Trang chủNewsNhân quyềnThách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em...

Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục


Ngày 26/10, tại Hà Nội, Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức toạ đàm “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục”. Sự kiện đã thu hút nhiều cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở trung ương và địa phương cùng tham gia.

Phát biểu khai mạc, bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam cho biết, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, việc bị xâm hại tình dục không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thơ mà cả cuộc đời sau này của các em bởi những sang chấn, tổn thương tâm lý lâu dài.

Bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

Bà Giang Thị Thu Thủy – Giám đốc Điều hành Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

“Là tổ chức đi đầu trong công tác hỗ trợ cho những người trải qua bạo lực, xâm hại và bị buôn bán, trực tiếp cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân các nhu cầu về tâm lý, y tế, văn hóa và giáo dục, trong đó có trẻ em trải qua xâm hại tình dục, chúng tôi nhận thấy dù có mạnh đến đâu cũng không thể độc lập, tự giải quyết đơn lẻ mà cần có sự chung tay vào cuộc, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, tổ chức để cùng nhau tạo ra sự ảnh hưởng sâu rộng có tác động tích cực đến trẻ em và cộng đồng”, bà Giang Thị Thu Thủy chia sẻ.

Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục

Theo số liệu của Bộ Công an, từ tháng 6/2018 đến năm 2020, toàn quốc phát hiện 4.795 vụ xâm hại trẻ em với 4.914 em bị xâm hại (581 nam, 4.333 nữ). Riêng năm 2020, xảy ra 1.945 vụ với 2.008 trẻ em bị xâm hại.

Bà Nguyễn Thuận Hải – Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, số cuộc gọi đến 111 là 238.500 cuộc (năm 2021 là 507.861 cuộc, năm 2022 là 368.346 cuộc). Trong đó, có 92 ca gọi đến cần hỗ trợ, can thiệp về xâm hại tình dục (năm 2021 là 205 ca, năm 2022 là 170 ca). Đáng lưu ý, có tới 83 trẻ em dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục có nhu cầu cần được hỗ trợ.

Bà Nguyễn Thuận Hải - Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 báo cáo các ca trẻ em bị xâm hại tình dục đã được 111 hỗ trợ trong các năm gần đây.

Bà Nguyễn Thuận Hải – Trưởng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 báo cáo các ca trẻ em bị xâm hại tình dục đã được 111 hỗ trợ trong các năm gần đây.

Phân tích tổng số 467 ca gọi đến có nhu cầu hỗ trợ, can thiệp xâm hại tình dục trong các năm 2021, 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, số ca trẻ em bị xâm hại (dưới 16 tuổi) là 440 ca, với 442 trẻ em. Trong 442 trẻ em bị xâm hại tình dục có 426 trẻ em gái (chiếm 96,4%) và 16 trẻ em trai (chiếm 3,6%). Nhiều trẻ em tuổi còn rất nhỏ đã bị xâm hại tình dục (14 trẻ em từ 0-3 tuổi, 33 trẻ em từ 4-6 tuổi). Điển hình như trường hợp bé gái 5 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị xâm hại dẫn đến tử vong; bé gái 2 tuổi ở Bình Thuận bị xâm hại tình dục bởi người quen của gia đình. Có tới 28,2% thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là người thân của trẻ.

Ths. Tô Thị Hạnh – Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam cũng cho biết, qua thực tiễn hỗ trợ của tổ chức này đối với 39 trẻ em và 51 người trên 18 tuổi bị xâm hại tình dục trong 5 năm qua, thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là cha, cha dượng, người quen biết của gia đình, hàng xóm, bạn quen qua mạng, bạn trai…

Ths. Tô Thị Hạnh - Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục của Hagar.

Ths. Tô Thị Hạnh – Cố vấn chương trình Hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn tâm lý của Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục của Hagar.

Đa số các vụ xâm hại trẻ em thường diễn ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với diễn biến phức tạp. Các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau nhưng phần lớn trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn hạn chế. Nạn nhân thường là trẻ dưới 16 tuổi và chủ yếu là trẻ em gái.

Hệ quả của việc bị xâm hại đối với nạn nhân là trẻ em không dừng lại ở những tổn thương trước mắt mà còn có thể để lại ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống sau này.

Mặt khác, trẻ em trải qua xâm hại tình dục có nguy cơ tăng gấp 2-3 lần tái trở thành nạn nhân khi trưởng thành.

Những khó khăn đối với cán bộ địa phương khi hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục

Tại tọa đàm, bà Trần Thanh Huyền – Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái cho biết, theo số liệu của ngành Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Yên Bái, trong 9 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 13 vụ xâm hại trẻ em (trong đó 11 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục). Các vụ xâm hại chủ yếu xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Bà Trần Thanh Huyền - Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái trình bày một số thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục tại địa phương.

Bà Trần Thanh Huyền – Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái trình bày một số thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục tại địa phương.

Theo bà Trần Thanh Huyền, trẻ em dân tộc thiểu số bị xâm hại tình dục đối diện rất nhiều khó khăn. Các em không nói được tiếng phổ thông, thậm chí mẹ các em cũng vậy. Hội Phụ nữ muốn hỗ trợ tâm lý hoặc cung cấp các kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ bị xâm hại gặp không ít khó khăn, phải nhờ tới người phiên dịch.

Ngoài ra, khi hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục, cán bộ Hội Phụ nữ địa phương cũng gặp phải một số khó khăn phổ biến như một số trẻ bị xâm hại tình dục ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, các gia đình ưu tiên nhiều hơn về những khó khăn vật chất, chưa ưu tiên hỗ trợ tinh thần cho trẻ. Nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, cán bộ Hội phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.

Để giảm thiểu thấp nhất trẻ em bị xâm hại tình dục, theo bà Trần Thanh Huyền, cần có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các đoàn thể với các cơ quan chức năng. Cần tăng cường công tác phòng ngừa, nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục và luật pháp liên quan; lồng ghép vào chương trình kỹ năng sống trong trường học. Nhận diện và can thiệp sớm giúp tăng niềm tin vào pháp luật và góp phần vào giảm hậu quả liên quan đến thể chất, tinh thần… của trẻ và gia đình. Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ trong hệ thống bảo vệ trẻ em để hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là các hoạt động như sơ cứu tâm lý ban đầu và giảm sự kỳ thị, tái sang chấn cho trẻ.

Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm cùng chụp ảnh lưu niệm.

Hợp tác cùng một số địa phương trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục, Ths. Tô Thị Hạnh cho biết, thời gian qua, Hagar đã nỗ lực tham vấn về quyền và pháp lý cho trẻ và gia đình; phòng ngừa tái sang chấn với trẻ trước, trong và sau khi trẻ tham gia vào quá trình y tế, pháp lý và quay trở lại trường học, thúc đẩy niềm tin vào công lý cho trẻ và gia đình thông qua các cuộc họp trao đổi giữa gia đình và chính quyền …

Sau khi được hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn, trẻ đã có niềm tin và có mối quan hệ kết nối với người trợ giúp; trẻ sẵn sàng chia sẻ với người hỗ trợ và kết nối được với bên thứ ba (công an, bác sĩ, luật sư và kết nối lại với người chăm sóc); trẻ thấy được tôn trọng, được hiểu; trẻ chấp nhận sự việc đã xảy ra trong quá khứ; trẻ hiểu về quyền, lợi ích và nhìn nhận hợp lý sau sự việc.

“Mỗi một lần tiếp xúc giữa người hỗ trợ với trẻ có thể như một lần giúp làm se vết thương, như nhỏ một dung dịch khử trùng hay giúp băng vết thương – hạn chế tiếp xúc với khói bụi độc hại”, Ths. Tô Thị Hạnh chia sẻ.

Buổi toạ đàm với chủ đề “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục” được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần hợp tác, phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục. Đây là cơ hội để những người làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp mang tính đột phá để tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp, tạo môi trường thuận lợi để trẻ em có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền trẻ em, lấy trẻ em làm trung tâm, hỗ trợ dựa trên sự hiểu biết về sang chấn… để có thể đồng hành, hàn gắn và chữa lành vết thương tâm lý.

Nguyễn Huyền



Source link

Cùng chủ đề

Bình Dương: Tạm giữ thầy giáo bị tố có hành vi xâm hại học sinh cấp 2

Sáng 12-10, Thượng tá Đàm Bảo Quân, Trưởng Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ đối với V.D.L, giáo viên một trường THCS trên địa bàn TP Dĩ An, để điều tra về các hành vi xâm hại đối với học sinh trong trường. https://www.youtube.com/watch?v=PD-F0LkWsss Theo Công an TP Dĩ An, V.D.L là giáo viên phụ trách đội của một trường THCS trên địa bàn thành...

Rúng động vụ án Diddy: Âm nhạc ở đâu trong tội ác?

"Tôi tên là Sean Combs, một chàng trai da đen trẻ tuổi, và tôi chỉ có ước mơ là trở nên thành công" - Sean Combs, hay thường được biết với nghệ danh Diddy, chia sẻ trong một chương trình truyền hình năm 1997.Sao có thể, Diddy?27 năm sau, Sean Combs đã thực sự thành công, trở thành một trong những rapper...

Cựu nhân viên chăm sóc trẻ em xâm hại tình dục khoảng 60 bé gái

Ngày 2/9, cựu nhân viên chăm sóc trẻ em Ashley Paul Griffith, 46 tuổi, đã nhận tội với 307 cáo buộc liên quan đến trẻ em mà hắn ta chăm sóc, bao gồm 28 tội hiếp dâm, 90 tội đối xử khiếm nhã và 67 tội sử dụng trẻ em...

Để trẻ sử dụng công nghệ thông minh, không bị lạc vào “hố đen” thế giới ảo

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có những nguy cơ không nhỏ đối với trẻ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội sẽ hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng với Cảnh sát hình sự và Cảnh sát PCCC

Dự kiến sẽ hỗ trợ hàng tháng mức cao nhất là 3,6 triệu đồng/người với lực lượng Cảnh sát hình sự và Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an thành phố Hà Nội. HĐND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CN-CH)...

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Nâng tuổi hưu sĩ quan quân đội 1-4 tuổi, tăng thêm sẽ “ùn tắc”, dôi dư

Đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội cấp úy, cấp tá lên 1- 4 năm, theo Bộ Quốc phòng là phù hợp, vì nếu tăng thêm sẽ gây ùn tắc, dôi dư trong đội ngũ sĩ quan quân đội. Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sáng 5/11. Dự thảo luật này...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược...

TP.HCM bắt đầu phê duyệt 8 dự án cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất

Hiện đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được phê duyệt cho vay hỗ trợ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP.HCM. ...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng...

Mới nhất