Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy sai; giáo viên im lặng khi trò hư càng sai

Thầy sai; giáo viên im lặng khi trò hư càng sai


Chửi học sinh 'đầu trâu': Thầy sai, giáo viên im lặng khi trò hư càng sai - Ảnh 1.

Mấy năm trước, một cô giáo nhéo tai, đánh mắng học sinh tiểu học đã bị buộc thôi việc

Đó là tâm tư của một giáo viên dạy ngữ văn tại một trường THPT công lập tại TP.HCM. Cô cho hay, thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó” là sai, không thể chối cãi. Nhưng cần một cái nhìn bao dung hơn, vì “đã là con người ai cũng có những tức giận và ức chế dồn nén, khi đó không phải ai cũng giữ bình tĩnh được”. Thầy cô giáo cần phê bình, nghiêm khắc với học trò, song cần có điểm dừng.

Xem nhanh 20h: Diễn biến vụ thầy giáo chửi học sinh ‘đầu trâu’

Có những lúc tức nghẹn vì học sinh quá ngỗ nghịch

Cô giáo dạy ngữ văn cho biết do tính chất và đặc thù nghề nghiệp nên đa phần giáo viên đều là những người nhiều tình cảm và dễ cảm thông, bỏ qua và tha thứ cho lỗi lầm của học trò. Các giáo viên thường đặt tình thương, trách nhiệm lên trên sự tức giận, với mục đích kiên nhẫn, cùng với gia đình, xã hội giáo dục, uốn nắn học sinh nên người.

“Giáo viên cũng là con người, các thầy cô cũng có lúc tức nghẹn vì học sinh quá ngỗ nghịch, quậy phá và không lo tiếp thu tri thức. Thầy cô luôn mong các em học sinh đến trường là để rèn luyện đạo đức, khám phá tri thức để trở thành một công dân lương thiện và ưu tú. Khi giáo viên dồn toàn tâm toàn ý cho bộ môn, lớp học và đã nhắc nhở nhiều lần mà học sinh vẫn không hợp tác thì tức giận là lẽ tự nhiên. Tôi nghĩ thầy cô cần có quyền được la rầy, phân tích cho các em hiểu, chứ không phải lúc nào cũng im lặng cho qua để dạy hết giờ là xong. La rầy, phân tích chứ không phải chửi học sinh, miệt thị các em. Khi các em nắm kiến thức thì lúc đó các em vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện tính kỷ luật, làm việc khoa học. Điều đó có nghĩa dạy chữ song song với dạy người”, cô giáo dạy ngữ văn tại TP.HCM chia sẻ.

Cô giáo dạy tại trường THPT công lập cũng cho rằng, nếu thầy giáo chọn “con đường an toàn”, không la mắng gì học trò, cứ im lặng dạy học, triển khai bài dạy, còn học sinh học như thế nào thì mặc kệ cho xong thì việc dạy học đã không trọn vẹn.

“Tôi cũng có lúc tức giận, la rầy học sinh. Nhưng tôi hay đặt mình vào tuổi của học sinh. Tôi thấy rằng ở độ tuổi học sinh THPT, các em hay muốn thể hiện, muốn chống đối khi bị công kích nặng nề. Do đó, tôi cố gắng nói làm sao cho các em hiểu và biết rằng: người khác cũng tôn trọng và nhã nhặn với mình khi mình tôn trọng người khác”, cô giáo chia sẻ.

Nữ giáo viên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân là không bêu tên học sinh bị phê bình, tránh làm các em tổn thương. Tuy nhiên, chính cô cũng luôn phải tự nhủ: “thở sâu, kiềm chế tốt nhất, tránh giận quá mất khôn”.

“Tôi nhắc nhở trong nhiều tiết học, đủ để cả lớp biết rút kinh nghiệm chung. Bản thân tôi cũng tự nhủ là thở sâu, ráng kiềm chế, tránh phát ra những từ nặng nề với học sinh. Bởi khi ai đó đã giận dữ, thì âm vực, lời nói khó mà kiềm chế. Lời nói ra rồi, không rút lại được”, cô bộc bạch.

Chửi học sinh 'đầu trâu': Thầy sai, giáo viên im lặng khi trò hư càng sai - Ảnh 2.

Thầy chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” trong lớp học, vụ việc xảy ra ở Cà Mau

Người thầy còn là người truyền cảm hứng

Một thầy giáo giảng dạy bậc THPT tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM cho hay càng ngày, vai trò của giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Khi một thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập, tâm lý, tinh thần của học sinh.

“Thay vì sử dụng lời lẽ phân biệt, chửi học sinh, giáo viên có thể tìm cách khác để giải quyết vấn đề và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn. Việc giao tiếp tôn trọng, đưa ra phản hồi xây dựng và khuyến khích sự phát triển cá nhân là những phương pháp mà giáo viên có thể áp dụng để tạo một môi trường học tập thật sự tích cực”, nam giáo viên chia sẻ.

Mắng học trò nhưng đừng để giận quá mất khôn

Mới đây thầy giáo chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó…” ở Cà Mau gây xôn xao. Tôi cũng từng nhận phản ánh từ học trò, có giáo viên do bực tức vì trò không làm được bài tập nên lớn tiếng giữa lớp “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”. Một đồng nghiệp kể rằng, hồi đi học phổ thông (trước 1975) có giáo viên phê học bạ một học sinh: “vừa ngu, vừa đốt, lại vừa lười”…

Chuyện thầy cô mắng trò với ngôn từ phản sư phạm, tuy không phổ biến, nhưng bậc học nào cũng có, thời nào cũng có. Chỉ khác là, bây giờ, “nhất cử nhất động” của giáo viên trên bục giảng đều có thể được điện thoại, camera ghi lại.

Là nhà giáo, tôi có mấy chia sẻ. Trước hết, lớp học – nơi xảy ra giáo viên mắng trò – với không gian mạng – khi chuyện đó được “post” lên – khác nhau xa lắm. Ngưỡng “thương cho roi, cho vọt”, đứng ở hệ quy chiếu 4.0 thì mọi thứ có thể theo chiều hướng xấu.

Dạy học, dẫu là ở đâu, trường lớp nào thì trò ương bướng, chểnh mảng học hành, vi phạm nội quy cũng có – chỉ khác nhau về số lượng, mức độ. Tâm lý học giáo dục, giáo học pháp luôn nhấn mạnh ứng xử đối với “ngựa chứng trong sân trường”, vẫn là thuyết phục, sâu sắc, kiên trì. Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.

Từ xưa tới nay, học trò chẳng ai thích bị thầy cô mắng tệ hại cả, nhất là bị trách móc trước trường, trước lớp. Điều đó không giúp trò nên người tử tế, mà có khi để lại tổn thương trong tâm hồn của các em, có thể gây hệ lụy khôn lường. Giới trẻ đầy sức phản kháng nên thời nào học trò cũng không cam chịu, nhất là bây giờ các em có smartphone, Zalo, Facebook. Lúc đó, lời thầy mắng chửi học sinh “đầu trâu, đầu chó”, “óc trâu”… có muốn rút lại cũng muộn rồi.

Khi dạy học, tính độc lập của giáo viên khá tuyệt đối. Họ vừa là người hướng đạo, vừa là huấn luyện viên, vừa là trọng tài. Do đó, tương tác với học trò phải được kiểm soát. Bằng cách nào? Đó là năng lực – trách nhiệm – sâu sát – dự báo – giải quyết tình huống, thông qua bài soạn và tổ chức hoạt động một cách chuyên nghiệp, năng động, tinh tế, thấu hiểu của thầy cô. Hiểu trò, nắm chắc tình hình của lớp được phân công giảng dạy, chủ nhiệm, nhuần nhuyễn giáo án, sẽ giúp thầy cô làm chủ tình huống, cho dù là bất ngờ hay phức tạp mấy đi chăng nữa.

Đứng ở bục giảng và thể hiện được vai trò như thế, thầy cô sẽ không bao giờ dùng lời lẽ thiếu chuẩn mực hay mất kiểm soát hành vi, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nghề giáo khó là thế, bởi mới nói “trồng người” gian nan lắm.

TS Nguyễn Hoàng Chương



Source link

Cùng chủ đề

Hậu quả khôn lường nếu chú trọng “dạy chữ” hơn “dạy làm người”

Từ câu chuyện cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trẻ em là tấm gương phản chiếu trong cách ứng xử của người lớn, không ai vô can trong sự việc đáng buồn này.

Nhân cách con người không thể giáo dục trong một vài giờ học

Nhìn từ câu chuyện buồn cô giáo bị học sinh xúc phạm, ném dép, nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV giao thông, Đài tiếng nói Việt Nam cho rằng, nhân cách của một con người không phải thứ có thể giáo dục bằng một vài giờ học mà phải được bồi đắp trong cả cuộc đời.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh sách những địa điểm check-in độc đáo tại Thái Lan dành cho giới trẻ

SEA LIFE Bangkok Ocean World SEA LIFE Bangkok Ocean World là một trong những thủy cung lớn nhất...

Những khu vườn view đẹp ở Mỹ lý tưởng để tham quan vào mùa thu

Vườn bách thảo Brooklyn Vườn bách thảo Brooklyn nằm tại trung tâm thành phố New York, là một...

Bài đọc nhiều

Trường đại học Sư phạm Hà Nội ‘bắt tay’ Đại học Seitoku đào tạo sư phạm mầm non

Chia sẻ về cảm nhận khi đến Đại học Seitoku, PGS.TS Bùi Thị Lâm, trưởng khoa giáo dục mầm non Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cho hay rất ngạc nhiên, ngưỡng mộ Đại học Seitoku với nền giáo dục vững vàng và kiên định mục tiêu giáo dục phẩm chất cho trẻ em, mà không bị áp lực bởi sự...

Cập nhật lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024 của hàng chục trường

Lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024Tính đến thời điểm ngày 12/8, hàng chục trường đại học đã thông báo về thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2024 dự kiến, chi tiết như sau:TrườngNgày dự kiếnHọc viện Tài chính17/8 - 18/8Học viện Công...

19 tuổi, nữ du học sinh người Việt sở hữu thu nhập hơn 200 triệu đồng/tháng

Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm tại công ty lớn trên thế giới Hiện tại, thu nhập của Bảo Trân đến từ công việc thực tập...

Học phí ngành Y Dược phía Nam: Trường cao nhất 220 triệu đồng/năm

Năm 2024, học phí của các trường đào tạo y dược và các trường có đào tạo ngành này ở mức cao. Trong đó, ở khối tư thục, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có mức học phí ngành Y khoa lên tới 220 triệu đồng/năm học. Ở Trường ĐH Văn Lang, học phí ngành Răng - Hàm - Mặt là 196 triệu đồng. Ngành Y khoa ở Trường ĐH Tân Tạo là 150 triệu đồng... Đối với các...

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT lên tiếng về bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

TPO - Trước thông tin về bằng bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi và không có tên trong danh sách được cấp bằng bổ túc văn hoá, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã có cuộc trao đổi với Tiền Phong. Sở GD&ĐT TPHCM vừa có thông tin về bằng bổ túc văn...

Trường tự chủ tài chính nhưng có tiền… vẫn không tiêu được

TPO - Hiện nay nhiều trường gặp tình trạng “có tiền nhưng việc đầu tư rất khó khăn”. Chẳng hạn, các vấn đề liên quan phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đánh giá tác động môi trường, liên quan đến đầu tư đều gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng trên được PGS.TS Phạm Tiến Đạt nêu tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của Hội đồng Hiệu trưởng...

Nhiều chuyển biến trong giáo dục và đào tạo ở Sơn La

Trở lại thời điểm trước năm học học 2019-2020, sau những lùm xùm về thi cử, nhiều đề án, giải pháp trong việc đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã có nhiều thay đổi, triển khai mạnh mẽ và thiết thực. Trong đó, ngành đã chủ động và tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; đề ra các...

Băn khoăn cách thức thu hút học sinh thành tích cao

Việc đưa ra những chính sách khuyến khích thu hút học sinh giỏi, học sinh thành tích cao hiện vẫn là vấn đề bàn cãi khi có sự cạnh tranh không nhỏ giữa các địa phương cũng như...

Mới nhất

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn...

Nhà đầu tư ngoại tăng tốc, Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn lớn

Nhà đầu tư ngoại tăng tốc, Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn lớnViệt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để có thể duy trì dòng đầu tư nước ngoài, thậm chí là có thể thu hút được nhiều dự án quy mô lớn trong thời gian tới. ...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội Phó chủ tịch UBND TP. Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 3911/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất H1-KSDV2 trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ...

đại diện duy nhất ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền

Vinamilk - đại diện duy nhất ngành FMCG lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 12 năm liền12 năm liên tiếp có mặt trong nhóm dẫn đầu của bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Vinamilk còn là đại diện duy nhất của ngành sữa và cả ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)...

Lễ chuyển giao Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia về Bộ Công Thương

Dự lễ chuyển giao, về phía Bộ Công Thương có đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, lãnh đạo các cục, vụ trực thuộc Bộ.Về phía Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên BCH Trung ương...

Mới nhất