Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPQuỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn.

Phát huy thế mạnh của địa phương

1 (3)
Một góc huyện Quỳ Châu. Ảnh: Đình Tuyên

Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan chỉ có 2 – 3 người thợ, đến nay quy mô đã lớn hơn, số lao động lên tới hàng chục người; mỗi ngày sản xuất 10 vạn búp hương trầm đa dạng kích cỡ.

Vào dịp gần Tết Nguyên đán, số lượng hương trầm bán ra thị trường tăng gấp 5 – 6 lần. Nhờ phát triển ổn định nghề làm hương truyền thống, mỗi năm gia đình chị Loan thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 đến 25 lao động.

Cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan tại thị trấn Tân Lạc vào vụ. Ảnh: Thu Hương
Cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan tại thị trấn Tân Lạc vào vụ. Ảnh: Thu Hương

Chị Loan cho biết, để đảm bảo uy tín cũng như chất lượng sản phẩm, thời gian qua, cơ sở đã đầu tư hàng tỷ đồng để đưa máy móc vào sản xuất, cùng với đó là giám sát chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông sản phẩm. Mặc dù vụ sản xuất tập trung vào 3 tháng cuối năm nhưng nguồn nguyên liệu được tuyển lựa, chuẩn bị ngay từ đầu năm.

Nhờ đảm bảo chất lượng và uy tín nên sản phẩm hương trầm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. “Sản phẩm hương trầm của cơ sở chúng tôi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh vào năm 2019. Từ đó đến nay, chúng tôi luôn nâng cao chất lượng, đa dạng kích thước sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng”, chị Loan chia sẻ.

 nhuộm vải. ảnh. Đình Tuyên (1)
Bà Sầm Thị Bích (trái) người sáng lập ra HTX làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến. Ảnh: Đình Tuyên

Còn tại Hợp tác xã (HTX) làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến, thời gian này các thành viên cũng đang tích cực sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đó là những tấm vải thổ cẩm với hoa văn trang trí bắt mắt, mang nét đặc trưng riêng. Sản phẩm nhuộm bằng các nguyên liệu tự nhiên, được thu hái trong vườn hoặc từ cây rừng, vì thế chất lượng thổ cẩm khác hẳn các vùng, miền khác.

Bà Sầm Thị Bích, người sáng lập ra HTX Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến cho biết, thay vì nhuộm thủ công, HTX đầu tư máy móc và chuyển giao công nghệ nhuộm cho thành viên nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm của HTX giữ được độ bền đẹp. Năm 2019, HTX Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến có 3 sản phẩm (khăn, chân váy, khăn trải bàn) đạt chuẩn 3 sao OCOP; đến năm 2023 có thêm 3 sản phẩm nữa được công nhận OCOP 3 sao (túi, ví, cà vạt).

“Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm mang thương hiệu Hoa Tien Brocade đã có mặt ở nhiều thành phố lớn trong nước và được bán ở các nước Pháp, Đức, Nhật, Lào… Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong HTX từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/tháng. Doanh thu ước tính cả năm của HTX là 500 triệu đồng”, bà Sầm Thị Bích chia sẻ thêm.

8. người dân ở Hoa Tiến, xã Châu Tiến (Quỳ Châu) tươi cười cho một mùa bội thu
Người dân vui một mùa bội thu. Ảnh: Đình Tuyên

Sau 4 năm triển khai chương trình, xã Châu Tiến đã có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, đó là các đồ thổ cẩm, mật ong mường Chiềng Ngam, du lịch cộng đồng. Có được kết quả đó, chính quyền địa phương đã thành lập tổ giúp việc OCOP đăng ký, hướng dẫn cho các chủ thể được lựa chọn xây dựng sản phẩm đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.

Ông Sầm Thanh Hoài – Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết: “Trong năm 2024, xã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ công nhận 4 sản phẩm đó là: Thịt chua Quang Dung, thịt vịt bầu Quỳ, nếp thơm Hoa Tiến, rượu men truyền thống mường Chiềng Ngam. Dự kiến trong năm 2025, xã tiếp tục hoàn thiện hồ sơ công nhận thêm các sản phẩm: gạo thơm Hoa Tiến, cá nướng, thịt bò giằng, thịt lợn giằng…”.

Các gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP tại huyện Quỳ Châu. Ảnh: Thu Hương
Các gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP tại huyện Quỳ Châu. Ảnh: Thu Hương

Phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP

Thực hiện Đề án số 06- ĐA/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳ Châu về “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025”, ngành nông nghiệp huyện luôn nỗ lực tập trung chỉ đạo lấy nền tảng phát triển kinh tế ổn định, tập trung chuyển hướng ngành nông nghiệp làm then chốt thay thế cho ngành dịch vụ, thương mại, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp OCOP cấp tỉnh.

Theo đó, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã xây dựng các mô hình nông nghiệp theo quy trình: IBM, SRI, an toàn sinh học, VietGAP… hướng đến hình thành các sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đối với HTX Phúc Thịnh Phát ở xã Diên Lãm tính đến nay đã có 8 sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao gồm: Chè hoa vàng Pù Huống, mật ong rừng Pù Huống, rượu mú từn, rượu nấm lim xanh (được công nhận OCOP năm 2021); lạp sườn, măng muối tỏi ớt, thịt bò giàng, thịt trâu gác bếp (được công nhận OCOP năm 2022).

Dù mới thành lập được 4 năm nhưng các sản phẩm của HTX Phúc Thịnh Phát được thực hiện nghiêm ngặt khâu chọn chất lượng nguyên liệu đầu vào và cẩn thận khâu đóng gói sản phẩm. Đồng thời, chú trọng vào khâu đăng ký thương hiệu, nhãn mác, bao bì và mã tem QR truy xuất nguồn gốc.

Công nhân tại HTX Phúc Thịnh Phát (Quỳ Châu) đang chế biến sản phẩm chè hoa vàng Pù Huống. Ảnh: Thu Hương
Công nhân tại HTX Phúc Thịnh Phát (Quỳ Châu) đang chế biến sản phẩm chè hoa vàng Pù Huống. Ảnh: Thu Hương

Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Quỳ Châu tổ chức triển khai, đánh giá, thẩm định và thành lập hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) huyện và trình UBND tỉnh đánh giá, công nhận 18 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Trong đó, từ năm 2019-2020 có 5 sản phẩm OCOP gồm: Sản phẩm dệt thổ cẩm Hoa Tiến của HTX Làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến; hương trầm Hà Loan; hương thẻ Bình Minh; hương trầm Thiết Hợi; sản phẩm du lịch cộng đồng Hoa Tiến.

Cuối năm 2021 có 4 sản phẩm OCOP hạng 3 sao của HTX Phúc Thịnh Phát gồm: Rượu mú từn Pù Huống, rượu nấm lim xanh Pù Huống, sản phẩm trà hoa vàng Pù Huống và mật ong rừng Pù Huống.

Từ năm 2022 đến nay, có thêm 9 sản phẩm tiếp tục đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện nay, huyện có 2 cửa hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã Biền Kiên tại xã Châu Bính và cửa hàng Greenmart 2 tại thị trấn Tân Lạc gắn việc tiêu thụ sản phẩm với du lịch cộng đồng (Homestay) tại xã Hoa Tiến kết hợp du lịch sinh thái.

3o3a0700.jpg
Ẩm thực đa dạng phục vụ khác du lịch. Ảnh: Đình Tuyên

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, từng bước nâng cao thương hiệu sản phẩm và tiềm năng OCOP, phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, theo hướng sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm; giao phòng NN&PTNT tham mưu cho UBND huyện lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chương trình dự án khác nhau, nhất là nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ cho các chủ thể; nội dung hỗ trợ sẽ tập trung áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ đầu tư trang bị sản xuất, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; vận động, tuyên truyền thành lập các tổ chức kinh tế như: Hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại, gia trại tham gia phát triển các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh gắn với từng địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu

nguồn: https://baonghean.vn/quy-chau-phat-huy-loi-the-nang-cao-thuong-hieu-va-tiem-nang-ocop-10288804.html

Cùng chủ đề

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

(QNO) - Sau hơn một năm ra mắt thị trường, bún gạo lứt khô Lợi Phát của anh Nguyễn Quang Trạng (thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú, Thăng Bình) nhanh chóng được khách hàng ưa chuộng và đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Dưới mái nhà lộp độp mưa rơi, vợ chồng anh Trạng vội vã đóng gói những bó bún gạo lứt vừa sấy khô. Cuối năm, khi được công nhận sản phẩm OCOP, những đơn hàng bún...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Miền di sản thành Vinh

Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.   Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vinh có 80 di tích, danh thắng, trong đó có 25 di tích được xếp hạng, gồm 13 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra các di sản văn hóa vật...

Hội thảo vai trò văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả đưa các yếu tố văn hoá ẩm thực vào phục vụ du lịch; việc lựa chọn và phát huy các yếu tố văn hoá dân tộc Thái vào mô hình du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Sáng 13/12, tại huyện Con Cuông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Con Cuông tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng, lựa chọn và phát huy các...

3 tác giả người Nghệ An đạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Giải thưởng Sách Quốc gia là phần thưởng xứng đáng cho hành trình sáng tạo của các tác giả, dịch giả, sự nỗ lực của các nhà xuất bản, đơn vị liên kết. Năm nay, trong số 58 bộ sách, cuốn sách xuất sắc được trao giải, các tác giả của Nghệ An vinh dự có 3 giải được trao với 1 giải A, 1 giải C và 1 giải Khuyến khích. Tối 29/11, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc...

Bài đọc nhiều

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Cùng chuyên mục

Hai sản phẩm được đề nghị OCOP 5 sao

Sáng 31-12, ông Lê Hữu Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh chủ trì cuộc họp hội đồng để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2024. Hai sản phẩm chế biến từ rong biển được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Ông Lê Hữu Hoàng phát biểu chúc mừng các chủ thể. Tại...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại...

Một loại nước chấm “tê tê, cay cay” của dân tộc Thái ở Điện Biên đạt chuẩn 3 sao OCOP

Chẩm chéo Sâm Điêu, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là sự kết hợp hoản hảo từ những gia vị núi rừng Tây Bắc. Không bị bão hòa với các sản phẩm chẩm chéo khác, chẩm chéo Sâm Điêu mang đến cho người ăn hương vị khó quên ngay trong lần đầu thử. – món chấm được coi là "linh hồn" trong bữa ăn của người dân tộc Thái ở Điện Biên. Dân...

Huyện Thường Tín: 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(VTC News) - Ngày 19/11, UBND huyện Thường Tín phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Huyện Thường Tín phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công...

Mới nhất

Tây Ninh – Bắc Ninh: Giao duyên hai miền di sản văn hoá

 Tối 26.10, tại hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tây Ninh - Bắc Ninh giao duyên hai miền di sản”, do hai tỉnh Tây Ninh và Bắc Ninh phối hợp tổ chức. Các vị lãnh đạo dự khán chương trình giao lưu trình diễn di sản văn hoá của hai tỉnh...

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 Bộ VHTT&DL đã công bố quyết định công nhận tri thức dân gian mì Quảng của Quảng Nam là di sản trong Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Mì Quảng (Quảng Nam) được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL...

Hội nghị triển khai công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ kinh doanh năm 2025: VIMC hướng tới 30 năm vững vàng phát...

Hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập, VIMC xác định năm 2025 là thời điểm tăng tốc, tập trung vào mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả vận hành và hoàn thiện các dự án chiến lược. Với tầm nhìn vươn xa trên bản đồ hàng hải quốc tế, VIMC quyết tâm vượt sóng, định hình...

Di sản Văn hóa Nghề Thêu giày – Tinh hoa văn hóa của người Xạ Phang

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.   Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên,...

Mới nhất

Nhiệm vụ trọng tâm 2025