng cao văn hóa thưởng thức nghệ thuật. Từ 3-11/11, chuỗi hoạt động "Culture in You - Điểm tựa văn hóa,...

Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp

NDO - Tại phiên họp cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội vào...

Mới nhất