Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCả nước thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đang xây dựng lương theo...

Cả nước thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đang xây dựng lương theo vị trí việc làm


Thiếu 113.491 giáo viên

Kết thúc năm học 2023 – 2024, Bộ GD-ĐT cho biết, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại ở hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật). Việc này chậm được khắc phục, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

Cả nước thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đang xây dựng lương theo vị trí việc làm- Ảnh 1.

Cả nước còn thiếu cả trăm ngàn giáo viên, Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều đề xuất chính sách mới

Cụ thể, tính đến tháng 4 vừa qua, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học đều thấp hơn định mức quy định của Bộ GD-ĐT.

Nguyên nhân chủ yếu, theo Bộ GD-ĐT, là do sức hút vào ngành còn hạn chế; tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao; nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu. Cạnh đó, việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm, hiện còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.

Số lớp học tăng do số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng; công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật…

Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, bất cập trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học.

Nghiên cứu chính sách mới về lương theo vị trí việc làm

Nhằm tạo hành lang pháp lý để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện, bảo đảm quyền lợi công bằng cho nhà giáo trong thời gian chưa thực hiện chính sách tiền lương mới, Bộ GD-ĐT cho biết đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng quy định thang bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề (nếu có) đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non).

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT đang triển khai nghiên cứu chế độ phụ cấp ưu đãi viên chức ngành giáo dục và thực hiện rà soát, nghiên cứu đề xuất chính sách về chế độ tiền lương đối với viên chức các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập. Điểm mới đáng chú ý là thông tư này là các vị trí việc làm giáo vụ, thư viện, thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được điều chỉnh từ nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

Vị trí việc làm y tế chuyển sang nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ; vị trí việc làm công nghệ thông tin được thay bằng vị trí việc làm quản trị công sở; bổ sung một vị trí việc làm tư vấn học sinh; vị trí việc làm “giáo vụ” cũng được xác định ở cấp học tiểu học, THCS thay vì chỉ có ở cấp THPT và trường chuyên biệt; đồng thời, quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Tính đến hết năm học 2023­ – 2024, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.251.377 (tăng 17.253 giáo viên so với năm học 2022 – 2023) và 99.412 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (giảm 723 cán bộ quản lý so với năm học 2022 – 2023).

Cùng thời gian trên, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo luật Giáo dục 2019 của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non là 89,3%; cấp tiểu học là 89,9%; THCS 93,8%; THPT 99,9%.

So với năm học 2022 – 2023, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn theo luật Giáo dục 2019 ở cấp mầm non tăng thêm 1,9%; cấp tiểu học tăng thêm 5,5%; cấp THCS tăng thêm 2,9%.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ca-nuoc-thieu-giao-vien-bo-gd-dt-dang-xay-dung-luong-theo-vi-tri-viec-lam-185240729183038408.htm

Cùng chủ đề

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục xác định chủ đề năm học 2024-2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong năm học này, ngành giáo dục sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước...

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học 2024 - 2025 được Bộ GD-ĐT xác định là rất quan trọng bởi việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên, cũng là năm học bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Cùng với hai "chỉ dấu" đó là rất nhiều nhiệm vụ phải làm trong năm học mới. SẼ THUYẾT PHỤC XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ CỦA ĐỔI MỚI Sau 4 năm học...

Bộ GD-ĐT bỏ thủ tục công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường đại học

Trong đó, Bộ GD-ĐT bãi bỏ 12 thủ tục hành chính tại Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2021 của Bộ trưởng GD-ĐT. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ gồm: Phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp; Công nhận hiệu trưởng trường đại học công lập; Thành lập, công nhận hội đồng trường, hội đồng đại học; bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch, thành viên hội đồng trường, hội đồng đại học của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Chương trình được kỳ vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu SHB thành hệ sinh thái SHD

Lễ công bố thương hiệu mới – Dấu ấn của sự chuyển mìnhLễ công bố được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 13.09.2024 tại Gem Center, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành, đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024

Chiều 9/9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày Match Day cho các thí sinh đã trải qua kỳ thi tuyển sinh Bác sĩ nội trú khóa 49 năm 2024. Đây là năm thứ 9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày...

Năm học mới 2024 – 2025: Nhiều thay đổi về thi và đánh giá

Từ năm học 2024-2025, các kỳ thi và cách đánh giá kết quả học tập sẽ có những thay đổi so với năm học trước như tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp phổ thông và việc sử...

1.001 câu hỏi ‘khó đỡ’ của phụ huynh người Việt với giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh

Những năm gần đây, việc giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh. Nhưng do khác biệt văn hóa Đông - Tây nên một số giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh ở Việt Nam gặp không ít rắc rối.Đó là gì?Dưới đây là...

Phát hiện camera quay lén trong phòng tắm của 2 sinh viên nữ

Chiều 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an phường Ea Tam (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, đơn vị đang điều tra việc nhà tắm của 2 nữ sinh viên ở một trường cao đẳng bị gắn camera. "Bước đầu cơ quan chức năng xác định chiếc camera này đang cắm điện, tuy nhiên việc có lưu trữ được hình ảnh hay không chưa thể kết luận", vị đại diện Công an phường Ea Tam...

Mới nhất

Doanh thu du lịch Quốc khánh 2/9 đạt 53 tỷ đồng

Trong đó, có 2.500 du khách nước ngoài. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 53 tỷ đồng. Tại các điểm đến trong tỉnh Cao Bằng, khu du lịch thác Bản Giốc dẫn đầu về thu hút du khách, với 9.760 lượt khách. Các Khu di tích quốc gia đặc biệt: Pác Bó, rừng Trần Hưng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Tô Thế Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão...

Tăng cường kiểm tra, giám sát Chương trình Mục tiêu quốc gia

Kế hoạch nhằm giám sát, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chấp hành quy định...

Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT

Thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện đang là giải pháp được đặt lên bàn thảo luận để phương thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân. ...

Mới nhất