Vào năm 2014, tạp chí Dinh dưỡng châu Âu công bố kết quả một cuộc nghiên cứu về việc sử dụng trà đen được áp dụng với hơn 8.000 tham gia thử nghiệm.
8.821 người đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 89 tham gia thí nghiệm ngày. Sau đó, các nhà khoa học phát hiện người uống hơn 2 tách trà đen mỗi ngày có vòng eo và chỉ số cơ thể (BMI) thấp hơn những người uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày.
Trà đen được làm từ lá của loại cây bụi tên Camellia sinensis. Loại trà này chứa caffeine, các chất kích thích và chất chống oxy hóa. Trà đen tác dụng giảm mỡ nội tạng và nó còn có thể ức chế quá trình hấp thụ chất béo nếu chúng ta uống trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Nguyên nhân là bởi chất caffeine có trong trà đen còn có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Ngoài ra, trà đen còn có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp tinh thần tỉnh táo và tạo năng lượng cho cơ thể; giàu chất chống oxy hóa, bao gồm polyphenol và catechin; có thể phòng bệnh ung thư; tăng cường sức khỏe tim mạch; cải thiện quá trình trao đổi chất; tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Một số bằng chứng còn cho thấy việc uống trà đen thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh gồm: Tiểu đường, cholesterol cao, sỏi thận, bệnh Parkinson, loãng xương, sâu răng.
Tuy nhiên, caffeine trong trà đen có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, do đó, nếu bạn dễ bị mất ngủ thì hãy uống trà trước buổi trưa, tránh uống vào buổi chiều và buổi tối.
Bác sĩ y khoa nổi tiếng Nhật Bản Yuki Ishihara khuyên rằng chúng ta có thể kết hợp gừng và trà đen để làm ấm cơ thể. Bạn có thể xay khoảng 10 gram gừng già thành bột nhuyễn, gói trong gạc để ép lấy nước gừng và thêm khoảng 10 giọt vào trà đen nóng. Hoặc bạn có thể thêm một chút mật ong hoặc đường nâu.