Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy.

Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm – Ảnh: GIA HÂN

Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay với định hướng chung của Đảng về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, dự luật cần quán triệt sâu sắc chiến lược, vị trí đó, nhất là về người thầy.

Tuy nhiên, ông nhận xét đọc qua thấy dự thảo hiện mới chỉ “quy định những điều chưa được quy định” mà chưa thể hiện được tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục, trong đó chủ thể chính là nhà giáo.

Thiếu thầy, học sinh đi học thế nào?

Theo Tổng Bí thư, đã nói đến thầy, phải có trò, nên dự luật phải giải quyết như thế nào về quan hệ thầy – trò.

“Chúng ta chắc không có luật về trò, nhưng đã nói đến thầy, phải có trò, và trong luật phải giải quyết được thật tốt mối quan hệ rất quan trọng thầy – trò”, Tổng Bí thư nói thêm.

Ông dẫn chứng việc cần giải quyết chính sách phổ cập giáo dục. Tức là Nhà nước có chính sách trẻ đến tuổi đi học được đến trường là phải được đến trường. Như vậy, không thể nói thiếu giáo viên được.

“Thiếu thầy, các cháu đi học thế nào?

Phải giải quyết nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên, và phải xác định đã có trò, có thầy, phải có trường. Không thể vì quy hoạch, quản lý thế nào mà không có trường được.

Đây là vấn đề đang rất thời sự và các chính sách phải được bao quát”, Tổng Bí thư nêu thêm.

Tổng Bí thư cho biết hiện để nắm số lượng học sinh đến trường mỗi năm tại từng địa phương rất dễ dàng nhờ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phải căn cứ vào đó để có phương án bố trí thầy cô.

Phải xác định người thầy là một nhà khoa học

Điểm lớn tiếp theo, Tổng Bí thư cho rằng phải xác định người thầy là một nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu. Do đó, mối quan hệ giữa thầy giáo – nhà khoa học như thế nào cần được thể hiện trong dự luật.

Một vấn đề lớn khác được Tổng Bí thư đề cập là trong bối cảnh đất nước hội nhập, giáo dục – đào tạo hội nhập thế nào, thầy cô hội nhập thế nào.

Theo ông, đã xác định từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, phải có chính sách cũng như đòi hỏi, yêu cầu phát triển. Cùng với đó, tiếng Anh của thầy thế nào mới có thể có phổ cập tiếng Anh với trò.

“Thầy giáo là người nước ngoài có phải chấp hành các quy định tại Luật Nhà giáo không? Luật đã đề cập gì tới việc này chưa?”, Tổng Bí thư đặt vấn đề.

Về học tập suốt đời, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nếu quy định khô cứng trong luật thì rất khó, không thể hiện được tinh thần học tập suốt đời, trong đó có các đề xuất về tuổi nghỉ hưu của nhà giáo.

“Thầy giáo mà quy định nghỉ hưu không được giảng dạy nữa sẽ rất khó khăn, trong khi chúng ta là chính sách học tập suốt đời. Thầy càng lớn tuổi, càng có uy tín. Nếu chúng ta quy định không phù hợp sẽ không huy động được nguồn lực”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Cho rằng cần có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực xã hội cho lĩnh vực giáo dục, công tác giảng dạy, Tổng Bí thư cho biết ở các môi trường giáo dục đặc biệt lại càng cần chính sách này hơn.

Nhắc đến vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất giáo dục, Tổng Bí thư dẫn việc học sinh phải đi học xa nhà hàng chục cây số, một số nơi chưa có điểm bán trú cho học sinh, các thầy cô cũng chưa được đảm bảo về nhà công vụ.

“Cô giáo lên trường miền núi, vùng sâu vùng xa, không có thanh niên, chỉ có công an và bộ đội biên phòng. Vậy cả thanh xuân của cô sẽ như thế nào?”, Tổng Bí thư nêu và yêu cầu dự luật cần rà soát, bao quát các chính sách để thể hiện đầy đủ nhất.

Tổng Bí thư cũng cho rằng phải coi khu vực miền núi là môi trường giáo dục đặc biệt, bởi còn rất nhiều khó khăn. Ở đó, thầy cô giáo vừa làm công tác giảng dạy, vừa kêu gọi học sinh đến trường, vừa nuôi học sinh. Giáo viên ở khu vực này hy sinh rất nhiều.

Theo Tổng Bí thư, môi trường giáo dục trong trại giam cần xem xét.

Tổng Bí thư nêu quan điểm Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô trong công tác giảng dạy. Không ban hành luật để thầy cô thấy khó khăn hơn trong môi trường giáo dục.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-to-lam-luat-nha-giao-khi-ban-hanh-phai-tao-cho-thay-co-su-phan-khoi-duoc-ton-vinh-20241109122708496.htm

Cùng chủ đề

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về dự án Luật Điện lực …

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Tổ diễn ra vào chiều ngày 26/10, Bộ Công Thương đã nhận được 104 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) và đánh giá cao sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Trong suốt những...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Lầu Năm Góc thảo luận về ‘kế hoạch đại tu’ của ông Trump

Các quan chức Lầu Năm Góc đang thảo luận không chính thức về phản ứng trước những thay đổi có khả năng xảy ra, khi ông Trump chính thức tiếp quản Nhà Trắng. Nhiều quan chức tin rằng ông Trump sẽ tránh lặp lại mối quan hệ căng thẳng với quân đội như ở nhiệm kỳ trước - Ảnh: GETTY Quan hệ của ông Trump với nhiều lãnh đạo cấp cao trong quân đội Mỹ ở nhiệm kỳ trước không hề...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Trường đại học Ngoại ngữ đoạt quán quân ‘Sinh viên thế hệ mới 2024’

Trải qua những vòng thi đầy kịch tính, đội thi của Trường đại học Ngoại ngữ đã thể hiện sự xuất sắc khi thuyết trình, hùng biện về dự án SignbySign, nhận điểm cao nhất và giành chức quán quân Sinh viên thế...

Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời khiến giáo viên thấy phấn khởi

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, các thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều ở dự án luật này, do đó, phải làm sao để luật ra đời và khiến giáo viên thấy phấn khởi, được...

Mới nhất

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày...

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

Mới nhất