Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChống bạo lực học đường nên bắt đầu từ đâu?

Chống bạo lực học đường nên bắt đầu từ đâu?


Hình ảnh các nữ sinh trong bộ đồng phục học đường túm tóc bạn dẫm đạp chân vào người hay dùng nón bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu, chỗ hiểm của bạn mình kiểu “anh chị giang hồ” khiến tôi thật sự rùng mình, kinh sợ.

Không thể đổ lỗi cho nhà trường

Nhiều người lên án và cho rằng tình trạng bạo lực học đường với mức độ ngày càng nghiêm trọng xuất phát phần lớn từ căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Nhà trường cố chạy theo phong trào, thành tích, khen thưởng, xem nhẹ hoặc dành quá ít thời gian cho việc giáo dục học sinh làm người tử tế.

Tôi nhận thấy chúng ta thật sự chưa quan tâm, chú trọng đến giáo dục nhân cách cho học sinh. Môi trường giáo dục vẫn còn thiếu những bài học, bài giảng có tính nhân văn sâu sắc. Thậm chí, đâu đó người làm công tác giáo dục, giảng dạy còn có những hành động phản giáo dục, phản cảm, tiêu cực và có hành động bạo lực đối với học sinh ngay trên bục giảng.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa tình trạng bạo lực học đường là lỗi hoàn toàn ở phía nhà trường. Để phòng chống bạo lực học đường, bên cạnh thầy cô, chúng ta cần sự chung tay từ toàn thể xã hội và nhất là gia đình – môi trường sống hàng ngày của học sinh.

Bạo lực học đường: đừng chỉ chăm chăm đổ hết trách nhiệm cho nhà trường, thầy cô - Ảnh 1.

Bạo lực học đường là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục

Có nên chửi con là “đồ khôn nhà dại chợ”

Tôi đã từng chứng kiến một người mẹ trẻ quát mắng thậm tệ đứa con mới học lớp 3 là “đồ ngu”, “đồ khôn nhà dại chợ”, ở nhà chỉ biết ăn hiếp, đánh em mình chứ ở trường bị bạn bắt nạt thì lại không dám đánh lại.

Người mẹ trẻ đưa ra lời lẽ này sau khi nghe con kể lại chuyện bạn cào xước mặt trong lúc đùa giỡn. 

Bên cạnh đó, sống trong môi trường gia đình mà cha mẹ, ông bà và người lớn lúc nào cũng có tư tưởng, hành động bạo lực thì ít nhiều những đứa trẻ bị ảnh hưởng về tính cách, nhân cách. Việc các em thường xuyên có hành vi bạo lực với bạn bè, người xung quanh để thể hiện tính cách và sức mạnh cũng là điều dễ hiểu.…

Tóm lại, sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, quan tâm nhiều hơn về rèn luyện về nhân cách… góp phần phòng chống bạo lực học đường.

Một số vụ bạo lực học đường từ đầu năm học 2023-2024

  • Ngày 20.10, một học sinh 17 tuổi dùng dao đâm hai học sinh khác khiến một em tử vong và một em bị thương nặng ở H.Bình Sơn, Quảng Ngãi.
  • Ngày 18.10, trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn video quay lại cảnh nữ sinh bị một học sinh mặc đồng phục Trường THCS Trung Mỹ Tây 1 (H.Hóc Môn, TP.HCM) đánh, lột quần áo trong sự chứng kiến, ủng hộ của các học sinh khác mà không có sự ngăn cản.
  • Ngày 11.10, một nữ sinh lớp 8 bị các bạn bắt quỳ giữa lớp học để mạt sát, đánh tới tấp, quay phim ở TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).
  • Ngày 10.10, ở lại trường tập văn nghệ sau giờ học, một số học sinh Trường THPT Buôn Đôn (Đắk Lắk) bất ngờ bị nhóm bạn cùng trường và người ngoài xông vào đánh, khiến một học sinh bị thương ở đầu, phải nhập viện cấp cứu.
  • Ngày 8.10, nữ sinh H.G.N (lớp 8, Trường THCS Điện Biên, tỉnh Thanh Hoá) bị đánh hội đồng. Sự việc được một người dùng điện thoại di động quay lại và đăng tải lên mạng xã hội.
  • Ngày 7.10, một nữ sinh (lớp 8) đánh bạn trong lớp tại Trường THCS Phan Ngọc Hiển (TT.Đầm Dơi, H.Đầm Dơi, Cà Mau) chỉ vì bạn “nhìn nhau không có thiện cảm”.
  • Ngày 2.10, trong giờ ra chơi, nữ sinh lớp 10 một trường THPT tại Đắk Lắk dùng guốc đánh bạn cùng lớp chảy máu, phải khâu 4 mũi.
  • Ngày 22.9, một học sinh lớp 9 ở H.U Minh Thượng (Kiên Giang) bị nhóm 8 người chặn trước cổng trường và một người trong nhóm đánh em này vỡ lá lách.
  • Ngày 20.9, nữ sinh đang học lớp 7, Trường THCS Võ Thị Sáu (P.Hải Tân, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã bị lớp trưởng đánh tại trường học.
  • Ngày 18.9, một học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Huỳnh đã vào cổng Trường THPT Phan Ngọc Hiển (TP.Bạc Liêu), dùng nón bảo hiểm đánh học sinh lớp 11.
  • Ngày 5.9, một nữ sinh Trường THPT Hướng Hóa (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) bị bốn bạn khác đánh bằng mũ bảo hiểm và kéo lê trên bậc thang.

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Mới đầu năm học mà bạo lực học đường liên tiếp xảy ra ở các địa phương với nhiều hình thức khác nhau gây ra nhiều hệ lụy. Có học sinh buộc đình chỉ học tập, học sinh vào bệnh viện cấp cứu, thậm chí có học sinh tử vong… Tình trạng này đang ở mức báo động khiến nhiều người âu lo. 

Nhằm đi tìm nguyên nhân cốt lõi đồng thời có được những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Báo Thanh Niên mở diễn đàn “Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?”. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

Bạn đọc có thể gửi bài viết, ý kiến về địa chỉ [email protected]. Những bài viết chọn đăng sẽ nhận được nhuận bút theo quy định. Cảm ơn bạn đọc tham gia diễn đàn.



Source link

Cùng chủ đề

Công an vào cuộc xác minh vụ thiếu nữ bị bạn đánh hội đồng, lột đồ gây phẫn nộ

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm thanh thiếu niên (cả nam và nữ) được cho là ở An Giang, dùng cây, nón bảo hiểm đánh nhiều lần vào đầu một thiếu nữ,...

Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.

Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn", thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao VN tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8 (GMS8), từ ngày 5 - 8.11.2024.   Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Kông lần thứ 10, Hội...

Iran chuẩn bị tấn công Israel mạnh hơn?

Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trả đũa Israel liên quan các đầu đạn mạnh hơn và những loại vũ khí khác. ...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Kình ngư khuyết tật miệt mài gieo chữ miễn phí

Sốt bại liệt có thể đẩy số phận một người vào ngõ cụt nhưng chị Nguyễn Thị Sari đã bơi trên con sóng cuộc đời, trở thành cô giáo đặc biệt ...

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất...

Iran chuẩn bị tấn công Israel mạnh hơn?

Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trả đũa Israel liên...

Người Mỹ ở Việt Nam bầu tổng thống ra sao?

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này từ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài có thể bỏ phiếu vắng mặt qua thư, thư điện tử hay fax tùy vào quy định mà tiểu bang họ đã sinh sống. Hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris cùng tranh cử tại bang chiến trường North...

Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024

Trong 3 ngày 22 - 24/10, Phó Cục trưởng Cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến đã đại diện cho Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024 tại Olympic Parktel. Đây là dịp mở ra cơ hội hợp tác, cùng nhau chia sẻ lợi ích thông qua di sản Olympic giữa các quốc gia. Diễn đàn Di...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, rủi ro đối với kinh tế châu Á đã gia tăng do căng thẳng thương mại leo thang, khó...

Mới nhất