Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ rừng nhưng khó bảo vệ mình

Bảo vệ rừng nhưng khó bảo vệ mình


Những vết đạn xuyên thủng màu áo xanh

Tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), có lẽ ai cũng đã từng nghe câu chuyện về kiểm lâm viên Ngô Đức Liên, người bị bắn tới 17 phát đạn chì trong một lần tuần tra rừng, truy quét các đối tượng săn bắt trái phép động vật hoang dã.

Tháng 9/2018, VQG Chư Yang Sin thành lập tổ tuần tra truy quét gồm 22 người, do ông Liên làm tổ trưởng. Quá trình tuần tra rừng, cả nhóm bắt gặp 3 thợ săn trái phép. Thay vì bỏ chạy, họ bắn đạn chì thẳng vào lực lượng kiểm lâm để chống đối. Nhiều người bị trúng đạn, trong đó, ông Liên bị nặng nhất.

anh-2.png
Tịch thu súng săn trộm, súng, bẫy, xác động vật hoang dã cùng thợ săn trong vụ việc năm 2020 tại VQG Chư Yang Sin. Ảnh: WildAct

Hồi tưởng về thời khắc kinh hoàng đối mặt với những kẻ săn trộm, ông Liên chia sẻ:“Lúc đấy mọi người rối hết cả, anh em phải cởi áo làm cáng để đưa tôi ra khỏi rừng. Là một kiểm lâm, tôi cũng lường trước được khả năng sẽ gặp nguy hiểm. Tôi coi đó là tai nạn nghề nghiệp và sẵn sàng đối mặt. Lần trước anh em đi rồi thì lần này tôi xung phong thôi”.

Trên lưng ông Liên có 5 viên đạn găm vào vị trí nguy hiểm, 12 viên ở các vị trí khác trên cơ thể với tổng mức độ thương tật là 25%. Dù vụ án đã xảy ra từ cách đây 5 năm và đã bị khởi tố, nhưng đến nay, ông Liên vẫn chưa nhận được bất kỳ chi phí bồi thường chính thức nào.

Theo ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Yang Sin: Vụ án vẫn chưa khép lại do hung thủ chưa bị bắt, và thiếu hụt nhiều bằng chứng, đồng chí Ngô Đức Liên cùng gia đình phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị, dẫn đến khó khăn và áp lực tài chính rất lớn. Đến nay, đồng chí Liên vẫn còn 5 viên đạn chì trong cơ thể chưa được lấy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống tinh thần và công việc.

150523_vrd_1.png
Đã gần 5 năm sau vụ việc, nhưng 5 viên đạn còn lại ngày ngày gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của anh Liên. Ảnh: WildAct

“Thực tế, những hỗ trợ của cộng đồng hay các chính sách hỗ trợ dành cho các cán bộ kiểm lâm nói chung vẫn còn thấp, và không đáp ứng được những căng thẳng, khó khăn và nguy hiểm leo thang mà họ đang phải đối mặt” – ông Nghĩa ngậm ngùi.

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam: Điều kiện làm việc của liểm lâm rất khó khăn, làm việc bất kể giờ giấc, không có ngày nghỉ, luôn phải đối mặt với sự tấn công, đe dọa của các đối tượng vi phạm. Trong khi đó, chính sách đãi ngộ cho cán bộ kiểm lâm còn thấp, chưa tương xứng với tính chất công việc được giao. Khi bị tấn công nếu bị chết hoặc bị thương việc giải quyết chính sách rất khó khăn.

Từ năm 2020 đến 2022 có 847 công chức Kiểm lâm xin thôi việc hoặc nghỉ hưu sớm, 1.487 bảo vệ rừng viên xin thôi việc, dẫn đến thiếu hụt lực lượng bảo vệ rừng ở nhiều nơi.

Cần có chế độ, chính sách phù hợp

Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Thiện cho biết: Chức năng của Kiểm lâm (Điều 103) và nhiệm vụ của Kiểm lâm (Điều 104) Luật Lâm nghiệp không quy định kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng, sử dụng rừng, quản lý chế biến và thương mại lâm sản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đang thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về lâm nghiệp, bao gồm: Quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật, phát triển rừng, sử dụng rừng, quản lý chế biến và thương mại lâm sản. Như vậy, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ sẽ bị chồng chéo vì vừa tổ chức thực hiện, vừa kiểm tra giám sát; không bảo đảm tính khách quan, độc lập trong thực thi pháp luật và không phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp.

Chia sẻ thực tế về chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại VQG Chư Mom Ray, ông Đào Xuân Thủy – Giám đốc VQG cho biết, hiện nay, lương của lực lượng này rất thấp, trong khi đa số cán bộ phải sống và làm việc tại địa bàn vùng sâu, xa. Điển hình là VQG Chư Mom Ray còn 6 trạm chưa có sóng điện thoại, chưa có điện thắp sáng. Yêu cầu công việc buộc cán bộ phải ở địa bàn 24/24 giờ, nhưng lại không có phụ cấp, không có chế độ làm thêm giờ, không đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Điều này khiến trong thời gian qua, nhiều viên chức, người lao động đã nghỉ việc, chuyển việc.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai cho biết: Lực lượng kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng nói chung và tại Khu Bảo tồn nói riêng thường xuyên phải sống trong môi trường rừng ẩm thấp, độc hại gây nhiều bệnh tật. Việc tổ chức tuần tra, canh phục ban đêm tại các điểm nóng thường phải trực tiếp đối mặt với các đối tượng vi phạm rất nguy hiểm, manh động, có sử dụng vũ khí tấn công xâm hại đến sức khỏe, đe dọa tới tính mạng của kiểm lâm.

Theo quy định của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không được trang bị vũ khí, không có thẩm quyền xử lý vi phạm, có sự thay đổi lớn về tổ chức, biên chế; bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ không được hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện làm cho việc triển khai áp dụng ở cơ sở gặp nhiều khó khăn; chưa có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức.

anh-4.jpg
Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Tính từ tháng 3/2019 khi Nghị định số 01/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, KBT văn hóa Đồng Nai đã có 43 viên chức kiểm lâm trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt đã xin nghỉ việc và chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác; 52 viên chức kiểm lâm xin nghỉ chế độ và nghỉ hưu. Việc tuyển dụng viên chức bảo vệ rừng mới gặp rất nhiều khó khăn do không có nguồn nhân lực và chế độ chính sách không đảm bảo.

“Theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023 là 260 người thì hiện tại Khu Bảo tồn đang thiếu 42 viên chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng hiện đang được giao quản lý. Việc tuyển dụng viên chức theo chi tiêu được giao gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của KBT” – ông Hảo chia sẻ.

Rõ ràng, việc đảm bảo chế độ, chính sách đang là vấn đề cấp thiết đối với các cán bộ kiểm lâm để họ có thể yên tâm bám rừng, sẵn sàng đóng góp công sức cho sự nghiệp bảo vệ rừng.

Theo báo cáo của WWF, các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, Lào và Campuchia hiện có khoảng hơn 12 triệu bẫy thú do thợ săn dựng trái phép. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) cho biết: Chỉ tính riêng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, kết quả tuần tra rừng phát hiện, mỗi km vuông có trung bình gần 4 loại bẫy thú to, nhỏ trái phép. Kết quả này cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc săn bắn, bẫy bắt đẩy các loài thú đến bờ vực tuyệt chủng, biến những cánh rừng già trở thành rừng chết. Chính vì thế, công việc của những cán bộ kiểm lâm như anh Ngô Đức Liên, những người ở ngay đầu chiến tuyến, là vô cùng quan trọng trong việc duy trì và bảo tồn sự sống của thiên nhiên hoang dã.

Trong 3 tuần từ ngày 22/5 – 12/6/2023, WildAct phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng, chung tay giúp đỡ ông Ngô Đức Liên – Cán bộ phụ trách Pháp chế Hạt kiểm lâm VQG Chư Yang Sin. Chiến dịch nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng với mục tiêu 120 triệu đồng.

Số tiền này sẽ dùng để hỗ trợ chi phí gắp bỏ 5 viên đạn còn lại ra khỏi cơ thể ông Liên; mua bảo hiểm tính mạng cho ông Liên trong 1 năm; hỗ trợ một phần nhỏ số tiền bồi thường chưa nhận được trong thời gian điều trị trong 5 năm qua; hỗ trợ 25% lương tháng đền bù 25% tỷ lệ thương tật trong 5 năm tháng. Đồng thời, hỗ trợ bổ sung các dụng cụ phòng vệ, giúp giảm thiểu nguy hiểm cho cán bộ kiểm lâm VQG Chư Yang Sin trong công tác bảo vệ rừng trong thời gian tới.

Các tổ chức, cá nhân trên cả nước có thể chuyển khoản trực tiếp cho WildAct, ủng hộ qua nền tảng quyên góp trực tuyến Fundrazr hoặc ủng hộ dưới dạng hiện vật.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. Du khách Hàn Quốc chụp ảnh tại Đường hầm điêu khắc - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 17-12, đoàn chuyên gia trong nước và quốc tế, các sinh viên, doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã có dịp tham quan nhiều điểm đến mới của Đà Lạt, nhằm hiểu thêm các...

‘Số hóa’ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên

Chỉ hơn 1 năm làm quen, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng SMART rất thành thạo. Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, sử dụng và phát triển hơn 19.000ha rừng đặc dụng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai. Đồng thời quản lý hơn...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và...

Lớp học đặc biệt trên bán đảo Sơn Trà

TPO - Những lớp học đặc biệt ngay giữa rừng già trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) giúp học sinh khám phá đa dạng sinh học, cũng như gieo tình yêu môi trường trong những người trẻ, để cùng chung tay giữ gìn lá phổi xanh của thành phố. TPO - Những lớp học đặc biệt ngay giữa rừng già trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) giúp học sinh khám phá đa dạng sinh học,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Pháp luật về địa chất và khoáng sản có tính khoa học, toàn diện và thực tiễn

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 có tính khoa học, toàn diện, thực tiễn và được tuân thủ nghiêm minh sẽ loại trừ được những bất cập liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản như hiện nay. ...

Khẳng định vị thế trong thực hiện các dự án quan trọng của Ngành TN&MT

(TN&MT) - Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý dự án) diễn ra sáng ngày 20/12, tại Hà Nội. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc...

Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Mới nhất

Bí thư huyện kết nối học bổng cho trò khuyết tật, khen cô giáo đưa trò tới lớp

Sau bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp' đăng trên Tuổi Trẻ Online, cả cô và trò được bí thư Huyện ủy Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tuyên dương và trao hỗ trợ. ...

Quảng Nam nói về việc có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Lãnh đạo sở ở Quảng Nam nói về vụ việc người dân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách trong nghị quyết 29 của tỉnh này. ...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội)...

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Mới nhất