Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay...

Chọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay vẫn chủ tịch tỉnh?

Đại diện một số sở giáo dục và đào tạo đề nghị nên trao lại quyền phê duyệt chọn sách giáo khoa cho giám đốc sở.

Chọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay vẫn chủ tịch tỉnh? - Ảnh 1.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì hội nghị – Ảnh: BỘ GDĐT

Tại hội nghị đánh giá việc biên soạn sách giáo khoa xã hội hóa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 12-12, ông Thái Viết Tường, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, đề nghị nên điều chỉnh chuyển quyền phê duyệt danh mục chọn sách giáo khoa về cho giám đốc sở giáo dục và đào tạo thay vì giao quyền cho chủ tịch UBND cấp tỉnh như hiện nay.

Có điều chỉnh như đề nghị của địa phương?

Lý do ông Tường đưa ra là việc giao cho sở sẽ giảm bớt quy trình, thủ tục để có sách cung ứng sớm hơn cho học sinh trước năm học mới.

Vì trên thực tế, danh mục sách lựa chọn cũng do sở giáo dục và đào tạo tổng hợp từ ý kiến, đề xuất của các nhà trường, giáo viên để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh.

Ý kiến của ông Trần Tuấn Khanh, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, cũng nêu quan điểm như lãnh đạo giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam, mong muốn quyền phê duyệt danh mục sách giáo khoa giao cho cấp sở để đảm bảo rút ngắn thủ tục không cần thiết.

Về điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, cho biết quy định về chọn sách giáo khoa được quy định tại các văn bản pháp lý hiện hành nên sẽ không thể điều chỉnh như đề nghị của địa phương.

Trước đây theo nghị quyết 88 quyền chọn sách giáo khoa được đưa về các nhà trường, do hiệu trưởng trường phổ thông quyết định. Nhưng tại Luật Giáo dục, quyền phê duyệt danh mục sách giáo khoa lại giao cho UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên sau đó Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, đúng là không nên nhiều khâu trung gian nên chắc chắn bộ sẽ kiến nghị sửa luật theo hướng đề xuất của các sở đã nêu về việc trao quyền phê duyệt chọn sách cho sở giáo dục và đào tạo.

Thầy, cô phải “nợ” tiền sách thì học sinh mới kịp có sách học

Đến từ một tỉnh rất khó khăn là Hà Giang, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo chia sẻ Hà Giang là địa bàn có nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỉ lệ học sinh được hưởng chính sách rất lớn.

Trong đó những học sinh được hưởng chính sách được phát miễn phí sách giáo khoa mới. Tuy nhiên do các thủ tục phức tạp nên thường thời điểm trước năm học mới, tiền hỗ trợ mua sách chưa có.

Để học sinh có sách học, ngành giáo dục phải đứng ra “nợ” tiền sách với đơn vị cung ứng, thậm chí trích từ nguồn khác chi trả thì mới kịp có sách cho học sinh.

Bất cập là hiện nay một số xã vùng cao được công nhận nông thôn mới nên có nhiều chính sách giáo dục bị cắt. Học sinh ở vùng này dù vẫn rất khó khăn cũng không được phát sách miễn phí nữa.

Ngành giáo dục năm nào cũng phải lo đi xin sách cho học sinh từ các nhà hảo tâm. Tuy nhiên, do việc chọn sách từ nhiều bộ khác nhau nên việc quyên góp sách cũ cũng gặp khó khăn vì có khi sách quyên góp không đúng với sách được chọn.

Chọn sách giáo khoa: Quyền phê duyệt của giám đốc sở hay vẫn chủ tịch tỉnh? - Ảnh 2.

Cho tới thời điểm này đã có đủ sách giáo khoa mới ở các lớp từ 1-12. Có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn, cung ứng sách giáo khoa – Ảnh: VĨNH HÀ

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giá sách đã giảm

Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị xuất bản phải tăng cường trách nhiệm xã hội, trong đó có việc hỗ trợ học sinh và các nhà trường vùng khó khăn, không để học sinh không có sách giáo khoa trước năm học mới.

Đồng thời lãnh đạo bộ cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục tiết giảm các khâu trong sản xuất, kinh doanh để giảm giá thành sách giáo khoa.

Phải đa dạng kênh phát hành đến các cơ sở giáo dục, học sinh và cha mẹ học sinh, đẩy nhanh tiến độ cung ứng sách giáo khoa trước năm học mới ít nhất 1 tháng để giáo viên, học sinh có thời gian đọc, tìm hiểu chương trình trước khi bước vào dạy học.

Trong báo cáo tại hộ nghị, Bộ Giáo dục và Đào cho biết hai bộ (cùng với Bộ Tài chính) đã rà soát phương án kê khai giá sách của các đơn vị và đề nghị các đơn vị thực hiện tối đa cắt giảm các khoản chi phí chung để giảm giá sách.

Đề nghị các đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc cung cấp sách giáo khoa miễn phí cho tủ sách dùng chung, cho học sinh những vùng khó khăn, học sinh diện chính sách xã hội.

Năm 2024, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam kê khai giảm giá sách giáo khoa tái bản 9,6% – 11,2% tùy theo từng bộ sách.

Theo Tổng cục Thống kê, phương án giá sách giáo khoa góp phần tăng chỉ số CPI hằng năm khoảng 0,05% điểm phần trăm.

Theo luật giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024 quy định sách giáo khoa là danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá và Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa.

Dù vậy giá sách giáo khoa hiện vẫn là vấn đề gây lo lắng cho xã hội và phụ huynh vì vẫn cao hơn so với giá sách của chương trình cũ. Trong khi việc chọn sách khác nhau khiến cho phụ huynh không phải ai cũng có thể sử dụng lại được sách cũ cho con.

Một điểm hạn chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định là một số ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa ở một số môn học, ví dụ tiếng Việt lớp 1, ngữ văn lớp 6 và khoa học tự nhiên lớp 6 – còn xuất hiện quan điểm khác nhau, gây băn khoăn cho dư luận và người sử dụng.

Việc lựa chọn sách giáo khoa ở một số nơi, một số thời điểm còn khó khăn. Việc thực hiện tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa đối với một số môn học thực hiện bằng hình thức trực tuyến nên việc tương tác hai chiều hạn chế.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam từ chỗ phát hành 100%, nay thị phần còn 71,8%

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính tới thời điểm hiện tại có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn, liên kết biên soạn.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, so với chương trình giáo dục phổ thông 2006, số tác giả tham gia biên soạn sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhiều gấp ba lần.

Cho tới thời điểm này, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 826 đầu sách. Trong đó có những đầu sách có nhiều sách giáo khoa do các đơn vị khác nhau biên soạn và được phê duyệt.

Việc lựa chọn sách giáo khoa thực hiện theo quy trình lấy ý kiến giáo viên, tổ chuyên môn ở cấp trường. Dựa trên danh mục tổng hợp sách giáo khoa do các nhà trường lựa chọn, UBND cấp tỉnh phê duyệt gửi nhu cầu cung ứng sách đến các đơn vị xuất bản.

Sau ba năm triển khai, tỉ lệ phát hành (thị phần) giữa các đơn vị xuất bản có sự thay đổi. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam từ chỗ phát hành 100% thị phần nay còn 71,8%.

Kiến nghị trao quyền phê duyệt chọn sách giáo khoa cho giám đốc sở giáo dục - Ảnh 2.Cảnh báo thiếu minh bạch việc chọn sách giáo khoa

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội) cảnh báo hiện tượng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh trong việc chọn sách giáo khoa.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chon-sach-giao-khoa-quyen-phe-duyet-cua-giam-doc-so-hay-van-chu-tich-tinh-20241212111457102.htm

Cùng chủ đề

Tuyển sinh lớp 10: TP.HCM muốn được chủ động chọn môn thi thứ ba

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi vào lớp 10. Chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các Sở về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển...

Một huyện có 17 giáo viên yếu kém chuyên môn, không đủ năng lực giảng dạy theo chương trình mới

Ngày 12/10, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng Phòng GDĐT huyện Tu Mơ Rông, cho biết qua rà soát, xác định trên địa bàn hiện có 17 giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn; không đảm nhiệm được việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025

Nội dung trên nằm trong dự thảo thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới, đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến.Quan điểm của bạn về việc bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10?Theo đó, Bộ đưa ra hai phương án tuyển sinh vào lớp 10: Xét tuyển hoặc thi tuyển. Nếu xét tuyển, các địa phương căn cứ vào học bạ THCS. Trường hợp thi tuyển, kỳ thi diễn ra với ba môn...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sách vở cho học sinh bị thiệt hại do bão

Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công văn nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng...

Mới nhất