Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTỷ lệ sinh thấp - từ động lực thành lực cản của...

Tỷ lệ sinh thấp – từ động lực thành lực cản của kinh tế Hàn Quốc


Giảm sinh con từng góp phần vào phép màu kinh tế Hàn Quốc nhưng việc người dân đang ngại sinh nở lại thành thách thức cho tăng trưởng.

Ngày 19/12/2023, 100 người đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc tập trung tại một khách sạn gần Seoul trong bộ trang phục đẹp nhất để tham gia sự kiện hẹn hò do thành phố Seongnam tổ chức.

Với nỗ lực cứu tỷ lệ sinh đang lao dốc, chính quyền Seongnam quyết tâm tổ chức các cuộc hẹn hò với rượu vang đỏ, chocolate, dịch vụ trang điểm miễn phí và thậm chí cả kiểm tra lý lịch cho những người độc thân tham gia. Sau 5 vòng sự kiện, họ kỳ vọng 198 trong 460 người tham gia sự kiện tìm được đối tượng. Nếu thuận lợi, họ sẽ kết hôn và sinh những đứa trẻ.

Thị trưởng Seongnam Shin Sang-jin cho biết việc truyền bá quan điểm tích cực về hôn nhân sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh, đồng thời nhấn mạnh các sự kiện hẹn hò chỉ là một trong nhiều chính sách để đảo ngược tỷ lệ sinh lao dốc. “Tỷ lệ sinh thấp không thể được giải quyết chỉ bằng một chính sách. Nhiệm vụ của thành phố là tạo môi trường để những người muốn kết hôn tìm được bạn đời”, ông Shin nói.





Một thanh viên tham gia sự kiện hẹn hò của thành phố Seongnam ngày 19/12/2023. Ảnh: Reuters

Một thành viên tham gia sự kiện hẹn hò của thành phố Seongnam ngày 19/12/2023. Ảnh: Reuters

Tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng đến hầu hết nước phát triển ở Đông Á và châu Âu, dẫn đến dân số già đi nhanh chóng. Tuy nhiên, không đâu nghiêm trọng như Hàn Quốc, nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nhiều năm qua.

Năm 2021, tổng tỷ suất sinh của cả nước (tổng số trẻ em trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 0,81. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 1,16; Nhật Bản 1,3; Đức 1,58; Tây Ban Nha 1,19. Quan trọng hơn, Hàn Quốc có tỷ lệ sinh dưới 1,3 đã hai thập kỷ.

Số liệu mới nhất còn giảm sâu hơn. Vào quý III/2023, tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc xuống mức thấp kỷ lục là 0,7, theo Văn phòng Thống kế quốc gia. Trong giai đoạn này, có 56.794 trẻ em được sinh ra, giảm 11,5% so với cùng kỳ 2022 và là mức thấp nhất kể khi thống kê vào năm 1981.

Đằng sau phép màu kinh tế

Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến 1961, thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ khoảng 82 USD. Nhưng họ tăng trưởng mạnh từ 1962, khi chính phủ ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh quốc gia.

Chính phủ đặt mục tiêu 45% cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai và nhiều gia đình nhận ra việc sinh ít con hơn sẽ cải thiện mức sống. Kết quả, dân số phụ thuộc – người trẻ và người già – ngày càng ít hơn người trong độ tuổi lao động.

Thay đổi về nhân khẩu học đã khởi đầu cho phép màu kinh tế kéo dài đến giữa những năm 1990. Năng suất tăng, kết hợp với lực lượng lao động mở rộng và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, giúp tăng trưởng GDP hàng năm từ 6% đến 10% trong nhiều năm. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những nước giàu nhất, với thu nhập bình quân đầu người là 35.000 USD.

Phần lớn sự biến đổi từ một nước nghèo thành nước giàu là do lợi tức nhân khẩu học trong quá trình giảm mức sinh. Nhưng lợi tức nhân khẩu học chỉ có tác dụng ngắn hạn. Trong khi, suy giảm mức sinh trong thời gian dài thường là thảm họa đối với nền kinh tế của một quốc gia, theo tạp chí nghiên cứu Conversation.

Và điều đó thực sự diễn ra. Hàn Quốc đã chứng kiến tình trạng sinh con giảm kinh niên khi nhiều người trẻ chọn cách trì hoãn hoặc từ bỏ việc kết hôn hoặc sinh con để phù hợp với sự thay đổi của chuẩn mực xã hội và lối sống.

Cùng với đó, nghiên cứu của Jisoo Hwang, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết tình hình cực đoan của tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc có thể được giải thích một phần bởi chi phí giáo dục và nhà ở cực kỳ cao.

Trong khi, công việc và tiền lương của một bộ phận thanh niên kém ổn định, khiến họ không còn đủ khả năng để lập gia đình. Quý III/2023, số lượng cuộc hôn nhân cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục là 41.706, giảm 8,2% so với cùng kỳ 2022.

Với tỷ lệ sinh cực kỳ thấp, Hàn Quốc đang giảm dân số mỗi năm và quốc gia sôi động một thời này đang trở thành nơi có nhiều người già và ít công nhân hơn. Nếu xu hướng này tiếp tục và không chào đón hàng triệu người nhập cư, dân số 51 triệu hiện tại sẽ giảm xuống dưới 38 triệu trong bốn hoặc năm thập kỷ tới.

Chạy đua tránh tăng trưởng âm

Việc thiếu trẻ em tạo ra những rủi ro lâu dài cho nền kinh tế, do làm giảm quy mô lực lượng lao động, cũng đồng thời là người tiêu dùng. Chi tiêu phúc lợi cho dân số già là gánh nặng ngân sách, mà lẽ ra có thể được sử dụng để thúc đẩy kinh doanh, nghiên cứu và phát triển.

Nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) năm ngoái dự báo, nếu tỷ lệ sinh giữ nguyên quỹ đạo hiện tại, đất nước có thể chứng kiến tăng trưởng âm từ năm 2050. Tính toán này dựa trên xu hướng tăng trưởng, loại trừ những biến động kinh tế ngắn hạn. Nói tóm lại, quy mô nền kinh tế Hàn Quốc chắc chắn sẽ bị thu hẹp nếu dân số giảm.





Trẻ em Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống tại một sự kiện ở Seoul ngày 1/3/2016.  Ảnh: Reuters

Trẻ em Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống tại một sự kiện ở Seoul ngày 1/3/2016. Ảnh: Reuters

Nỗ lực ngăn chặn cơn ác mộng nhân khẩu học, chính phủ Hàn Quốc đang đưa ra các ưu đãi tài chính cho nhưng cặp vợ chồng sinh con và tăng cường trợ cấp hàng tháng cho các bậc cha mẹ. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã thành lập nhóm phụ trách chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh. Kể từ năm 2006, Hàn Quốc đã chi hơn 200 tỷ USD vào các chương trình nhằm tăng tỷ lệ sinh nhưng hầu như không hiệu quả.

Thậm chí, các sáng kiến mai mối như chính quyền Seongnam cũng có ý kiến trái chiều. Thủ đô Seoul từng cân nhắc sự kiện tương tự nhưng tạm dừng kế hoạch sau khi vấp phải những chỉ trích rằng sẽ lãng phí tiền thuế của dân nếu không giải quyết được lý do căn cơ là chi phí nhà ở và giáo dục cao.

Jung Jae-hoon, Giáo sư khoa Phúc lợi xã hội tại Đại học Phụ nữ Seoul, nói thật “vô nghĩa” khi hy vọng những sự kiện hẹn hò sẽ cải thiện tỷ lệ sinh. “Bạn cần chi nhiều tiền hơn vào việc hỗ trợ mang thai, sinh con và nuôi dạy trẻ để gọi đó là chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh”, chuyên gia này nói.

Nghiên cứu của BoK cũng chỉ ra chi phí sinh hoạt cao, việc làm không ổn định và chi phí nuôi con, giá bất động sản tăng vọt góp phần gây ra lo lắng, khiến các vợ chồng không thể có con.

Theo BoK, giải pháp là giảm bớt tập trung dân số ở khu vực Seoul – nơi đang làm trầm trọng thêm áp lực cạnh tranh – đồng thời thực hiện hành động để ổn định giá nhà đất và nợ hộ gia đình cũng như cải thiện cấu trúc thị trường lao động. Ngoài ra, chính phủ cần tăng chi ngân sách để chia sẻ gánh nặng chăm sóc trẻ.

Conversation cho rằng cách thực sự có thể giúp Hàn Quốc xoay chuyển tình thế này là dựa vào nhập cư. Người di cư thường trẻ, năng suất và sinh nhiều con hơn người bản xứ. Nhưng Hàn Quốc có chính sách nhập cư rất hạn chế, để trở thành công dân hoặc thường trú nhân, người nhập cư phải kết hôn với người Hàn Quốc.

Vào 2022, người nhập cư chỉ hơn 1,6 triệu, chiếm khoảng 3,1% dân số nước này. Ngược lại, Mỹ phụ thuộc vào di dân để tăng cường lực lượng lao động, hiện chiếm hơn 14% dân số. Để nhập cư bù đắp cho tỷ lệ sinh giảm ở Hàn Quốc, lực lượng lao động nước ngoài cần phải tăng 10 lần.

Nếu không có điều đó, vận mệnh nhân khẩu học của Hàn Quốc sẽ khiến quốc gia này tiếp tục giảm dân số hàng năm và trở thành một trong những quốc gia già nhất thế giới, theo Conversation.

Phiên An (theo Reuters, Le Monde, Conversation)




Source link

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ Nội vụ nước này. ...

Trung Quốc mở khảo sát tìm hiểu về ‘nỗi sợ sinh con’

(CLO) Trung Quốc đang khảo sát hàng chục nghìn người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và "nỗi sợ hãi khi sinh con". ...

Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản trong lĩnh vực này

Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024.

Thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc

Nhiều ngành như khách sạn đóng tàu sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Lo ngại giá giảm, nông dân đua nhau bán cà phê tươi

Lo ngại giá giảm, nhiều nông dân tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… tranh thủ hái cà phê để bán tươi ngay đầu vụ. Theo nhiều chuyên gia, giá cà phê khả năng vẫn tốt vì cung đang thiếu cầu. Hơn một tuần...

Quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp phép như thế nào?

(PLVN) - Các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế … Trước băn khoăn của dư luận về việc quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký cấp phép, thông tin với báo chí hôm 8/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hoạt động kinh doanh...

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành công văn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Nội dung công văn nêu rõ, những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hiện tượng mua đi bán lại “thổi giá, đẩy giá” có dấu hiệu hoạt động gây “sốt ảo” trên thị...

Mới nhất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Ngành công nghiệp nền tảng Theo phân tích toàn cầu của Oxford Economics, ngành công nghiệp hóa chất là lĩnh vực...

Lo ngại giá giảm, nông dân đua nhau bán cà phê tươi

Lo ngại giá giảm, nhiều nông dân tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… tranh thủ hái cà phê để bán tươi ngay đầu vụ. Theo nhiều chuyên gia, giá cà phê khả năng vẫn tốt vì cung đang thiếu cầu. ...

Sân khấu hóa hội thi vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

(Dân trí) - Sáng 10/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới". Ngày 10/11, hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" đã diễn...

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Bữa tiệc" đa màu sắc

Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo... làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo."Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 với nhiều trải nghiệm di sản độc đáo Lễ hội Thiết kế...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương,...

Mới nhất