Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và 07 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, có diện tích tự nhiên: 44.376,9 km2.
Với quan điểm phát triển tổng thể phát triển vùng gồm thành phố Đà Nẵng và 07 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, có diện tích tự nhiên: 44.376,9 km2.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Đặc biệt gắn liền với phát triển đồng thời du lịch biển – đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; trong đó lấy du lịch biển – đảo làm mũi nhọn; du lịch văn hóa là nền tảng, tập trung vào các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển duyên hải Miền Trung, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn, các di tích gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, để phát triển các loại hình du lịch đặc thù của Vùng. Tập trung phát triển du lịch Vùng có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với bảo đảm quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường; tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung toàn Vùng. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.
Với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của Vùng để phát triển du lịch biển – đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Phát triển các đô thị du lịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp. Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Vùng, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam.
Về định hướng phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế. Thu hút, phát triển mạnh thị trường Đông Bắc Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan; thị trường Nga và các nước Đông Âu và thị trường các nước Đông Nam Á. Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc. Mở rộng thị trường mới: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đến từ khu vực Trung Đông…
Ảnh minh họa nguồn Internet
Phát triển mạnh thị trường du lịch nội Vùng; thị trường khách đến từ thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề và du lịch kết hợp công vụ.
Khai thác các tiềm năng và lợi thế của Vùng để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí. Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính như nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, nhóm sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa thế giới. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ như du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch tàu biển; du lịch thể thao biển; du lịch sinh thái biển; du lịch khám phá thiên nhiên; du lịch tham quan; du lịch văn hóa ẩm thực; du lịch đô thị; du lịch chữa bệnh, làm đẹp; du lịch cộng đồng; du lịch nông thôn, nông nghiệp; du lịch lễ hội, tâm linh…
Về không gian phát triển du lịch phát triển tiểu vùng du lịch phía Bắc: Gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: Du lịch di sản văn hóa thế giới gắn với đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, tham quan di tích lịch sử gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; nghỉ dưỡng biển – đảo; hội nghị, hội thảo; sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối tuần; lễ hội, tâm linh…
Tiểu vùng du lịch phía Nam: Gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng biển – đảo; du lịch văn hóa gắn với các giá trị văn hóa Chăm Pa, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn; sinh thái nông nghiệp, nông thôn; lễ hội, tâm linh khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch và trung tâm du lịch
Đặc biệt tập trung đầu tư phát triển 09 Khu du lịch quốc gia, gồm: Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định), Vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận) và Mũi Né (Bình Thuận); 06 điểm du lịch quốc gia, gồm: Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định), Trường Sa (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận) và 04 đô thị du lịch, gồm:
Thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An (Quảng Nam), thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận). Trung tâm du lịch: Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của Vùng và tiểu vùng du lịch phía Bắc; thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch phía Nam, đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của Vùng; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Bắc và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Nam.
Tuyến du lịch chính: bao gồm các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch Vùng, trung tâm tiểu vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với các khu du lịch, điểm du lịch trong Vùng. Đối với tuyến du lịch phụ trợ: là các tuyến du lịch nối từ trung tâm du lịch tiểu vùng, trung tâm du lịch của các địa phương, đô thị du lịch đến các điểm du lịch phụ cận trong không gian tiểu vùng. Dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: sinh thái biển, khám phá biển – đảo ven bờ và xa bờ; du khảo đồng quê, tham quan làng nghề nông nghiệp, nông thôn; du lịch đường sông…
Tuyến du lịch liên vùng theo đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không, kết nối đến các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam; vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc. Dựa trên hệ thống tuyến du lịch liên vùng tiếp tục khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: tuyến du lịch “Con đường Di sản ASEAN” kết nối với tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” và “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” và tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa Chăm Pa.
Phát triển tuyến du lịch quốc gia dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với hệ thống các cảng hàng không quốc tế là Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa) và Chu Lai (Quảng Nam); tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Á; các tuyến quốc lộ: 1A, 9 và 19 thuộc hành lang Đông – Tây nối với hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai) và tuyến đường thủy thông qua các cảng biển: Tiên Sa (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa).
Về đầu tư bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách kể cả vốn ODA, vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.
Cùng các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 09 khu du lịch quốc gia, 06 điểm du lịch quốc gia trong Vùng. Đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt./.
Vương Thanh Tú