Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPTương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này.

Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội đồng đánh giá đã chấm điểm công nhận trà khôi nhung tía Yên Hòa đủ tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng
Trà khôi nhung của xã Yên Hòa vừa được đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao của huyện Tương Dương Ảnh HT

Ông Mộng Văn Viện – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết, bà con nông dân rất phấn khởi vì lần đầu tiên có nông sản do mình làm ra đạt chuẩn OCOP, vừa là nguồn động viên khích lệ bà con tăng gia sản xuất, vừa mở ra hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Các vườn khôi nhung tía ở xã Yên Hòa đều thực hiện trồng dưới tán rừng tự nhiên thông qua sự hỗ trợ của 2 nguồn. Đó là nguồn tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu và nguồn vốn đầu tư công Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng
Người dân xã Yên Hòa vui mừng đón sản phẩm OCOP đầu tiên của địa phương Ảnh HT

Ông Viện cho biết thêm, người dân xã Yên Hòa được hưởng lợi từ sự tài trợ của Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An”. 3 bản Đình Yên, Yên Tân và Yên Hợp trồng các loại dược liệu dưới tán rừng như chè hoa vàng, ba kích tím và khôi nhung tía. Từ các mô hình được tài trợ từ năm 2022 cho thấy hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng, UBND huyện hướng dẫn xã triển khai thêm 3 ha khôi nhung tía từ nguồn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng
Cây khôi nhung tía sinh trưởng phát triển tốt dưới tán rừng tự nhiên ở xã Yên Hòa Ảnh HT

Cuối năm 2023, cây khôi nhung tía ở xã Yên Hòa đã cho thu hoạch. Ngoài bán cây giống, bán lá cây tươi và phơi khô, các hộ sản xuất kết hợp UBND xã triển khai xây dựng sản phẩm trà khôi nhung tía đạt chuẩn OCOP.

Những tháng thời tiết nắng nóng lá cây khôi nhung tía được phơi khô bằng nhiệt độ tự nhiên, còn khi khí hậu mưa, ẩm ướt thì được sấy bằng máy sấy nông sản. Máy sấy cũng được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công chương trình mục tiêu quốc gia.

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng
Người dân xã Yên Hòa mua giống cây khôi nhung tía được sản xuất từ các vườn ươm của địa phương Ảnh HT

Ông Nguyễn Hữu Hiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP năm 2024 cho biết, một trong các tiêu chí để đánh giá các sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp huyện của Tương Dương là đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, con người, cơ sở sản xuất đến sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường đều phải được chuẩn hóa, có tiêu chuẩn chất lượng và được chứng nhận (VIETGAP, GMP, HACCP…). Vì đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm mang lại niềm tin cho khách hàng, tạo cơ hội đưa các sản phẩm OCOP của huyện đảm bảo chất lượng, uy tín vươn ra các thị trường trong và ngoài huyện, trong tỉnh và cả nước.

Năm 2024, huyện Tương Dương có 12 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được đánh giá đạt 3 sao. Ngoài trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa còn có: Cá bống bản Vẽ, chả cá bản Vẽ, cá giàng bản Vẽ; trứng gà Huồi Cớ, xã Tam Đình; trà hoa vàng Na Lợt, xã Nhôn Mai; chuối hột khô Y Mơ, xã Hữu Khuông; sản phẩm rượu nếp cái, nem thính, nem chua Hà Phương; thịt chua ống nứa, xã Nga My; lạp xưởng Tương Dương.

nguồn: https://baonghean.vn/tuong-duong-co-san-pham-ocop-dau-tien-tu-trong-duoc-lieu-duoi-tan-rung-10288245.html

Cùng chủ đề

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Miền di sản thành Vinh

Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.   Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vinh có 80 di tích, danh thắng, trong đó có 25 di tích được xếp hạng, gồm 13 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra các di sản văn hóa vật...

Hội thảo vai trò văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đưa các yếu tố văn hoá ẩm thực vào phục vụ du lịch; việc lựa chọn và phát huy các yếu tố văn hoá dân tộc Thái vào mô hình du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Sáng 13/12, tại huyện Con Cuông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Con Cuông tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng, lựa chọn và phát huy các...

3 tác giả người Nghệ An đạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Giải thưởng Sách Quốc gia là phần thưởng xứng đáng cho hành trình sáng tạo của các tác giả, dịch giả, sự nỗ lực của các nhà xuất bản, đơn vị liên kết. Năm nay, trong số 58 bộ sách, cuốn sách xuất sắc được trao giải, các tác giả của Nghệ An vinh dự có 3 giải được trao với 1 giải A, 1 giải C và 1 giải Khuyến khích. Tối 29/11, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc...

Số 13681 ngày 30-7-2023 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/so-13681-ngay-30-7-2023-post273973.html Source link

Bài đọc nhiều

Hoà Thành có thêm 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

(BTNO) - Sáng 26.12, UBND thị xã Hoà Thành tổ chức lễ trao chứng nhận và giải thưởng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Hoà Thành Lê Hồng Vân chủ trì buổi lễ. Theo đó, có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Bia Núi Bà Lager – Đen, Bia Thuỷ Lợi Lager – Vàng, Bia Toà Thánh Bale – Ale (công ty TNHH...

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Quản Bạ (Hà Giang): Nâng cao đời sống nhờ phát triển các sản phẩm OCOP

(TN&MT) - Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, huyện Quản Bạ...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Thế giới đảo chiều tăng, nhẫn trơn và SJC vẫn lao dốc

Giá vàng hôm nay 7/1/2025 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ trở lại. Trong nước, nhẫn trơn và SJC đứng yên sau khi được điều chỉnh giảm nửa triệu đồng/lượng trong phiên ngày hôm qua. Giá vàng trên thị trường châu Á chiều 7/1 hồi phục khá mạnh trở lại. Tính tới 14h, (giờ Việt Nam), giá vàng hôm...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng,...

Bốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

Cách đây 20 năm, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp...

Sự cuốn hút của vùng đất thánh địa

Giữa bạt ngàn núi, bạt ngàn cây rừng, Mỹ Sơn (Quảng Nam) vẫn long lanh như bàn tay búp măng của thiếu nữ Chăm đang thả mình cùng vũ điệu Apsara huyền thoại, hòa trong tiếng kèn đắm đuối của những nghệ nhân hoài tưởng về một vùng thánh địa. Những giá trị văn hóa vật thể và phi...

Mới nhất

Cỏ hát giữa lưng trời