Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHậu quả khôn lường nếu chú trọng "dạy chữ" hơn "dạy làm...

Hậu quả khôn lường nếu chú trọng “dạy chữ” hơn “dạy làm người”

Từ câu chuyện cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trẻ em là tấm gương phản chiếu trong cách ứng xử của người lớn, không ai vô can trong sự việc đáng buồn này.

Giáo dục
ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, vụ việc học sinh xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang là không thể chấp nhận được. (Nguồn: Quốc hội)

Sự xuống cấp đạo đức trong trường học

Vụ học sinh dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào cô giáo tại một trường THCS ở tỉnh Tuyên Quang lộ ra lỗ hổng nghiêm trọng về tinh thần tôn sư trọng đạo. Góc nhìn của bà về câu chuyện này thế nào?

Trước tiên, vụ việc ở Tuyên Quang khiến tôi một lần nữa cảm thấy rất buồn. Đây không phải lần đầu tiên hồi chuông cảnh báo về bạo lực học đường, về sự xuống cấp đạo đức, văn hóa trong một bộ phận học sinh được gióng lên. Tuy nhiên, với vụ việc này, mọi thứ dường như nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ, những người gây ra bạo lực học đường là các em học sinh cấp THCS – những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”, còn rất ngây thơ và non nớt trong mắt cha mẹ, người thân. Còn người chịu bạo lực là cô giáo trực tiếp giảng dạy các em.

Nếu không trực tiếp xem đoạn clip được đưa lên các mạng xã hội thì chính bản thân tôi cũng không tin nổi rằng những học trò mới chỉ học lớp 7 có thể buông lời xúc phạm, nhục mạ chính cô giáo đang giảng dạy mình, ném dép vào cô, nhét rác vào cặp cô… Bởi đó là những ứng xử khủng khiếp đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đi ngược lại những nỗ lực của toàn ngành giáo dục trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường học đường văn minh.

Qua theo dõi vụ việc, tôi thấy có nhiều tranh luận từ phía công chúng. Có người biện hộ cho học sinh, cho rằng cô giáo cũng từng có những hành động mang tính bạo lực với học trò như cầm dép đuổi đánh học trò; hoặc cô từng có những ứng xử, phát ngôn chưa chuẩn mực… Tuy nhiên, dù vì bất cứ lý do gì, những việc làm của học sinh trong vụ việc này là không thể bao biện theo hướng xuê xoa được. Các em đã sai, sai cả về đạo lý và pháp lý.

Chúng ta cần nghiêm khắc với những sai trái này. Không phải nghiêm khắc để xử phạt các em thật nặng, mà nghiêm khắc để thấy rằng những hành động như thế không được phép diễn ra trong môi trường học đường – nơi các em đang học để làm người, vừa học nền tảng kiến thức, vừa học nền tảng đạo đức để sau này các em trở thành những con người tích cực.

Đây là một câu chuyện buồn để chúng ta suy ngẫm và hành động. Về phía nhà trường, cần nhìn nhận lại trách nhiệm trong quản lý giáo dục (sự việc học sinh coi thường, chống đối, lăng mạ giáo viên đã diễn ra nhiều lần). Về phía cô giáo, cần nghiêm túc nhìn nhận lại những thiếu sót của bản thân. Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Tôi nghĩ “tài liệu” dạy học quan trọng nhất chưa phải là sách vở, là những kiến thức của người thầy, mà là chính nhân cách, phẩm giá và cách ứng xử của người thầy.

Những lời răn dạy học trò dù hay biết bao nhiêu cũng chưa tác dụng bằng sự làm gương của chính người thầy. Về phía gia đình, cũng cần phải xem xét lại cách dạy dỗ, uốn nắn con trẻ. Còn mỗi cá nhân trong xã hội, cũng cần nhìn nhận lại, rằng bản thân mình đã làm gì để tạo nên một “bầu khí quyển văn hóa” lành mạnh cho con trẻ lớn lên. Trẻ em là tấm gương phản chiếu của những ứng xử của người lớn. Tôi nghĩ, không ai vô can trong sự việc đáng buồn này.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga:
Ảnh chụp từ clip. (Nguồn: NLĐ)

Dạy làm người hơn dạy chữ

Có người cho rằng, hiện nay, việc giáo dục nhân cách, lễ nghĩa và đạo đức, lối sống cho học sinh, tinh thần tôn sư trọng đạo chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí đứng sau điểm số và thành tích. Bà có nghĩ như vậy?

Tôi đồng tình với nhận định này. Có một sự thật là khi nói đến thành tích của một trường, một lớp, một học sinh, theo thói quen, chúng ta hầu như chỉ quan tâm đến thành tích, kết quả học tập.

Mong chờ, kỳ vọng nhất của các bậc cha mẹ với con cái mình bao giờ cũng là phải giỏi giang, mà giỏi giang được đo bằng điểm số các môn học ở trường. Bởi thế, việc rèn đạo đức cho học sinh còn có lúc chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Đây là nguồn cơn dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc mà vụ việc ở Tuyên Quang vừa rồi là một ví dụ. Việc rèn đạo đức cho học sinh không chỉ tập trung trong một môn học cụ thể nào, không chỉ thể hiện ở những biểu hiện bên ngoài trong ứng xử của các em với bè bạn, thầy cô.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục một cách toàn diện về lối sống, nhân sinh quan cho các em. Nhiều khi, chính những ứng xử tưởng như rất nhỏ của người lớn lại tác động đến con trẻ nhiều hơn những lời dạy lý thuyết. Chúng ta khó có thể yêu cầu học sinh trung thực nếu như bỏ qua những hành vi quay cóp bài, nói dối. Khó có thể dạy các em lễ phép, kính trọng thầy cô nếu những hành vi của thầy cô không chuẩn mực.

Cho nên, tôi mong muốn việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần được chú trọng hơn nữa, từ trong chiều sâu. Còn nếu chỉ chú trọng đến việc “dạy chữ” hơn việc “dạy làm người”, thì hậu quả sẽ khôn lường. Một con người giỏi về kiến thức nhưng thiếu hụt về đạo đức sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, cho cộng đồng.

Cần đề cao giáo dục nhân cách cho trẻ

Là một trong những Đại biểu Quốc hội nhiều lần phát biểu về tình trạng đáng báo động trong một bộ phận giới trẻ hiện nay – đó là đạo đức xã hội xuống cấp, gia tăng bạo lực học đường. Theo bà, để hạn chế những sự việc, hiện tượng đau lòng như bạo lực học đường, cần chấn chỉnh và thay đổi quyết liệt trong giáo dục thế nào?

Tôi nghĩ, trong giáo dục thế hệ trẻ, trách nhiệm được chia đều cho gia đình – nhà trường và xã hội. Không ít người quan niệm việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường. Những vấn đề xảy ra trong trường học như bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của nhà trường. Gia đình cũng không thể “vô can” trong việc này. Và môi trường xã hội nói chung cũng không thể vô can. Những em học trò thản nhiên miệt thị và ném dép vào giáo viên có sự tác động nào từ phía gia đình không? Có chút gì bị ảnh hưởng từ xã hội không? Tôi nghĩ là có.

Khi các bậc làm cha làm mẹ hoàn toàn không biết con mình có những ứng xử thế nào với thầy cô ở trường (vụ việc tại Tuyên Quang không chỉ xảy ra có một lần), hoặc biết mà không kịp thời uốn nắn, bảo ban. Khi mạng xã hội còn nhan nhản những thông tin xấu độc và những trò bạo lực mà trẻ em dễ dàng tiếp cận. Khi những lối sống lệch chuẩn văn hóa từ một số người có ảnh hưởng tới giới trẻ chưa kịp thời bị lên án, chấn chỉnh mà còn được tung hô… thì không thể nói là gia đình, xã hội không có phần trách nhiệm trong lỗi của các em.

Cho nên, thay đổi đầu tiên tôi nghĩ là phải bỏ ngay tư duy đổ lỗi. Hễ học sinh có lỗi là chỉ tại nhà trường. Trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ không phải của riêng ai cả. Mỗi cá nhân hãy nghĩ rằng chính những hành vi, ứng xử hàng ngày của mình đều tạo nên môi trường văn hoá xã hội. Và lớp trẻ sẽ ảnh hưởng từ môi trường ấy để hình thành nhân cách.

Mỗi gia đình hãy chú trọng hơn nữa đến việc giáo dục con em mình. Cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của mạng xã hội. Và cần phải nhấn mạnh hơn vai trò, vị thế của người giáo viên. Sắp tới Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Nhà giáo. Tôi hy vọng trong dự án Luật này sẽ quy định rõ ràng và hợp lý địa vị pháp lý của nhà giáo. Có như thế chúng ta mới hy vọng ngăn chặn, chấm dứt được những vụ việc đáng buồn như vừa qua.

Xin cảm ơn ĐBQH!





Nguồn

Cùng chủ đề

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4%.

Niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau 30 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu và phát triển, Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã có những đóng góp nổi bật, trở thành niềm tự hào của học viện. ...

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Rời Thủ đô, nhà đầu tư tìm điểm sáng nơi vùng ven đất vàng

Phổ Yên - thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI. Phổ Yên - thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như...

Nhiều vở diễn mới tại Liên hoan Sân khấu Hà Nội 2024

Liên hoan Sân khấu Hà Nội 2024 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội...

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. ...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? ...

Mới nhất