Hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển

Báo Tài nguyên Môi trườngBáo Tài nguyên Môi trường12/02/2025

(TN&MT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Dức Duy dự và phát biểu tại Tổ 16.


Tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành VBQPPL

Tổ 16 có các đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Yên Bái và Cà Mau. Tại cuộc họp, các đại biểu trao đổi về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành VBQPPL nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

small_bi-thu-dung.jpg
Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng (tổ trưởng Tổ 16) điều hành phiên họp

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), có 08 chương, 72 điều, giảm 101 điều so với Luật hiện hành mặc dù phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn bao hàm một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật.

Tại cuộc họp, các đại biểu đề xuất cần phân tách rõ ràng giữa quy trình đề xuất, tham vấn và quyết định chính sách, và quy trình soạn thảo, pháp hóa chính sách đã được quyết định.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề xuất cơ quan đề xuất chính sách nên chủ trì tổ chức các hội nghị tham vấn, thay vì các cơ quan của Quốc hội hoặc cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng và phạm vi tham vấn, đặc biệt là mời ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách.

Các đại biểu cũng đề cập đến việc là thay vì xây dựng các luật có tính chất chuyên sâu,chuyên ngành thì liệu có đặt vấn đề là xây dựng các luật đa ngành hay không?

Nghiên cứu đủ rõ, đủ thuyết phục Luật sẽ nhanh chóng đi vào thực tiễn

small_bt-duy-3.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy trao đổi tại phiên họp tổ

Trao đổi làm rõ thêm với các đại biểu Quốc hội đã nêu một số ý kiến tại cuộc họp tổ cũng như trong Báo cáo thẩm tra đề cập về việc tổ chức tham vấn chính sách, phạm vi và thành phần trong hội nghị tham vấn chính sách. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thông tin rằng, một trong những nội dung đổi mới căn bản của quy trình xây dựng pháp luật nói chung và theo dự án Luật đang đề xuất với Quốc hội, đó là phân biệt, tách bạch giữa quy trình xây dựng chính sách và chương trình lập pháp hàng năm, cũng như tách bạch quy trình soạn thảo… Vì các nhóm công việc này rất quan trọng và khi tách bạch rõ ràng thì chỉ khi nào chính sách được quyết định đủ rõ, đủ thuyết phục thì khi đó mới tiến hành xây dựng soạn thảo Luật.

Điều này nhằm đảm bảo khi làm tốt khâu đề xuất chính sách thì khi đã được Luật hóa, Luật sẽ bảo đảm với tính ổn định lâu dài và tránh những cái tác động xã hội không mong muốn của cơ quan đề xuất cũng như là của Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đưa ra các ví dụ về những chính sách về cấm tuyệt đối người sử dụng rượu bia khi lái xe, hay điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu hay các quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội… Những nội dung trên trong quá trình đề xuất chính sách được thực hiện, nghiên cứu kỹ lưỡng, việc luật hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn và nhanh chóng đi vào thực tiễn.

small_bt-duy-2.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng những chính sách được thực hiện, nghiên cứu kỹ lưỡng, việc luật hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn và nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Với những ý kiến của đại biểu cho rằng việc tổ chức hội nghị tham vấn chính sách nên do cơ quan lập đề xuất chủ trì thay vì các cơ quan của Quốc hội hay cơ quan nhà nước khác. Đồng thời, phạm vi và thành phần tham gia cần được mở rộng, bao gồm chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp thu ý kiến trên, điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng tham vấn, đảm bảo các chính sách được xây dựng sát với thực tiễn và có tính khả thi cao hơn.

Nghiên cứu xây dựng luật có tính chất đa ngành

Trước ý kiến của đại biểu đề nghị mỗi bộ nên xây dựng một luật thay vì làm quá nhiều luật như hiện nay, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, tinh thần sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực mà “mỗi bộ chỉ có một bộ luật thì tôi cho rằng bộ luật ấy sẽ rất là đồ xộ, rất khó làm”.

small_bt-duy.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy trao đổi tại phiên họp tổ

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, Chính phủ đã tính toán, ngoài việc ban hành các luật có tính chất quản lý chuyên sâu, chuyên ngành thì cũng mở rộng hơn phạm vi để xây dựng các luật quản lý có tính chất đa ngành chỉ áp dụng trên một phạm vi địa bàn nhất định. “Tôi lấy ví dụ như Luật Thủ đô chính là luật đa ngành điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực nhưng áp dụng trên địa bàn Thủ đô; hay là những nghị quyết đặc thù về phát triển TP.HCM hay một số địa phương và tới đây có những nghị quyết phát triển vùng”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dẫn chứng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Duy cho biết, tới đây có những dự án như đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận cần rất nhiều các cơ chế, chính sách đặc thù. Vì vậy có thể xây dựng các bộ luật có tính chất đa ngành để áp dụng cho một hoặc một số dự án trọng điểm quốc gia hoặc là áp dụng cho một số hoạt động cần điều chỉnh.

Với ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPLthống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Một số hình ảnh tại phiên họp tổ 16 sáng ngày 12/2

small_db-doan_lam-dong.jpg
ĐBQH Lâm Văn Đoan (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)
small_db-gia_ha-tinh.jpg
ĐBQH Trần Đình Gia (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh)
small_db-hien_lam-dong.jpg
ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)
small_db-luan_yen-bai.jpg
ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)
small_db-minh_ca-mau.jpg
ĐBQH Đinh Ngọc Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)
small_db-nguyen-tao_lam-dong.jpg
ĐBQH Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng)
small_db-thu_ha-tinh.jpg
ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh)


Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hoan-thien-luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-sua-doi-nham-tao-dong-luc-moi-cho-su-phat-trien-386548.html

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available