Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Nhóm lớp độc lập phải được mở với tình yêu thương, không...

‘Nhóm lớp độc lập phải được mở với tình yêu thương, không phải lợi dụng trẻ em’


Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM đã nhấn mạnh như vậy tại buổi bồi dưỡng năng lực quản lý, nghiệp vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non hôm 19.9. Bà Điệp đặc biệt lưu ý các phòng GD-ĐT các quận, huyện, TP.Thủ Đức phối hợp với UBND các phường, xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, nếu phát hiện những nhóm lớp độc lập chưa được cấp phép, hoạt động sai theo giấy phép được cấp cần được xử lý nghiêm và kịp thời.

'Nhóm lớp độc lập phải được mở với tình yêu thương, không phải lợi dụng trẻ em'- Ảnh 1.

Bà Lương Thị Hồng Điệp phát biểu tại buổi bồi dưỡng hôm 19.9

“Để mở được một nhóm lớp độc lập tối đa 7 trẻ thì phải thẩm định kỹ lưỡng điều kiện rồi mới được cấp phép, điều kiện rất chặt chẽ, Thông tư 49 của Bộ GD-ĐT đã quy định cụ thể. Không phải giữ 7 trẻ thì giữ như ở gia đình, muốn làm gì thì làm. Cơ sở đó phải có từng phòng, lứa tuổi nào thì đồ chơi nào, dụng cụ nào, chăm sóc như thế nào để trẻ được phát triển chứ không phải một ngày thấy mình có bằng trung cấp mầm non rồi nhận 7 trẻ mang về nhà mình giữ, mỗi trẻ mình lấy 3 triệu thế là một tháng mình có 21 triệu đồng đâu”, bà Lương Thị Hồng Điệp nhấn mạnh.

“Mở nhóm lớp độc lập là phải mở với tình yêu thương, chứ không phải lợi dụng trẻ em, những người làm nghề chăm sóc, giáo dục trẻ em phải có đủ tình yêu thương với trẻ”, Trưởng phòng giáo dục mầm non của Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị.

Tại buổi bồi dưỡng tổ chức trực tuyến cho khoảng 7.000 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cả công lập, ngoài công lập tại TP.HCM, bà Lương Thị Hồng Điệp yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non phải thường xuyên rà soát môi trường, đồ dùng đồ chơi đủ số lượng, vệ sinh sạch trong và ngoài lớp; các khu vực nhiều cây xanh, mạng lưới điện, trần nhà và hệ thống cửa, mái che di động… đảm bảo an toàn cho trẻ theo độ tuổi.

'Nhóm lớp độc lập phải được mở với tình yêu thương, không phải lợi dụng trẻ em'- Ảnh 2.

Trường, lớp phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ

“Đặc biệt các thầy cô giáo phải chú ý kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ trong trường lớp. Như trong mùa mưa này thì cái mái che di động ở trường có an toàn không, chú ý xem cây cối trong sân trường có an toàn không, có nguy cơ bật gốc không, xem ổ điện, rồi cửa sổ, khung sắt có an toàn không, cái gì có nguy cơ là điều chỉnh ngay”, bà Điệp nói.

Bà Điệp cũng lưu ý, các giáo viên cần chú ý từ những chậu cây, bình trồng cây ở trong nhà vệ sinh trong lớp. Bà Điệp đi tới nhiều trường kiểm tra thì thấy các cô trồng cây đẹp, nhưng các cô cũng phải xem những cái chậu cây để đó có an toàn tuyệt đối cho trẻ không, có nguy cơ gì với trẻ không, có khiến mình bị mất thời gian, phân tâm chú ý không. Bởi nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của các cô khi ở trường, ở lớp là tập trung vào trẻ nhỏ, dành toàn bộ sự chú ý, quan tâm, săn sóc, dạy dỗ của các cô vào các em nhỏ chứ không phải cây cối.

Xử lý nghiêm các cơ sở và cá nhân có hành vi gây tổn hại trẻ

Sở GD-ĐT TP.HCM mới ban hành Công văn 5833 về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tăng cường công tác phối hợp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT đề nghị từng phòng GD-ĐT cần phải phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, các trung tâm, cơ sở giữ trẻ để kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo. “Kiên quyết đình chỉ, xử lý các cơ sở giáo dục mầm non và cá nhân có hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ; chấn chỉnh các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện bảng tên không đúng theo đăng ký trong giấy phép thành lập; các cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp phép hoặc hoạt động sai theo giấy phép được cấp cần được xử lý nghiêm và kịp thời”, công văn nêu.

Lãnh đạo Sở này cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình quy định tại Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13.4.2021 của Bộ GD-ĐT; chú ý lựa chọn các bài tập, nội dung hoạt động phù hợp theo độ tuổi sinh hoạt và khung thời gian năm học.

'Nhóm lớp độc lập phải được mở với tình yêu thương, không phải lợi dụng trẻ em'- Ảnh 3.

Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ tại Trường mầm non Hoa Hồng, Q.7, TP.HCM vui chơi cùng cô giáo

Đối với trẻ 5 tuổi, giáo viên tập trung hướng dẫn và tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết và làm quen với toán; chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1.

Đồng thời, cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, vệ sinh phòng chống các dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định và xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện các chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên và trẻ em…

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non

Trong bài giảng của mình hôm 19.9, bà Lương Thị Hồng Điệp nhấn mạnh tới đảm bảo quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.

Với cán bộ quản lý phải đảm bảo ứng xử đúng mực, tôn trọng đồng nghiệp, cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ và trẻ. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng và minh bạch. Xử lý các tình huống phát sinh theo quy định và đảm bảo sự công bằng trong giải quyết các vấn đề. Gương mẫu trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non. Công bằng và trung thực trong mọi quyết định và hành động quản lý. Tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên trong việc phát triển chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm.

Với các giáo viên mầm non, đạo đức nghề nghiệp thể hiện được khi giáo viên thực hiện công việc với lòng yêu nghề và trách nhiệm cao, đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu; giữ gìn phẩm giá nghề giáo, không tham gia vào các hoạt động hoặc hành vi làm giảm uy tín của nghề; đối xử công bằng với tất cả trẻ em, không phân biệt đối xử hoặc ưu tiên cá nhân, nghiêm túc thực hiện quyền trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhom-lop-doc-lap-phai-duoc-mo-voi-tinh-yeu-thuong-khong-phai-loi-dung-tre-em-185240921125122893.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tỏa sáng ngọt ngào với xu hướng thể thao hiện đại

Xu hướng thời trang thể thao ứng dụng hằng ngày tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, giúp quý...

Hàng trăm con khỉ xổng chuồng, cảnh sát Thái Lan cố thủ trong đồn

Cảnh sát ở miền trung Thái Lan thừa nhận cuối tuần qua phải cố thủ trong đồn sau khi khoảng 200 con khỉ xổng chuồng và quậy phá khắp thành phố Lopburi, thủ phủ của tỉnh cùng tên. ...

Lên đồ với váy đen ôm sát cực kỳ tôn dáng

Nhắc tới váy đen, các nàng chắc chắn sẽ không thể bỏ qua dáng hai dây ôm sát....

Làm mới phong cách mùa đông với denim cổ điển đầy ấn tượng

Denim chưa bao giờ lỗi mốt, và mùa đông năm nay, những thiết kế denim cổ điển trở...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Cùng chuyên mục

Khóa học về phương pháp phân tích dữ liệu và công bố quốc tế

Khóa học trang bị cho học viên kỹ năng và kiến thức về thiết kế nghiên cứu khoa học, cách soạn và công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế do GS Nguyễn Văn Tuấn và TS Trần Sơn Thạch (Úc) hướng dẫn. ...

Đổi mới giáo dục và đào tạo đòi hỏi những nỗ lực lớn lao và sự bứt phá mạnh mẽ

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị và mong muốn, đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức… phấn đấu cùng cả nước thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cùng cả nước bước...

Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm

Kết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên cho thấy 25,4% đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT, với mức 14,91 giờ/tuần. Viện Phát triển chính sách - Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố nghiên cứu về đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang. Để thực hiện nghiên cứu này, Viện đã phỏng vấn gần 13.000 giáo viên,...

Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế

Đại học Đà Nẵng sẽ có thêm trường đại học quốc tế trên cơ sở phát triển từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh. Thông tin này được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, giám đốc Đại học Đà Nẵng, tiết lộ tại...

Trưởng ban Tuyên giáo TW chúc mừng Học viện Kỹ thuật Quân sự nhân dịp ngày 20/11

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tăng cường hợp tác quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp quốc phòng. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tăng cường hợp tác quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Mới nhất

Đông nghẹt người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - Sáng 17/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục lâm vào cảnh quá tải sau 3 tuần mở cửa miễn phí. Tại đây vẫn tái diễn tình trạng trẻ nhỏ sờ, nghịch hiện vật mà không được người lớn đi cùng ngăn cản. VIDEO: Biển người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, trật tự và tránh quá tải khi đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày. Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong...

Giá dầu thế giới giảm mạnh

(ĐCSVN) – Trong phiên giao dịch sáng ngày 18/11, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh do chịu tác động mạnh bởi đồng USD tăng giá, nhu cầu yếu từ Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất. ...

Đổi mới giáo dục và đào tạo đòi hỏi những nỗ lực lớn lao và sự bứt phá mạnh mẽ

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị và mong muốn, đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức…...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân Phú Yên

Trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Trường Sa 32 hải lý về phía Nam, ông Trần Hoài Sang, 37 tuổi, phường 6, TP Tuy Hòa,...

Mới nhất