Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào?

Bộ GD-ĐT ‘điều chỉnh’ môn tích hợp thế nào?


Cụ thể, văn bản về việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng ký, nêu thực tế triển khai dạy tích hợp thời gian qua cho thấy việc phân công giáo viên (GV) và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 1.

Một buổi học tích hợp môn khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Do vậy, Bộ GD-ĐT đưa ra một số lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công GV, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các môn tích hợp, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đồng thời có xây dựng khung kế hoạch dạy kèm theo để các cơ sở giáo dục tham khảo.

Môn khoa học tự nhiên dạy theo mạch nội dung

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất, năng lượng và sự biến đổi, vật sống, trái đất và bầu trời).

“Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để bảo đảm chất lượng dạy học”, văn bản của Bộ nêu.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo tiếp tục xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với mạch nội dung theo chương trình môn học. Trong trường hợp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình để xếp thời khóa biểu phù hợp với việc phân công GV, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm (bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau) và khả năng thực hiện của GV.

Về thực hiện kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT hướng dẫn kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; GV dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với GV cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kỳ được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh (HS) làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện trong việc phân công GV chấm bài, tổng hợp kết quả.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 2.

Học sinh trong giờ học môn sử-địa lý. Với môn học này, theo hướng dẫn mới, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên.

Lịch sử và địa lý dạy đồng thời các phân môn

Với môn lịch sử và địa lý, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường phân công GV bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo của GV với nội dung dạy học được phân công (theo phân môn lịch sử, địa lý và các chủ đề liên môn). Việc phân công GV đã được đào tạo, bồi dưỡng đảm nhận toàn bộ cả 2 môn phải được thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của GV để đảm bảo chất lượng dạy học.

Với môn học này, Bộ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý thay vì học theo mạch kiến thức như môn khoa học tự nhiên. Các phân môn này cũng được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kỳ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Nội dung bài kiểm tra đánh giá định kỳ với môn lịch sử và địa lý phải phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn tính đến thời điểm kiểm tra. Hiệu trưởng phân công GV chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 3.

Ở môn khoa học tự nhiên (cấp THCS), Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công

Bộ trưởng GD-ĐT từng nói sẽ “điều chỉnh” lớn với môn tích hợp

Mới đây, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục về quá nhiều bất cập của việc triển khai dạy học các môn tích hợp ở cấp THCS. Tại buổi làm việc của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) chiều 27.7, khi đại biểu nêu các khó khăn, bức xúc của cơ sở khi dạy học tích hợp, Bộ trưởng GD-ĐT cũng cho biết: “Bộ đã nhận thấy việc triển khai môn tích hợp là một thách thức lớn đang đặt ra” và cho rằng: “Môn tích hợp là câu chuyện “quả trứng và con gà”. Nghị quyết 88 của Quốc hội yêu cầu phải tích hợp một số môn học ở cấp THCS. Nếu chương trình không thiết kế môn tích hợp thì các trường sư phạm không có căn cứ để đào tạo GV dạy tích hợp. Khi bắt đầu thực hiện thì phải dùng đội ngũ GV cũ, tập huấn dần để chuyển đổi chứ không thể đợi đến 4 năm đào tạo GV dạy tích hợp ra trường rồi mới thực hiện chương trình này”.

Do vậy, theo Bộ trưởng GD-ĐT, môn tích hợp trước mắt sẽ có hai con đường: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Phải xem đây là vấn đề chuyên môn và cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong vấn đề này.

Ngày 15.8, tại buổi gặp gỡ với nhà giáo trên toàn quốc, Bộ trưởng GD-ĐT cho biết việc triển khai tích hợp liên môn là một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi thiết kế chương trình, Bộ GD-ĐT đã tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, mục tiêu là phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Song khi triển khai thực tế vẫn gặp rất nhiều điểm vướng mắc. Khó khăn nhất là việc triển khai các môn tích hợp.

Bộ GD-ĐT 'điều chỉnh' môn tích hợp thế nào? - Ảnh 4.

Giáo viên trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ GD-ĐT với môn tích hợp

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT nói: “Từ việc kiểm tra, thu thập ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, GV tại các địa phương, Bộ nhận thấy đây là điểm nghẽn, điểm khó. Đã có một số GV có thể dạy được tất cả các học phần trong môn tích hợp, nhưng đa số vẫn dạy theo các môn riêng biệt. Nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dù việc tập huấn GV đã được triển khai nhưng vẫn gặp những khó khăn lớn.

Căn cứ vào thực tế triển khai, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian ngắn sắp tới sẽ quyết định xem xét điều chỉnh việc dạy học các môn tích hợp bậc THCS. Chúng ta vẫn kiên trì việc dạy tích hợp ở bậc tiểu học vì đã làm tốt từ trước tới nay, nhưng riêng bậc THCS, Bộ sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia, khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh. Có thể đây sẽ là điều chỉnh lớn nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục”.

Sau phát biểu này của Bộ trưởng, GV trên cả nước rất mong chờ sự điều chỉnh cụ thể từ Bộ với môn tích hợp. 

Hoạt động trải nghiệm: Không bắt buộc chia đều số tiết/tuần

Với hoạt động trải nghiệm, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các trường phân công GV có năng lực, chuyên môn phù hợp, nhưng ưu tiên bố trí GV phụ trách theo từng chủ đề. Ví dụ, đối với các chủ đề hoạt động hướng tới tự nhiên, GV địa lý sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu, huy động các kiến thức và kỹ năng về bảo vệ môi trường…; đối với chủ đề hướng nghiệp, GV công nghệ sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức về trang thiết bị, dụng cụ lao động và kỹ năng an toàn…

Tại hướng dẫn, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý việc xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự linh hoạt, không bắt buộc chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong SGK. Hình thức tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá cũng được triển khai linh hoạt.



Source link

Cùng chủ đề

NXB Giáo dục nói gì trước thông tin ‘hoa hồng cực cao mua bán sách giáo khoa’?

Ngày 9/8, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định, thông tin mức chiết khấu cho các đầu mối mua bán sách giáo khoa 11-15% là chưa chính xác. Chiết khấu này thực chất là chi phí phát hành."Phát hành sách giáo khoa cũng như phát hành các ấn phẩm sách khác hay báo chí đều phải có chi phí, gồm: đóng gói, vận chuyển, kho bãi, giao hàng... Mức phí phát hành sách giáo...

Đề văn Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM được học sinh khen hay

Đề văn cần gởi gắm thông điệp giáo dục Trong khi đó, cô Trần Thị Thanh Tuyền, nhóm trưởng nhóm văn 10, Trường THPT...

Hà Nội yêu cầu tất cả giáo viên phải được tập huấn trước khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 do UBND TP Hà Nội quy định, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP Hà Nội sẽ bước vào học kỳ 2 từ ngày 8/1/2024. Trước đó, các nhà trường đã thực...

Bộ Giáo dục trả lại quyền chọn sách giáo khoa cho trường học

Quy định trên được Bộ GD&ĐT nêu trong Thông tư 27 về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế thông tư 25 trước đó.Theo đó, từ năm học 2024 - 2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng lựa chọn sách riêng thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước.Hội đồng lựa chọn sách do hiệu trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngỡ ngàng trước kiến trúc độc đáo của những nhà thờ này tại Thụy Sĩ

Hãy cùng khám phá những nhà thờ với kiến trúc tuyệt đẹp này tại Thụy Sĩ, nơi mà...

Người mẫu khiếm thị đầu tiên catwalk ở Tuần lễ thời trang Copenhagen

Lucy Edwards chỉ mất vài giây để tạo nên lịch sử trên sàn diễn thời trang xuân hè...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển ổn định, thực chất, hiệu quả hơn

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai nhấn mạnh: 'Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc lần này là dịp lãnh đạo cấp cao của hai đảng, hai nước tiếp tục đi sâu trao đổi chiến lược, xác định các phương hướng, biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, thực chất và hiệu quả hơn trong...

Những khách sạn đẳng cấp bạn không nên bỏ qua khi tới Sevilla

Dưới đây là những khách sạn đẳng cấp mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm thành...

Bài đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trường đại học chốt lịch công bố điểm chuẩn

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian công bố điểm chuẩn theo xét điểm thi tốt nghiệp THPT và danh sách thí sinh trúng tuyển đại học chính thức năm 2024 sẽ bắt đầu từ 16h ngày 17.8 đến chậm nhất là 17h ngày 19.8. Để...

Neu Concert 2024: Mở khoá hành trình rực rỡ với ngày khai giảng có “1-0-2” đầy hứa hẹn tại Trường Đại học Kinh tế...

Ngày 15/09 tới đây, Đại Nhạc Hội Chào tân NEU Concert 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của dàn khách mời đình đám. Là một chương trình với nhiều hoạt động lôi cuốn diễn ra xuyên suốt cùng đêm nhạc hội sôi động chào đón các tân sinh viên khóa 66 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NEU Concert 2024 chắc chắn sẽ đem đến những phút giây đáng nhớ trong tuổi trẻ...

Khó giải bài toán thiếu trường lớp

TP - Sở GD&ĐT TPHCM thống kê, năm học 2024-2025, TPHCM tăng khoảng 24.000 học sinh, gây nhiều áp lực với các trường. Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) còn thiếu 17 phòng học Ảnh: Ngọc Tú Với hơn 4.200 học sinh ở 5 khối lớp, Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12) là ngôi trường đông học sinh...

Trường đại học chờ kết luận của cơ quan chức năng để xử lí bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

TPO - Về bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang), đến thời điểm hiện tại, thông tin mà các trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học, bằng tiến sĩ cho ông Việt nhận được là từ phản ánh của báo chí thông qua văn bản Sở GD&ĐT TPHCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ. Vì vậy, các trường chưa có cơ sở pháp lí chính thức để đưa ra quyết định...

Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng việc học sinh bị trường quyết định “dừng đào tạo”

Thông tin một học sinh bị trường ra quyết định “dừng đào tạo” vì phụ huynh thắc mắc về chương trình học thu hút sự quan tâm của dư luận. Chia sẻ về sự việc, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được nội dung trên và đã có chỉ đạo với nhà trường. Theo đó, sau khi tìm hiểu, xác minh sự việc, Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền...

Cùng chuyên mục

Hôm nay công bố điểm chuẩn đại học năm 2024

Từ ngày 13/8, Bộ GD-ĐT bắt đầu quá trình lọc ảo, kéo dài đến 17/8 với 6 lần trong 5 ngày. Song song đó, hai nhóm lọc ảo, phía Bắc do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì và phía Nam do Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì, cũng tiến hành lọc ảo.  16h ngày 17/8, Bộ GD-ĐT trả kết quả lọc ảo lần cuối cùng cho các trường đại học. Dựa trên kết quả này, các...

TPHCM tăng hơn 24.000 học sinh năm học mới

TPO - Năm học 2024 – 2025, TPHCM có 1.707.220 học sinh, tăng 24.097 học sinh so với năm học trước. Ngày 16/8, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục trung học. Theo Sở GD&ĐT TPHCM, TPHCM địa phương liên tục 8 năm liền giữ vững vị trí dẫn đầu điểm thi môn...

Khánh thành Digital Hub tại Trường đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Không gian sáng tạo số (DUE-MB Digital Hub) được đặt ngay trong khuôn viên của Trường đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. DUE-MB Digital Hub gồm không gian học tập/hội thảo công nghệ số đa phương tiện, không gian “pitching” và không gian ngân hàng số thông minh với hạ tầng kỹ thuật băng thông...

Xôn xao học sinh bị ‘dừng đào tạo’, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo nhanh

TPO - Liên quan đến phản ánh học sinh bị nhà trường thông báo “dừng đào tạo” ngay trước thềm năm học mới 2024-2025 do phụ huynh có ý kiến về chương trình đào tạo, Sở GD&ĐT vừa có chỉ đạo nhanh. Liên quan đến phản ánh học sinh bị nhà trường thông báo “dừng đào tạo” ngay trước thềm năm học mới 2024-2025 do phụ huynh có ý kiến về chương trình đào tạo đang...

Ra mắt bộ sách tăng cường khả năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh

Bộ sách gồm 24 cuốn, mỗi lớp 2 cuốn (từ lớp 1 đến lớp 12) do các tác giả là giảng viên, các nhà giáo tên tuổi, các giáo viên phổ thông giàu kinh nghiệm trong bộ môn tiếng Anh của Đại học Sư phạm TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phối hợp thực hiện.Bộ sách được một đội ngũ...

Mới nhất

Thừa Thiên Huế: Chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024

Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra trong 2 ngày 27- 28/8/2024 tại TP. Huế. Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2024 cũng đã thống nhất một số nội dung về công tác tổ chức Đại hội...

Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu, nhà đầu tư cần lưu ý gì?

DNVN - Theo Vụ Phát triển thị trường chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, để tránh được những rủi ro thất thoát vốn đầu tư khi cổ phiếu bị hủy niêm...

Huyện Thanh Oai đấu giá lại 57 thửa đất, giá khởi điểm tăng lên thành 8,8 triệu đồng/m2

Trước đó, đơn vị tổ chức phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai đợt 1 đối với 57 thửa đất tại xã Cao Dương vào ngày 17/8/2024 đã thông báo dừng tổ chức cuộc đấu giá này. Lý do dừng là bởi UBND huyện Thanh Oai xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng...

Chuyên gia kiến nghị giãn lộ trình tăng thuế rượu, bia để ổn định thị trường

Chuyên gia kiến nghị giãn lộ trình tăng thuế rượu, bia để ổn định thị trườngTại Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 14/8, các chuyên gia cho rằng đề xuất tăng thuế cần nghiên cứu thực tế, lộ trình khả thi và cân nhắc sức chịu...

Mới nhất