Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?

Báo Thanh niênBáo Thanh niên02/02/2025

'Bỏ bữa sáng có thể tác động nhiều mặt đến sức khỏe, trong đó có huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Những điều nên làm khi bị tăng huyết áp; Mẹo giúp người bệnh tiểu đường không lo đường huyết tăng vọt; Bác sĩ chỉ cách để người có mức cholesterol cao yên tâm vui tết...

Tác động không ngờ của bỏ bữa sáng với huyết áp

Nhiều người muốn giảm cân nên áp dụng chế độ ăn thâm hụt calo và thường hay bỏ bữa sáng. Ngoài ra, một số người có thói quen không ăn sáng. Bỏ bữa sáng có thể tác động nhiều mặt đến sức khỏe, trong đó có huyết áp.

Bữa sáng quan trọng vì đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm ngủ dài. Bữa ăn sáng giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của não và cơ bắp, đặc biệt là những người cần tỉnh táo vào buổi sáng.

ngày mới với tin tức sức khỏe

Bỏ ăn sáng có thể góp phần làm tăng huyết áp

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san International Journal of Hypertension cho thấy bỏ ăn sáng có thể khiến huyết áp tăng 20%. Đây là bằng chứng cho thấy bỏ bữa sáng có thể dẫn đến vấn đề tim mạch.

Có một số giả thuyết giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên là việc bỏ ăn sáng có thể làm tăng cảm giác đói trong suốt cả ngày, từ đó kích thích cảm giác thèm ăn và khiến ăn quá nhiều. Hệ quả là gây tăng cân. Tăng cân chính là yếu tố nguy cơ của huyết áp cao.

Ngoài ra, những người bỏ ăn sáng thường là những người có các thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống kém, ít vận động hay có vấn đề về giấc ngủ. Việc bỏ bữa sáng cũng liên quan đến gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Tình trạng này cũng góp phần làm tăng huyết áp. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.2.

Mẹo giúp người bệnh tiểu đường không lo đường huyết tăng vọt

Tết là mùa của gia đình, lễ hội. Vậy bạn kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào trong những ngày tết khi những cám dỗ về ăn uống xuất hiện ở khắp mọi nơi?

Sau đây, các chuyên gia chia sẻ mẹo hay để người bệnh tiểu đường vui tết mà không lo lắng về mức đường huyết.

Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyên hãy lập kế hoạch:

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?- Ảnh 2.

Đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu, ngay cả trong dịp tết

Ăn gần giờ ăn thường ngày để giữ đường huyết ổn định. Ăn một bữa ăn nhẹ nhỏ vào giờ ăn thông thường của bạn nếu cần và ăn ít hơn một chút trong bữa tiệc cùng mọi người.

Khi đi dự tiệc, có thể mang theo một món ăn lành mạnh cho mình. Lên kế hoạch trước về carbohydrate. Ví dụ, nếu sẽ ăn một món ngọt, hãy cắt giảm các loại carbohydrate khác.

Đừng bỏ bữa trước bữa tiệc. Khi quá đói, bạn có thể sẽ ăn quá nhiều.

Tránh hoặc hạn chế rượu. Đồ uống có cồn có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu. Các tác động có thể xuất hiện sau nhiều giờ.

Tiến sĩ Cecilia Low Wang, giáo sư y khoa tại Trường Y Đại học Colorado (Mỹ) khuyên nên kiểm tra đường huyết trước, trong khi và vài giờ sau khi uống - và cho những người xung quanh biết mình bị tiểu đường. Để nếu có dấu hiệu lạ, có thể không phải do bạn say rượu, mà có thể là hạ đường huyết.

Đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu, ngay cả trong dịp tết. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.2.

Những điều nên làm khi bị tăng huyết áp, tăng đường huyết

Để bảo vệ sức khỏe dịp tết, nhất là ở người có bệnh tim mạch chuyển hóa, mọi người có thể tham khảo phương pháp và mẹo ứng phó khi có các biểu hiện phát bệnh dưới đây.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, một số bệnh có khả năng trở nặng những ngày tết và sau tết do chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng bị đảo lộn, cụ thể:

Tăng đường huyết. Các triệu chứng tăng đường huyết là nhanh đói, khát nước, tiểu đêm nhiều lần, người mệt mỏi; có thể kèm theo triệu chứng mắt mờ, chân tay tê bì, bứt rứt, cảm giác khó thở, hồi hộp…

Cách xử trí: Uống nhiều nước để đào thải bớt lượng đường trong máu ra ngoài qua nước tiểu. Bệnh nhân suy thận hoặc suy tim, không nên áp dụng cách này.

Uống thêm 1 ly trà xanh (có thể thêm 2-3 lát gừng) mỗi ngày.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?- Ảnh 3.

Uống thêm 1 ly trà xanh (có thể thêm 2-3 lát gừng) mỗi ngày

Đi bộ 30-60 phút để thúc đẩy khả năng tiêu hao glucose.

Điều chỉnh lại chế độ ăn và theo dõi đường huyết tại nhà, đến thăm khám sớm tại cơ sở y tế nếu tình trạng chưa được kiểm soát hoặc có dấu hiệu tăng cao.

Tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg: Người bệnh có thể theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại, chủ yếu nghỉ ngơi, cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá, tránh lo âu... để huyết áp về ổn định. Nếu vẫn còn bất thường, nên đi tái khám sớm để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg: Người bệnh cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và theo dõi huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất có thể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!



Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-vi-sao-bo-bua-sang-khien-huyet-ap-tang-185250201223101538.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available