Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính'Sau mỗi ngân hàng đều có bóng dáng đại gia doanh nghiệp'

‘Sau mỗi ngân hàng đều có bóng dáng đại gia doanh nghiệp’


Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ, lành mạnh thị trường khi sửa luật vì tình trạng sở hữu chéo, “đại gia phía sau ngân hàng” vẫn nhức nhối.

Nhận xét này được các đại biểu Quốc hội nêu khi thảo luận ở tổ về dự Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), chiều 5/6.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, nhận xét sở hữu chéo ngân hàng làm gia tăng một số rủi ro như tăng vốn ảo thông qua việc đi vay để đầu tư, góp vốn lẫn nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con, cháu). Hoặc một hệ lụy khác là rủi ro thâu tóm, chi phối của nhóm cổ đông lớn và người có liên quan: việc ngân hàng mẹ, các công ty con, công ty liên kết cùng đầu tư vào một doanh nghiệp, sở hữu cổ phần chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

“Điều này khiến vốn toàn hệ thống không tăng thực mà chỉ tăng trên sổ sách, kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám sát các hoạt động tài chính”, ông Đồng phân tích.

Ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, cũng lo ngại tình trạng sở hữu chéo ngân hàng và công ty tài chính. Ông nêu thực tế có hiện tượng lách luật tỷ lệ sở hữu, hạn mức tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp vay thông qua “vốn bật tường” từ ngân hàng A sang ngân hàng B hoặc công ty tài chính A sang công ty tài chính B; hay sau ngân hàng A là thấy bóng dáng ngân hàng A’ hoặc doanh nghiệp B và phần lớn là doanh nghiệp bất động sản. Việc này tiềm ẩn sự thao túng, sở hữu chéo.

“Quy định của luật đã đủ để khắc phục tình trạng sở hữu chéo hay chưa? Sở hữu chéo ngân hàng là lực cản với năng lực cạnh tranh sòng phẳng, công bằng và phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng, nên cần biện pháp xử lý căn cơ hơn”, ông nêu vấn đề.

Ông Đặng Ngọc Huy, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Ngãi, cũng chỉ ra thực trạng, ngoài câu chuyện của SCB hay Vạn Thịnh Phát, có nhiều doanh nghiệp là đại gia đứng sau ngân hàng. Tình trạng sở hữu chéo chưa giải quyết dứt điểm song luật tổ chức tín dụng chưa đề ra được quy định phòng ngừa, khắc phục các hạn chế.

“Giám sát không chặt chẽ, các chủ sở hữu có thể chi phối dòng tiền chảy vào những dự án sân sau của mình. Do mạng lưới phức tạp trong mối quan hệ sở hữu giữa các nhà băng, khi xuất hiện rủi ro, rất dễ xảy ra hiệu ứng domino không chỉ trong hoạt động ngân hàng”, ông nhận xét.





Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị phát biểu tại họp tổ, chiều 5/6. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, phát biểu tại họp tổ, chiều 5/6. Ảnh: Hoàng Phong

Do đó, theo các đại biểu, cần thiết phải rà soát đồng bộ hệ thống pháp luật để thắt chặt/hạn chế những vụ việc qui mô lớn, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho hệ thống tài chính, đặc biệt sau sự việc SCB – Vạn Thịnh Phát gần đây.

Để hạn chế sở hữu chéo, dự thảo luật có điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó tương ứng từ không được vượt quá 5%, 15%, 20% xuống còn 3%, 10% và 15%. Trong đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn từ 5% xuống 3%, để hạn chế cổ đông lớn chi phối trong hoạt động ngân hàng.

Góp ý, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá tỷ lệ 3% hay 5% không quan trọng, mà nằm ở nghĩa vụ, trách nhiệm công khai, báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Nêu thực tế các nước, ông cho hay, trong luật của các nước khi sở hữu cổ phần trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ công khai, báo cáo để “người ta biết được nhóm người liên quan và ai là người thực sự chi phối ngân hàng, tổ chức tín dụng đó”.

Theo ông Huệ, đây là kinh nghiệm cần tham khảo khi thực tế hiện nay đã bắt đầu hình các mô hình tổ chức tương tự như tập đoàn tài chính hoặc công ty mẹ – con nhưng công ty mẹ là tổ chức tín dụng hoặc tập đoàn có thành viên là ngân hàng thương mại.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ hơn vấn đề tài chính của tổ chức tín dụng. “Trong dự thảo chỉ quy định mấy dòng thì không được”, ông Vương Đình Huệ nói.

Ông cho rằng, dự luật cần quy định cụ thể các vấn đề về doanh thu, chi phí, trích lập dự phòng, để làm sao giải thích được câu hỏi “vì sao lạm phát thấp mà lãi suất huy động cao như thế để xã hội khỏi thắc mắc”.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần làm rõ cơ sở của việc đề xuất tỷ lệ giảm xuống 3%, cũng như cần kèm theo lộ trình phù hợp để các cổ công hiện hữu thực hiện thoái vốn.

Bên cạnh đó, dự luật cần tập trung rà soát quy định pháp luật về “người có liên quan” và quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông và người có liên quan cho phù hợp, tránh việc một số trường hợp “thuê”, “nhờ” người không có quan hệ gia đình đứng tên sở hữu cổ phần để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu chi phối tại một tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, để hạn chế tác động tiêu cực từ sở hữu chéo, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng công bố thông tin với tất cả cổ đông là tổ chức, cá nhân và nhóm người có liên quan sở hữu từ 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, để tăng tính minh bạch về sở hữu và đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng.

“Có thể nghiên cứu xem xét mở “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút dòng vốn “ngoại” – vừa là nguồn tiền thật để tái cơ cấu ngân hàng, vừa góp phần cải thiện công nghệ quản trị công ty trong ngân hàng”, ông Đồng nêu.

Liên quan tới xử lý ngân hàng yếu kém, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng quá trình này vừa qua quá chậm chạp, không đạt mục tiêu.

Ông Hà Sỹ Đồng nhắc lại vụ việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng Sài Gòn (SCB) tháng 10/2022 và cho rằng “đây là hệ lụy nặng nề nhưng tất yếu của việc chậm xử lý ngân hàng yếu”.

Hiện dự thảo luật sửa đổi đưa ra quy định về can thiệp sớm và cho vay đặc biệt lãi suất ưu đãi 0% với các ngân hàng yếu, có nguy cơ đổ vỡ, rút tiền hàng loạt. Ông Nguyễn Hải Nam cho rằng, cần cân nhắc căn cứ cho vay đặc biệt; thẩm quyền cơ quan, bộ phận nào, đến đâu, như thế nào để “bảo vệ cán bộ thực hiện sau này”.

Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Huy đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu, với ngân hàng thuộc diện theo dõi, kiểm soát đặc biệt cần áp dụng thông lệ quốc tế, tránh sự can dự sâu của Nhà nước.

Ông cũng tán thành với đề nghị của Ủy ban Kinh tế về việc đưa Luật Tổ chức tín dụng chuyển sang thông qua theo quy trình ba kỳ họp vì còn nhiều nội dung chưa rõ.


Anh Minh – Sơn Hà



Source link

Cùng chủ đề

Sở hữu chéo, sở hữu có tính chất thao túng tại các ngân hàng: Vẫn khó nhận diện

ANTD.VN - Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng. Tình trạng sở hữu chéo, sở hữu vượt giới hạn đã giảm Trong báo cáo vừa gửi các đại biểu Quốc hội, liên quan đến vấn đề ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo...

Chưa trình phương án chuyển giao bắt buộc DongABank

Thông tin được NHNN cho biết trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây.  Hiện toàn hệ thống ngân hàng có 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4/2023, NHNN cho biết đã trình và được cấp có thẩm...

Một số nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu SCB

Theo nội dung báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tái cơ cấu nền kinh tế, cơ quan này cho biết trong hai năm qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Đáng chú ý, NHNN đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương...

Bản tin kinh tế 27/12: Doanh nghiệp mới cao kỷ lục; giải quyết ngân hàng yếu kém

- Doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 đạt mức 159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gần 160.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023 cao gấp 1,2 lần mức bình...

Bản tin kinh tế 17/12: Xử lý ngân hàng yếu kém; khu công nghiệp 2.700 tỷ Hà Nam

- Năm 2023 phải xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Theo đó, Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Ông Donald Trump tuyên bố thắng cử: Giá vàng lao dốc, Bitcoin, USD tăng vọt

Lần đầu phát biểu sau khi cuộc bầu cử kết thúc, ông Donald Trump tuyến bố "đã làm nên lịch sử". Giá vàng lao dốc, trong khi đồng Bitcoin và USD tăng vọt. Trưa 6/11 (giờ Việt Nam), các hãng truyền thông lớn của thế giới đồng loạt đưa tin kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng, vượt qua ngưỡng 270 phiếu...

Giá USD tự do trong nước biến động lạ ngày ông Trump thắng cử

Chỉ số USD (DXY) hôm nay 6-11 tăng xấp xỉ 2%, lên hơn 105,4 điểm trong ngày ông Trump tuyên bố thắng cử. Trong nước, tỉ giá USD/VND tại ngân hàng bật tăng, nhưng trên thị trường tự do lại lao dốc mạnh. "DXY...

Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. Dấu ấn khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sốngCũng trong chiều 8-11,...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. Trong khi đó, nếu ở thời điểm giá vàng tăng nóng trước đây rất...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Mới nhất

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

Mới nhất